Huyện Tân Uyên là một huyện thuộc tỉnh Lai Châu nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam, cách thành phố Lai Châu 73 km về phía Đông, cách thủ đô Hà Nội khoảng 351 km. Huyện có tọa độ địa lý từ 22°07’ đến 22°17’ vĩ độ Bắc và 103°33’ đến 103°53’ kinh độ Đông. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Tân Uyên (Lai Châu).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu:
2. Huyện Tân Uyên (Lai Châu) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Tân Uyên có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tân Uyên (huyện lỵ) và 9 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Tân Uyên |
1 | Thị trấn Tân Uyên |
2 | Xã Mường Khoa |
3 | Xã Phúc Khoa |
4 | Xã Thân Thuộc |
5 | Xã Trung Đồng |
6 | Xã Hố Mít |
7 | Xã Nậm Cần |
8 | Xã Nậm Sỏ |
9 | Xã Pắc Ta |
10 | Xã Tà Mít |
3. Giới thiệu về huyện Tân Uyên (Lai Châu):
- Lịch sử
Trước năm 2008, địa bàn huyện Tân Uyên ngày nay thuộc huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.
Huyện Tân Uyên được thành lập theo nghị định số 04/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/10/2008 trên cơ sở điều chỉnh 90.326,75 ha diện tích tự nhiên và 42.221 người của huyện Than Uyên (bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và người của các xã: Mường Khoa, Phúc Khoa, Nậm Sỏ, Nậm Cần, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Pắc Ta, Tà Mít và thị trấn Tân Uyên (trung tâm huyện).
- Vị trí địa lý
Huyện Tân Uyên là một huyện thuộc tỉnh Lai Châu nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam, cách thành phố Lai Châu 73 km về phía Đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 351 km. Huyện có tọa độ địa lý từ 22°07’ đến 22°17’ vĩ độ Bắc và 103°33’ đến 103°53’ kinh độ Đông. Có vị trí địa lý:
+ Phía Đông của huyện Tân Uyên tiếp giáp thị xã Sa Pa và huyện Văn Bàn thuộc tỉnh Lào Cai.
+ Phía Tây của huyện Tân Uyên tiếp giáp huyện Sìn Hồ.
+ Phía Nam của huyện Tân Uyên tiếp giáp huyện Than Uyên và huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La.
+ Phía Bắc của huyện Tân Uyên tiếp giáp huyện Tam Đường.
- Diện tích và dân số
Huyện Tân Uyên có diện tích tổng cộng khoảng 903,27 km² km², dân số vào năm 2018 là 52.340 người. Mật độ dân số đạt khoảng 47 người/km² và chủ yếu các dân tộc sinh sống ở đây là các dân tộc Thái, Kinh, Mông, Khơ Mú,… trong đó: Dân tộc Thái chiếm 49,1%, dân tộc Mông chiếm 16,2%, dân tộc Kinh chiếm 15,4%, dân tộc Khơ Mú chiếm khoảng 9,3%, còn lại các dân tộc khác.
- Kinh tế
Huyện Tân Uyên có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp, hiện nay toàn huyện có 1.200 ha chè với các giống chủ lực là Tuyết San, Bát Tiên và Thanh Tâm, sản lượng chè búp tươi của toàn huyện hàng năm đạt trên 8.500 tấn cùng với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và nguồn nhân lực dồi dào nhân dân cần cù, chịu khó, lao động sáng tạo. Đó là những động lực quan trọng để Tân Uyên phát triển bền vững và toàn diện trong tương lai không xa.
- Địa hình
- Khu vực phía Đông là sườn núi phía Tây của dãy Hoàng Liên Sơn, núi cao địa hình hiểm trở có độ dốc lớn.
- Khu vực phía Tây là khu vực đồi núi thấp, độ cao trung bình 600 – 1.800m. Xen kẽ núi đồi là những thửa đất nhỏ, bậc thang, hình thể phức tạp.
- Khí hậu
Tân Uyên thuộc vùng nhiệt đới gió mùa được chia thành hai mùa khá rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa là mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hằng năm. Lượng mưa nhiều thường tập trung vào tháng 6 và tháng 7. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thường xuất hiện gió khô hanh, ít mưa nên lượng nước rất thấp, sông, suối thường bị cạn kiệt.
- Tài nguyên đất
Theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 31-12-2018, Tân Uyên có diện tích tự nhiên 89.732,84ha, trong đó: Đất nông nghiệp 45.122,84ha, chiếm 50,29%; đất phi nông nghiệp 3.912,79ha, chiếm 4,36%; đất chưa sử dụng 40.697,21ha, chiếm 45,35%.
- Du lịch
Tân Uyên hấp dẫn du khách nhờ những lễ hội truyền thống của bà con dân tộc thiểu số như lễ hội Lồng tồng cầu cho mùa màng tốt tươi của dân tộc Giáy, lễ Mừng mưa rơi (Om đang, Om đim), lễ Cầu mưa (Pa sưm), lễ xin lửa Thần bếp, lễ hội Mah grợ và điệu múa Vêlr guông, lễ cúng Hồn lúa, Mẹ lúa (Hmạl, Hngọ) của dân tộc Khơ Mú,…
Các điểm du lịch nổi tiếng tại huyện Tân Uyên (Lai Châu) không thể bỏ qua bao gồm:
+ Đồi chè Tân Uyên nằm trải dài theo Quốc lộ 32 với quy mô lên đến 2.000ha và có tuổi đời từ 40-50 năm. Nơi đây sở hữu những cánh đồng chè tươi xanh mướt và thơ mộng cùng với không khí trong lành đã góp phần giúp cho đồi chè Tân Uyên là một trong những địa điểm check – in nổi tiếng thu hút nhiều du khách và các cặp đôi chụp ảnh cưới.
+ Quần thể danh lam thắng cảnh Phiêng Phát được công nhận là Danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Khung cảnh thiên nhiên ở Bản Phiêng Phát còn rất hoang sơ, hầu như chưa có tác động của con người. Nằm ẩn mình trong núi đá vôi và được bao quanh bởi những cánh rừng nhiệt đới càng làm cho nơi này thêm kỳ bí và hấp dẫn.
+ Đã đến Tân Uyên thì không thể không ghé qua Suối nước nóng Phiêng Phát để có cơ hội trải nghiệm tắm suối nước nóng đầy thú vị. Ở đây thu hút nhiều khách du lịch và cả người dân địa phương. Nằm trong khu quần thể danh lam thắng cảnh Phiêng Phát, suối nước nóng Phiêng Phát là một nơi lý tưởng để thư giãn và nghỉ dưỡng sau ngày dài mệt mỏi.
4. Bản đồ quy hoạch huyện Tân Uyên (Lai Châu):
Ngày 03/6/2021 UBND tỉnh Lai Châu đã phê duyệt một số nội dung quan trọng trong quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Uyên giai đoạn 2021-2030 được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt:
+ Diện tích, cơ cấu các loại đất.
+ Diện tích chuyển mục đích đất sử dụng.
+ Diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng cho các mục đích cụ thể.
+ Ngoài ra, quy hoạch cũng đề cập đến phương án sử dụng đất cho các mục đích như khu đô thị mới, khu công nghiệp, khu du lịch sinh thái, đất cho các dự án phát triển kinh tế – xã hội, đất phục vụ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng và khu thể thao,…
Các phương án và nội dung trong quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Uyên giai đoạn 2021-2030 được UBND tỉnh Lai Châu phê duyệt sẽ là cơ sở để các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp triển khai các hoạt động liên quan đến sử dụng đất trên địa bàn huyện Tân Uyên.
THAM KHẢO THÊM: