Huyện Thanh Ba là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Ba nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ với diện tích khoảng 369,42 km², trong đó diện tích đất liền là khoảng 340,68 km². Sau đây là bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Thanh Ba, Phú Thọ, mời các bạn cùng theo dõi.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Ba (Phú Thọ):
Trên đây là bản đồ hành chính huyện Thanh Ba (Phú Thọ) cũ.
Ngày 17/12/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 828/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Phú Thọ (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
- Sáp nhập 2 xã Yển Khê và Thanh Vân vào xã Hanh Cù
- Sáp nhập 2 xã Phương Lĩnh và Vũ Yển vào xã Mạn Lạn.
- Sáp nhập 3 xã Quảng Nạp, Thái Ninh, Năng Yên thành xã Quảng Yên.
- Sáp nhập 2 xã Thanh Xá và Yên Nội vào xã Hoàng Cương.
Huyện Thanh Ba có 1 thị trấn và 18 xã.
2. Các xã phường thuộc huyện Thanh Ba (Phú Thọ):
STT | Xã, phường thuộc huyện Thanh Ba (Phú Thọ) |
1 | Xã Chí Tiên |
2 | Xã Đại An |
3 | Xã Đỗ Sơn |
4 | Xã Đỗ Xuyên |
5 | Xã Đông Lĩnh |
6 | Xã Đông Thành |
7 | Xã Đồng Xuân |
8 | Xã Hanh Cù |
9 | Xã Hoàng Cương |
10 | Xã Khải Xuân |
11 | Xã Lương Lỗ |
12 | Xã Mạn Lạn |
13 | Xã Ninh Dân |
14 | Xã Quảng Yên |
15 | Xã Sơn Cương |
16 | Xã Thanh Hà |
17 | Xã Vân Lĩnh |
18 | Xã Võ Lao |
3. Giới thiệu về huyện Thanh Ba (Phú Thọ):
Vị trí
Huyện Thanh Ba là một huyện miền núi thuộc tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Ba nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, với diện tích khoảng 369,42 km², trong đó diện tích đất liền là khoảng 340,68 km². Thanh Ba cách thủ đô Hà Nội khoảng 140 km về phía Bắc. Huyện Thanh Ba có địa giới hành chính:
- Phía Đông giáp huyện Phù Ninh và Đoan Hùng.
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Khê.
- Phía Nam giáp thị xã Phú Thọ và huyện Tam Nông.
- Phía Bắc giáp huyện Hạ Hoà.
Hành chính
Thanh Ba là huyện miền núi Tây Bắc tỉnh Phú Thọ. Huyện Thanh Ba có 27 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn huyện lỵ (Thanh Ba) và 26 xã. Diện tích toàn huyện 195,0343 km². Thanh Ba gồm các dân tộc: Dao, Kinh, Cao Lan. Huyện có từ lâu đời vốn thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây, được cắt về tỉnh Hưng Hóa năm 1891. Thời kỳ 1903- 1968, thuộc tỉnh Phú Thọ. Thời kỳ 1968- 1996, thuộc tỉnh Vĩnh Phú. Theo Quyết định số 178-CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Thanh Ba sáp nhập với 2 huyện Đoan Hùng và Hạ Hòa thành huyện Sông Lô. Huyện Sông Lô được chia thành 2 huyện Đoan Hùng và Thanh Hòa theo Quyết định số 377-CP ngày 22-12-1980 của Hội đồng Chính phủ. Ngày 7-10-1995, huyện Thanh Hòa được tách ra thành 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa. Từ 6-11-1996, huyện Thanh Ba lại thuộc tỉnh Phú Thọ.
Phát triển kinh tế
Thanh Ba là huyện giàu tiềm năng đất đai có khả năng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa, chất lượng đất tốt, nguồn nước phong phú, khí hậu thuận lợi để tạo điều kiện cho cây lúa, rau màu và cây nông nghiệp phát triển. Đặc điểm địa hình đồi gò xen kẽ, thung lũng, chạy dài dọc theo sông Hồng nên huyện có điều kiện phát triển trồng cây trên đất bãi như ngô, dâu tằm, chuối, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản trên mặt nước. Từ một vùng đất chỉ với sản xuất nông nghiệp là chính, hiện tại huyện đã hình thành một cụm công nghiệp gồm công nghiệp sản xuất rượu, bia, cồn, xi măng, chè,… Khu công nghiệp có khả năng phát triển mạnh như: Công ty Cổ phần xi măng Sông Thao, Công ty Cổ phần xi măng Phú Thọ, Công ty Liên doanh chè Phú Bền, các doanh nghiệp tư nhân,… Một số ngành nghề khác cũng có xu hướng phát triển tốt như: Khai thác khoáng sản (đá vôi, than, vật liệu chịu lửa), chế biến khoáng sản (sản xuất xi măng, gốm, sứ, gạch ngói,…), chế biến nông sản (chè, rượu, bia,…), chế biến thủy sản và thực phẩm. Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng khá, chính trị, xã hội ổn định. Diện mạo làng quê đã thay đổi, có sự bứt phá toàn diện.
Thanh Ba là huyện vùng trung du đồi thấp phía Đông tỉnh Phú Thọ. Địa hình cơ bản chia thành hai vùng: Đồng bằng ven sông Hồng kéo dài từ suốt từ ga Chí Chủ đến ga Vũ Ẻn trong đó có những đoạn rộng hẹp khác nhau tính từ sông Hồng rất thích hợp với việc trồng nhiều loại cây lương thực ngắn ngày. Phía Đông huyện là địa hình đồi thấp thích hợp trồng cây công nghiệp như chè, cây ăn quả, chăn nuôi,… Về làng nghề ngoài làng nghề mây tre đan Đỗ Xuyên trong huyện còn có một số làng nghề trồng và sơ chế chè. Đặc sản Thanh Ba Phú Thọ nổi tiếng với nhiều món ăn tuy dân dã nhưng hương vị lạ miệng, khó có thể tìm thấy ở tỉnh thành nào khác như thịt chua, cọ ỏm, rau sắn, bưởi, bánh tai,…
THAM KHẢO THÊM: