Nằm ở phía Nam tỉnh Lào Cai trên độ cao từ 700 đến 900 mét so với mặt nước biển, Văn Bàn là huyện vùng cao, có diện tích lớn thứ 2 trong tỉnh, gồm 12 dân tộc. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Văn Bàn (Lào Cai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Văn Bàn (Lào Cai):
2. Huyện Văn Bàn (Lào Cai) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Văn Bàn có 22 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Khánh Yên (huyện lỵ) và 21 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Văn Bàn |
1 | Thị trấn Khánh Yên |
2 | Xã Võ Lao |
3 | Xã Sơn Thuỷ |
4 | Xã Nậm Mả |
5 | Xã Tân Thượng |
6 | Xã Nậm Rạng |
7 | Xã Nậm Chầy |
8 | Xã Tân An |
9 | Xã Khánh Yên Thượng |
10 | Xã Nậm Xé |
11 | Xã Dần Thàng |
12 | Xã Chiềng Ken |
13 | Xã Làng Giàng |
14 | Xã Hoà Mạc |
15 | Xã Khánh Yên Trung |
16 | Xã Khánh Yên Hạ |
17 | Xã Dương Quỳ |
18 | Xã Nậm Tha |
19 | Xã Minh Lương |
20 | Xã Thẩm Dương |
21 | Xã Liêm Phú |
22 | Xã Nậm Xây |
3. Giới thiệu về huyện Văn Bàn (Lào Cai):
- Lịch sử
Vào cuối thời nhà Lê trung hưng đến đầu thời nhà Nguyễn, huyện Văn Bàn là đất châu Văn Bàn thuộc phủ Quy Hóa trấn Hưng Hóa. Vào thời này, châu Văn Bàn gồm có 10 đơn vị cấp làng xã là: Các động Văn Bàn (nay là các xã Kim Sơn, Cam Cọn của huyện Bảo Yên), Xuân Giao (nay là các xã Xuân Giao, Sơn Hải và thị trấn Tằng Loỏng của huyện Bảo Thắng), Khánh An (nay là các xã Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Thượng), Kháo Bản (nay là các xã Lang Thíp, Lâm Giang của huyện Văn Yên), Vũ Lao (Võ Lao), Châu Quế (nay là Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ huyện Văn Yên), Kế Dương, các trại Ngòi Thẩm, Khánh An (sau gọi là đồn Trấn Hà, rồi là Bảo Hà) và xã Phú Nhuận thuộc động Văn Bàn (nay là các xã Phú Nhuận, Sơn Hà của huyện Bảo Thắng).
Ngày 16 tháng 12 năm 1964, tách 3 xã: Bảo Hà, Kim Sơn và Cam Cọn thuộc huyện Văn Bàn để thành lập huyện Bảo Yên; tách 6 xã: Phong Dụ, Đông An, Lâm Giang, Làng Thíp, Châu Quế Hạ và Châu Quế Thượng của huyện Văn Bàn để thành lập huyện Văn Yên.
Sau năm 1975, huyện Văn Bàn thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, bao gồm 18 xã: Chiềng Ken, Dần Thàng, Dương Quỳ, Hòa Mạc, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Thượng, Làng Giàng, Minh Lương, Nậm Chày, Nậm Mả, Nậm Dạng, Nậm Tha, Nậm Xây, Nậm Xé, Sơn Thủy, Tân An, Tân Thượng và Võ Lao.
Ngày 12 tháng 2 năm 1987, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định 15-HĐBT. Theo đó:
+ Chia xã Dần Thàng thành 2 xã: Dần Thàng và Thẩm Dương.
+ Chia xã Khánh Yên Hạ thành 2 xã: Khánh Yên Trung và Khánh Yên Hạ.
+ Chia xã Chiềng Ken thành 2 xã: Chiềng Ken và Liêm Phú.
+ Chia xã Võ Lao thành 2 xã: Võ Lao và Văn Sơn.
Tháng 10 năm 1989, thành lập thị trấn Khánh Yên (thị trấn huyện lỵ huyện Văn Bàn) trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Khánh Yên Thượng.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Lào Cai từ tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ, huyện Văn Bàn thuộc tỉnh Lào Cai.
Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập xã Văn Sơn trở lại xã Võ Lao. Từ đó, huyện Văn Bàn có 1 thị trấn và 21 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý
Văn Bàn là một huyện miền núi nằm ở phía nam tỉnh Lào Cai, Việt Nam, trải dài từ 21°57′B đến 22°17′B và 103°57′Đ đến 104°30′Đ.
+ Phía Đông giáp huyện Văn Yên, phía Nam giáp huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
+ Phía Tây giáp huyện Than Uyên và huyện Tân Uyên thuộc tỉnh Lai Châu.
+ Phía Bắc giáp thị xã Sa Pa, huyện Bảo Thắng và huyện Bảo Yên.
- Diện tích và dân số
Huyện Văn Bàn có diện tích rộng lớn, tổng cộng là 1.435 km². Đặc điểm địa hình của huyện này là phức tạp, nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy núi Hoàng Liên Sơn ở phía Tây Bắc và dãy núi Con Voi ở phía Đông Nam. Khoảng 90% diện tích của huyện là đồi núi với độ cao dao động từ 700m đến 1500 mét và độ dốc trung bình từ 25 đến 350, có những nơi có độ dốc trên 500. Phần còn lại của huyện là địa hình thung lũng bồn địa, nằm ở độ cao từ 400 đến 700 mét. Điểm cao nhất thuộc xã Nậm Chày, có độ cao lên tới 2875 mét, trong khi điểm thấp nhất thuộc vùng hạ lưu của suối Chàn, có độ cao chỉ 85 mét.
Địa hình của Văn Bàn nghiêng dần từ phía Tây và Tây Bắc xuống phía Đông và Đông Nam.
Dân số toàn huyện ước tính khoảng 89.120 người với sự đa dạng về dân tộc, bao gồm 11 dân tộc. Phần lớn dân số là phụ nữ, chiếm 51,17%, trong khi nam giới chiếm 48,83%. Đa số dân số sinh sống ở khu vực nông thôn, chiếm tỷ lệ cao là 90%, trong khi chỉ có 10% dân số ở khu vực thành thị.
- Địa hình
Nằm giữa hai dãy núi lớn là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi, có sông Hồng chảy qua và nhiều ngòi suối chằng chịt, địa hình Văn Bàn tương đối phức tạp với nhiều đỉnh cao trên 2000 mét như đỉnh Lùng Cúng (2.913m), đỉnh Xi-giơ-pao (2.876m), đỉnh Bá Muông (2.500m), đỉnh Pú Một (2.132m), đỉnh Gia Lan hùng vĩ gắn với khu du kích Gia Lan, vùng chiến khu Nà Chuồng thời kháng chiến chống Pháp. Văn Bàn có nhiều tài nguyên khoáng sản như: Sắt (Sơn Thuỷ), than (Chiềng Ken), penspat (Khánh Yên), vàng (Minh Lương). Nhiều xã nằm trên thềm Apatít và thuộc khu vực núi đá vôi nên đất đai phì nhiêu, cây cối tốt tươi như Khánh Yên Hạ, Tân An, Hoà Mạc,… Rừng Văn Bàn có độ tán che phủ lớn (56%), có nhiều lâm sản, đặc sản quý như quế, thảo quả, mật ong,… Đặc biệt Văn Bàn có diện tích rừng pơ mu lớn nhất toàn quốc. Đó là cơ sở để phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung (như vùng quế Nậm Tha, thảo quả Nậm Chày, hồng Tân An, đỗ tương Hoà Mạc), công nghiệp chế biến lâm sản (gỗ pơ mu, giấy) phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Văn Bàn là trung tâm của mỏ sắt của Lào Cai với trữ lượng trên 500 triệu tấn đã có dự án đầu tư khai thác tạo nguyên liệu cho ngành công nghiệp thép Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và quá trình hình thành cụm đô thị công nghiệp khai thác lớn của tỉnh Lào Cai trong đầu thế kỷ XXI này.
- Du lịch
Đến với Văn Bàn, ngoài các điểm tham quan du lịch Đền Gió, Pú Gia Lan, hang động Thẩm Dương, Thẳm Sáng với những thạch động muôn vàn nhũ đá kỳ ảo, ta còn được đến với một vùng văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc, nơi hội tụ các sắc màu văn hoá của 12 dân tộc anh em đang cùng nhau đoàn kết gắn bó chung sức xây dựng bản làng, xây dựng cuộc sống mới. Người dân Văn Bàn vẫn giữ được nghề truyền thống trồng bông dệt vải, làm đệm, gối bằng bông lau, làm chăn bông và nghề rèn nông cụ. Bạn có thể tìm mua bộ quần áo chàm hày chiếc túi thổ cẩm duyên dáng được tạo nên bởi đôi tay khéo léo tài hoa của người phụ nữ Tày, Dao đỏ, thưởng thức rượu Nậm Cần nấu tại Nậm Cần – Dần Thàng bằng gạo nếp và men rừng với cá suối Văn Bàn – món “Bẳm thinh” hay món thịt trâu nướng nếm một lần nhớ mãi. Sẽ không thể nào quên nếu một lần được ăn “khẩu lam” hay “pẻng chinh” nấu bằng nếp cái Thẩm Dương, thảo quả, đậu xanh,…
- Lễ hội
Mùa xuân, Văn Bàn tưng bừng trong lễ hội “Lồng tồng” của dân tộc Tày được tổ chức vào ngày Thìn tháng Giêng với các trò chơi ném còn, kéo co, chọi gà bằng bi chuối, chọi trâu bằng măng vầu, mùa kiếm theo tín ngưỡng phồn thực với mục đích cầu mùa; hội chơi hang của người Thái, người Tày ở hang Khánh Yên từ ngày 5 đến ngày 8 thàng Mọt với hát giao duyên, luyến ái, tâm tình,… Lễ hội của dân tộc Tày, Thái ngày nay đã trở thành ngày hội chung, mang sắc thái độc đáo của các dân tộc Văn Bàn.
THAM KHẢO THÊM: