Huyện Thạch Hà nằm ở trung tâm phần phía Đông tỉnh Hà Tĩnh, ở tọa độ 18,10 - 18,29 độ vĩ Bắc và 105,38 - 106,2 độ kinh đông. Thành phố Hà Tĩnh nằm xen giữa huyện Thạch Hà, chia huyện thành hai nửa phía Tây và phía Đông của thành phố. Bài viết dưới đây cung cấp: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh):
2. Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) có bao nhiêu xã phường?
Phạm vi quy hoạch bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính huyện Thạch Hà (bao gồm thị trấn Thạch Hà (huyện lỵ) và 21 xã
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) |
1 | Thị trấn Thạch Hà |
2 | Xã Ngọc Sơn |
3 | Xã Thạch Hải |
4 | Xã Thạch Kênh |
5 | Xã Thạch Sơn |
6 | Xã Thạch Liên |
7 | Xã Đỉnh Bàn |
8 | Xã Việt Tiến |
9 | Xã Thạch Khê |
10 | Xã Thạch Long |
11 | Xã Thạch Trị |
12 | Xã Thạch Lạc |
13 | Xã Thạch Ngọc |
14 | Xã Tượng Sơn |
15 | Xã Thạch Văn |
16 | Xã Lưu Vĩnh Sơn |
17 | Xã Thạch Thắng |
18 | Xã Thạch Đài |
19 | Xã Thạch Hội |
20 | Xã Tân Lâm Hương |
21 | Xã Thạch Xuân |
22 | Xã Nam Điền |
3. Vị trí địa lý huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh:
Huyện Thạch Hà nằm ở trung tâm phần phía Đông tỉnh Hà Tĩnh, ở tọa độ 18,10 – 18,29 độ vĩ Bắc và 105,38 – 106,2 độ kinh đông.
Huyện có địa giới hành chính:
- Phía Đông giáp biển Đông;
- Phía Tây giáp huyện Hương Khê;
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Xuyên;
- Phía Bắc giáp huyện Lộc Hà, tây bắc giáp huyện Can Lộc.
Thành phố Hà Tĩnh nằm xen giữa huyện Thạch Hà, chia huyện thành hai nửa phía Tây và phía Đông của thành phố. Huyện lỵ là thị trấn Thạch Hà nằm trên Quốc lộ 1 ngay cửa ngõ vào thành phố Hà Tĩnh, cách thủ đô Hà Nội 340 km, cách thành phố Vinh 40 km và cách thành phố Hà Tĩnh 7 km. Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Bãi Vọt – Hàm Nghi và Đường cao tốc Hàm Nghi – Vũng Áng đi qua đang được xây dựng.
4. Lịch sử hình thành và phát triển của huyện Thạch Hà:
Thời kỳ trước năm 1945
Thạch Hà là một vùng đất cổ, con người đã có mặt ở đây từ thời hậu kỳ Đá Mới, cách ngày nay khoảng 4800 năm. Thời xa xưa, đất Thạch Hà nằm trong bộ lạc Việt Thường, nước cổ Văn Lang. Thời Bắc thuộc vào giữa thế kỷ thứ VII, nhà Đường cắt phần đất phía nam Hoan Châu, lập châu ki mi (cai quản lỏng lẻo) Phúc Lộc – Đường Lâm gồm phần đất phía nam tỉnh Hà Tĩnh ngày nay.
Thời xưa, Thạch Hà là vùng đất thuộc châu Cửu Đức, rồi Hoan Châu, Nghệ An châu, Nghệ An phủ, Nghệ An thừa tuyên. Thạch Hà nằm trong châu/quận Phúc Lộc – Đường Lâm. Đầu thời tự chủ nhà Tiền Lê lấy phần phía đông châu Phúc Lộc – Đường Lâm xưa, đặt châu Thạch Hà. Tên Thạch Hà có từ đó và được chép vào sử sách (Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư,…) sớm nhất vào những năm 1005 và 1009, cách ngày nay trên 1000 năm. Nhà Lý đặt trại Định Phiên và lấy phần đất phía Bắc Châu Thạch Hà lập huyện Thạch Hà.
Địa bàn huyện Thạch Hà từ đời Lý cho đến đầu thế kỷ XX ở vào khoảng giữa sông Nghèn–Hà Hoàng và sông Rào Cấy (sông Nài).
Nhà Hậu Trần, nghĩa quân Lam Sơn lấy đất nam Nghệ An từ sông Lam trở vào làm hậu cứ chống quân xâm lược nhà Minh. Sau chiến thắng, vùng này trở thành chỗ dựa vững chắc của nhà Lê và sau đó là của chế độ Lê – Trịnh. Việc học hành cũng phát triển khá nhanh, Thạch Hà trở thành đất khai khoa của vùng Hà Tĩnh dưới triều Lê.
Đời Trần – Hồ và thời thuộc Minh, vùng này có những thay đổi về tên gọi nhưng đến năm Quang thuận thứ 10 (1469) vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước, tên huyện Thạch Hà được khôi phục và tồn tại đến ngày nay. Dưới thời Lê – Mạc, huyện Thạch Hà thuộc phủ Hà Hoa, xứ/ trấn Nghệ An.
Từ thời nhà Hậu Lê đến đầu thời kỳ nhà Nguyễn, huyện Thạch Hà thuộc phủ Hà Hoa (bao gồm: Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh) xứ Nghệ An.
Đời vua Lê Thánh Tông, năm 1469, Thạch Hà có 31 xã. Đời Nguyễn Minh mệnh có 7 tổng, 54 xã, thôn, trang, sở, giáp, đội, vạn. Đời Tự Đức (năm 1853), có 7 tổng, 51 xã, thôn, trang, vạn. Năm 1921 đời Khải Định cắt tổng Đoài gồm 21 xã thôn của Thạch Hà chuyển cho Can Lộc và nhận của Can Lộc 2 tổng Canh Hoạch và Vĩnh Luật gồm 27 xã, thôn, phường, vạn. Thạch Hà có 8 tổng, 57 xã, thôn, phường, vạn,…
Năm 1831, vùng phía nam sông Lam của trấn Nghệ An tách ra thành lập tỉnh Hà Tĩnh thì một phần đất của Thạch Hà trở thành tỉnh lỵ, nay là thành phố Hà Tĩnh.
Năm 1919, chính quyền thực dân phong kiến bỏ cấp phủ thì huyện Thạch Hà là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Đến năm 1942, theo tài liệu của Tòa công sứ Pháp, Thạch Hà có 8 tổng, gồm 85 xã, thôn.
Trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng dân tộc, Thạch Hà cũng nổi lên nhiều tên tuổi đáng kính phục: Bùi Thố, Nguyễn Cao Đôn, Nguyễn Huy Thuận,… (thời Cần vương), Ngô Đức Kế, Đặng Văn Bá (thời Duy tân – Đông du), Nguyễn Thiếp, Lý Tự Trọng (thời Xô-viết Nghệ Tĩnh).
Thời kỳ sau năm 1945
Sau cách mạng Tháng Tám, địa bàn thu hẹp dần. Năm 1945-1946, Thạch Hà chuyển cho Can Lộc 3 thôn thuộc tổng Đông và 3 thôn thuộc tổng Canh Hoạch; số 79 xã, thôn còn lại hợp thành 26 xã. Năm 1950-1951, 26 xã lại hợp thành 17 xã lớn.
Năm 1954, 17 xã lớn chia thành 44 xã nhỏ; chia xã Linh Đài thành 3 xã: Thạch Linh, Thạch Xuân, Thạch Đài; chia xã Đồng Môn thành 2 xã: Thạch Đồng và Thạch Môn; chia xã Thăng Bình thành 3 xã: Thạch Bình, Thạch Tân, Thạch Hòa; chia xã Quang Lĩnh thành 3 xã: Thạch Hạ, Thạch Thượng, Thạch Trung; chia xã Hợp Tiến thành 2 xã: Thạch Tiến và Thạch Thanh; chia xã Đồng Tiến thành 4 xã: Thạch Hội, Thạch Trị, Thạch Lạc, Thạch Văn.[2]
Ngày 1 tháng 10 năm 1965, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 356-NV thành lập xã Thạch Bàn trên cơ sở phần diện tích khai hoang và một số xóm của xã Thạch Đỉnh.
Năm 1971, đổi tên xã Thạch Hòa thành xã Đại Nài.
Năm 1976, huyện Thạch Hà thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh, bao gồm thị trấn nông trường Thạch Ngọc và 45 xã: Đại Nài, Hộ Độ, Mai Phụ, Phù Việt, Thạch Bàn, Thạch Bằng, Thạch Bình, Thạch Châu, Thạch Đài, Thạch Điền, Thạch Đỉnh, Thạch Đồng, Thạch Hạ, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Hưng, Thạch Hương, Thạch Kênh, Thạch Khê, Thạch Kim, Thạch Lạc, Thạch Lâm, Thạch Liên, Thạch Linh, Thạch Long, Thạch Lưu, Thạch Môn, Thạch Mỹ, Thạch Ngọc, Thạch Phú, Thạch Quý, Thạch Sơn, Thạch Tân, Thạch Thắng, Thạch Thanh, Thạch Thượng, Thạch Tiến, Thạch Trị, Thạch Trung, Thạch Văn, Thạch Vĩnh, Thạch Xuân, Thạch Yên, Tượng Sơn, Việt Xuyên.
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, sáp nhập xóm Hạ Lưu của xã Thạch Lưu vào xã Thạch Thượng.
Ngày 9 tháng 11 năm 1983, chia xã Thạch Hương thành 2 xã: Thạch Hương và Nam Hương.
Ngày 19 tháng 8 năm 1985, thành lập thị trấn Cày trên cơ sở điều chỉnh 60,5 hécta diện tích tự nhiên của xã Thạch Thượng và 23,5 héc ta diện tích tự nhiên của xã Thạch Trung.
Ngày 19 tháng 11 năm 1985, thành lập xã Bắc Sơn trên cơ sở điều chỉnh 159 hécta diện tích đất tự nhiên của xã Thạch Vĩnh và 2.201 hécta diện tích đất tự nhiên của xã Thạch Lưu.
Ngày 22 tháng 7 năm 1989, chuyển 6 xã: Đại Nài, Thạch Linh, Thạch Phú, Thạch Quý, Thạch Trung và Thạch Yên về thị xã Hà Tĩnh quản lý.
Năm 1991, huyện Thạch Hà thuộc tỉnh Hà Tĩnh vừa tái lập, bao gồm thị trấn Cày, thị trấn nông trường Thạch Ngọc và 41 xã: Bắc Sơn, Hộ Độ, Mai Phụ, Nam Hương, Phù Việt, Thạch Bàn, Thạch Bằng, Thạch Bình, Thạch Châu, Thạch Đài, Thạch Điền, Thạch Đỉnh, Thạch Đồng, Thạch Hạ, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Hưng, Thạch Hương, Thạch Kênh, Thạch Khê, Thạch Kim, Thạch Lạc, Thạch Lâm, Thạch Liên, Thạch Long, Thạch Lưu, Thạch Môn, Thạch Mỹ, Thạch Ngọc, Thạch Sơn, Thạch Tân, Thạch Thắng, Thạch Thanh, Thạch Thượng, Thạch Tiến, Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Vĩnh, Thạch Xuân, Tượng Sơn, Việt Xuyên.[9]
Ngày 28 tháng 5 năm 2001, hợp nhất thị trấn Cày và xã Thạch Thượng thành thị trấn Thạch Hà, thị trấn Thạch Hà có 767 ha diện tích tự nhiên và 8.658 nhân khẩu.
Ngày 2 tháng 1 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 09/2004/NĐ-CP. Theo đó:
- Chuyển 2.553,24 ha diện tích tự nhiên và 16.976 nhân khẩu (gồm toàn bộ các xã Thạch Hạ, Thạch Môn, Thạch Đồng, Thạch Hưng, Thạch Bình) về thị xã Hà Tĩnh quản lý.
- Giải thể thị trấn nông trường Thạch Ngọc để thành lập xã Ngọc Sơn trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn nông trường Thạch Ngọc, xã Ngọc Sơn có 2.076,12 ha diện tích tự nhiên và 2.438 nhân khẩu.
Từ đó đến cuối năm 2006, huyện Thạch Hà còn lại 37 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Thạch Hà và 36 xã: Bắc Sơn, Hộ Độ, Mai Phụ, Nam Hương, Ngọc Sơn, Phù Việt, Thạch Bàn, Thạch Bằng, Thạch Châu, Thạch Đài, Thạch Điền, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Hội, Thạch Hương, Thạch Kênh, Thạch Khê, Thạch Kim, Thạch Lạc, Thạch Lâm, Thạch Liên, Thạch Long, Thạch Lưu, Thạch Mỹ, Thạch Ngọc, Thạch Sơn, Thạch Tân, Thạch Thắng, Thạch Thanh, Thạch Tiến, Thạch Trị, Thạch Văn, Thạch Vĩnh, Thạch Xuân, Tượng Sơn, Việt Xuyên với 39.946,50 ha diện tích tự nhiên và 179.775 nhân khẩu.
Ngày 7 tháng 2 năm 2007, điều chỉnh 4.251,05 ha diện tích tự nhiên và 43.009 nhân khẩu (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của 6 xã: Thạch Kim, Thạch Bằng, Thạch Châu, Mai Phụ, Hộ Độ, Thạch Mỹ) của huyện Thạch Hà để thành lập huyện Lộc Hà.
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
- Sáp nhập 3 xã: Thạch Lâm, Thạch Tân và Thạch Hương thành xã Tân Lâm Hương.
- Sáp nhập 3 xã: Phù Việt, Việt Xuyên và Thạch Tiến thành xã Việt Tiến.
- Sáp nhập 3 xã: Thạch Lưu, Thạch Vĩnh và Bắc Sơn thành xã Lưu Vĩnh Sơn.
- Sáp nhập 2 xã: Nam Hương và Thạch Điền thành xã Nam Điền.
- Sáp nhập 2 xã: Thạch Đỉnh và Thạch Bàn thành xã Đỉnh Bàn.
- Sáp nhập xã Thạch Thanh vào thị trấn Thạch Hà.
Huyện Thạch Hà có 22 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 1 thị trấn và 21 xã như hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: