Huyện Tứ Kỳ nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương, nằm cách thành phố Hải Dương khoảng 14 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 40 km về phía Tây Bắc. Mời bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Tứ Kỳ (Hải Dương):
Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Tứ Kỳ (Hải Dương).
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 788/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hải Dương (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:
- Chuyển xã Ngọc Sơn về thành phố Hải Dương quản lý.
- Sáp nhập hai xã Đại Đồng và Kỳ Sơn thành xã Đại Sơn.
- Sáp nhập các xã Đông Kỳ, Tứ Xuyên và Tây Kỳ thành xã Chí Minh.
Sau khi sắp xếp và điều chỉnh địa giới, huyện Tứ Kỳ có 1 thị trấn và 22 xã như hiện nay.
2. Huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Tứ Kỳ có 23 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Tứ Kỳ (huyện lỵ) và 22 xã.
STT | Danh sách các xã phường trực thuộc huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) |
1 | Thị trấn Tứ Kỳ |
2 | Xã Đại Sơn |
3 | Xã Hưng Đạo |
4 | Xã Ngọc Kỳ |
5 | Xã Bình Lăng |
6 | Xã Chí Minh |
7 | Xã Tái Sơn |
8 | Xã Quang Phục |
9 | Xã Dân Chủ |
10 | Xã Tân Kỳ |
11 | Xã Quang Khải |
12 | Xã Đại Hợp |
13 | Xã Quảng Nghiệp |
14 | Xã An Thanh |
15 | Xã Minh Đức |
16 | Xã Văn Tố |
17 | Xã Quang Trung |
18 | Xã Phượng Kỳ |
19 | Xã Cộng Lạc |
20 | Xã Tiên Động |
21 | Xã Nguyên Giáp |
22 | Xã Hà Kỳ |
23 | Xã Hà Thanh |
3. Vị trí địa lý huyện Tứ Kỳ (Hải Dương):
Huyện Tứ Kỳ nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương, nằm cách thành phố Hải Dương khoảng 14 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 40 km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Thanh Hà và huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng;
- Phía Tây giáp huyện Gia Lộc và huyện Ninh Giang;
- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng;
- Phía Bắc giáp thành phố Hải Dương.
4. Kế hoạch, quy hoạch huyện Tứ Kỳ (Hải Dương):
- Phạm vi ranh giới quy hoạch huyện Tứ Kỳ: Phạm vi ranh giới lập quy hoạch vùng huyện Tứ Kỳ được lập diện tích tự nhiên của huyện Tứ Kỳ (sau khi điều chỉnh địa giới hành chính) 16.539,28 ha (bao gồm 01 thị trấn và 22 xã) có phía Bắc giáp thành phố Hải Dương, huyện Thanh Hà; phía Nam giáp huyện Ninh Giang, huyện Vĩnh Bảo – TP Hải Phòng; phía Đông giáp huyện Thanh Hà, huyện Tiên Lãng – TP Hải Phòng; phía Tây giáp huyện Gia Lộc, huyện Ninh Giang.
- Quy mô dân số:
+ Dân số hiện trạng toàn huyện năm 2020: 169.836 người.
+ Dự báo đến năm 2030 dân số quy hoạch huyện Tứ Kỳ khoảng 200.000 người, trong đó dân số đô thị khoảng 95.000 người, chiếm tỷ lệ 47,5%.
+ Dự báo đến năm 2050 dân số quy hoạch huyện Tứ Kỳ khoảng 245.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 122.500 người, chiếm tỷ lệ 50,0%.
- Quy hoạch phát triển đường giao thông huyện Tứ Kỳ, Hải Dương
+ Bảo trì, vận hành đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (CT4)
+ Xây dựng mở rộng QL5
+ Cải tạo, nâng cấp quốc lộ 10
+ Long DT.392 thi công
+ Điều chỉnh hướng TL391
+ Quy hoạch phân khu các tuyến đường, quy mô mặt cắt 15,5m, 17,5m, 20,5m, 27m, 28,0m và 30,0m
+ Chỉnh tuyến đường khu vực phía Tây giáp xã Quang Phục chạy dọc bờ sông quy mô 24m
+ Quy hoạch đường ven sông Vân (phía Bắc) quy mô 11,5m
+ Cải tạo đường hiện hữu trong khu dân cư cũ, quy mô 11,5m và 12m
- Đường thủy: Hình thành các cụm bến trên hành lang sông Thái Bình, sông Luộc theo cụm cảng, bến vận chuyển hành khách, hàng hóa phù hợp với điều kiện phát triển trên địa bàn huyện.
- Hướng phát triển đô thị:
+ Giai đoạn đến 2030: Quy hoạch tập trung vào định hướng phát triển tại thị trấn Tứ Kỳ và đô thị Hưng Đạo (đô thị loại V) ngoài ra dự kiến nâng cấp các xã thành đô thị loại V gồm: Nguyên Giáp, Minh Đức, Quang Phục, Đại Sơn, Văn Tố và Quảng Nghiệp; Đồng thời tập trung đầu tư nâng cấp và xây dựng hạ tầng nhằm mục tiêu xây dựng huyện Tứ Kỳ cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại IV. Tổng số đô thị toàn huyện đến năm 2030 là 8 đô thị.
+ Giai đoạn 2030 – 2050: Xây dựng, nâng cấp thêm 02 xã Hà Kỳ và Dân Chủ lên đô thị loại V; nâng tổng số đô thị trong huyện Tứ Kỳ là 10 đô thị; quy hoạch xây dựng huyện Tứ Kỳ trở lên đô thị loại IV thuộc tỉnh.
- Tính chất
+ Quy hoạch huyện Tứ Kỳ xác định sẽ phát triển các ngành kinh tế chủ đạo như Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp cao, nông nghiệp hữu cơ gắn với dịch vụ thương mại, làng nghề và du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm; Công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ,…
+ Huyện Tứ Kỳ là vùng có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa phía Nam của tỉnh Hải Dương. Đầu mối giao thông trung chuyển, giao lưu kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương với thành phố Hải Phòng và tỉnh Thái Bình. Từng bước cụ thể hóa mục tiêu của quy hoạch tỉnh Hải Dương.
5. Các làng nghề ở huyện Tứ Kỳ (Hải Dương):
Là huyện thuần nông ở phía Đông của tỉnh, làng nghề ít phát triển hơn các địa phương khác. Phần lớn các làng nghề của huyện hoạt động cầm chừng, lao động giảm sút, giá trị không cao nên không thu hút được lao động trẻ nối nghề. Tứ Kỳ có 11 làng đã được cấp bằng công nhận làng nghề thì có tới 8 làng nghề thêu ren. Các làng nghề thêu ren lao động sụt giảm và hoạt động cầm chừng. Nhiều làng nghề thêu ren có nguy cơ mai một. Nghề mây tre đan có 1 làng cũng trong tình trạng không còn lao động mặn mà dần mai một. Nhóm nghề rèn và dệt cói cũng trong tình trạng tương tự nên khó có thể duy trì. Nhóm dịch vụ, kinh doanh số hộ tham gia bình quân cả huyện rất thấp mặc dù địa bàn rộng nhưng mới chỉ phát triển ở một vài khu dân cư như thị trấn Tứ Kỳ, ngã tư Mắc, Quý Cao. Các làng nghề, làng có nghề và nghề phụ ở các địa phương trong huyện:
- Rươi An Định, An Lao (An Thanh)
- Làng nghề thêu ren Xuân Nẻo (Nẹo) (Hưng Đạo)
- Làng nghề dệt chiếu Thanh Kỳ (An Thanh)
- Làng tiện cổ Khổng Lý (Bình Lãng)
- Làng nghề thêu ren Nhũ Tỉnh (Quang Khải)
- Làng nghề thêu ren La Xá (Dân Chủ)
- Làng nghề thêu ren Ô Mễ (Hưng Đạo)
- Làng nghề rèn và mộc Kiêm (Quảng Nghiệp)
- Làng nghề thêu ren Nghi Khê (Tân Kỳ)
- Làng mộc, thêu ren Đồng Bình (Dân Chủ)
- Làng nghề thêu ren Lạc Dục (Hưng Đạo)
- Mây tre đan An Nhân (thị trấn Tứ Kỳ)
- Làng nghề mộc An Lại (Dân Chủ).
6. Một số di tích lịch sử văn hoá huyện Tứ Kỳ:
Tứ Kỳ là nơi có nhiều đình, chùa, miếu với cảnh quan đẹp và là nơi nhân dân thờ cúng, hội hè, đình đám,… Hiện nay Tứ Kỳ có các công trình được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử- văn hóa là: Chùa Đông Dương (Minh Đức), chùa Phúc Diên (Tân Kỳ), chùa Khánh Linh (Phượng Kỳ). Đây là niềm vinh dự và tự hào của người dân Tứ Kỳ. Trong hàng trăm di tích của Tứ Kỳ, nhiều di tích gắn liền với quá trình đấu tranh cách mạng của huyện như Đình La Tỉnh (Thị trấn), đền Mắc (Quang Phục), chùa Nghi Khê (Tân Kỳ). Mặc dù các di tích văn hóa của huyện đã trải qua hàng trăm năm bị thiên tai, giặc tàn phá nhưng những dấu ấn tốt đẹp vẫn còn đọng lại sâu sắc trong ký ức của nhiều người dân nơi đây. Là một vùng quê bốn mùa cây cối xanh tươi, mọi người dân sống đoàn kết, vui vẻ, lạc quan, Tứ Kỳ còn lưu truyền nhiều truyền thuyết, những lời ca, tiếng hát như truyện Nhất bào sinh ngũ tử ở La Tỉnh (Thị trấn Tứ Kỳ), truyện song sinh đồng tử ở Hiền Sĩ (Tây Kỳ), ông Cộc, ông Dài ở Lạc Dục (Hưng Đạo), bà Bổi Lạng ở Bình Lãng – một doanh nhân giàu lòng từ thiện,… hầu hết đều phản ánh truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, lao động sáng tạo và đời sống tinh thần phong phú của người dân Tứ Kỳ.
Ngoài ra ở thôn Xuân Nẻo (Hưng Đạo) có chiếu chèo bà trùm Bông, người Đại Đồng giỏi hát tuồng, người Đại Hợp giỏi hát đúm, người Dân Chủ giỏi hát ả đào, hát ca trù – là cái nôi của Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam,… Nhiều địa phương ở Tứ Kỳ hàng năm vào những tháng nông nhàn tổ chức các lễ hội như xã Quang Khải, Minh Đức có hội pháo đất; xã Văn Tố, An Thanh, Hưng Đạo có hội vật, hội bơi, xã Dân Chủ có hội săn bắt chim,…
THAM KHẢO THÊM: