Tân Lạc là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hoà Bình, có đường giao thông nối với quốc lộ 1A. Tân Lạc như cửa ngõ nối liền giữa miền Tây Bắc và thủ đô Hà Nội. Địa thế của Tân Lạc đã tạo thành một địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự. Bài viết dưới đây cung cấp: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Tân Lạc (Hòa Bình).
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản đồ hành chính huyện Tân Lạc (Hòa Bình):
- 2 2. Huyện Tân Lạc (Hòa Bình) có bao nhiêu xã phường?
- 3 3. Vị trí địa lý huyện Tân Lạc (Hòa Bình):
- 4 4. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Tân Lạc:
- 5 5. Điều kiện tự nhiên huyện Tân Lạc (Hòa Bình):
- 6 6. Nét văn hóa độc đáo của nhân dân huyện Tân Lạc (Hòa Bình):
1. Bản đồ hành chính huyện Tân Lạc (Hòa Bình):
2. Huyện Tân Lạc (Hòa Bình) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Tân Lạc có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Mãn Đức (huyện lỵ) và 15 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Tân Lạc (Hòa Bình) |
1 | Thị trấn Mãn Đức |
2 | Xã Suối Hoa |
3 | Xã Phú Vinh |
4 | Xã Phú Cường |
5 | Xã Mỹ Hòa |
6 | Xã Quyết Chiến |
7 | Xã Phong Phú |
8 | Xã Tử Nê |
9 | Xã Thanh Hối |
10 | Xã Ngọc Mỹ |
11 | Xã Đông Lai |
12 | Xã Vân Sơn |
13 | Xã Nhân Mỹ |
14 | Xã Lỗ Sơn |
15 | Xã Ngổ Luông |
16 | Xã Gia Mô |
3. Vị trí địa lý huyện Tân Lạc (Hòa Bình):
Huyện có địa giới hành chính:
- Phía Đông giáp huyện Cao Phong và huyện Lạc Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Mai Châu.
- Phía Nam giáp huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa.
- Phía Bắc giáp huyện Đà Bắc với ranh giới là hồ Hòa Bình.
Diện tích tự nhiên của huyện là 523 km², dân số là 143.210 người trong đó người Mường chiếm đa số. Ngoài ra còn có người Kinh, người Thái, người Dao.
Tân Lạc là huyện miền núi nằm ở phía Tây của tỉnh Hoà Bình, có đường giao thông nối với quốc lộ 1A. Tân Lạc như cửa ngõ nối liền giữa miền Tây Bắc và thủ đô Hà Nội. Địa thế của Tân Lạc đã tạo thành một địa bàn chiến lược quan trọng về quân sự.
Với diện tích tự nhiên khoảng 52,3 km2, trong đó hơn 80% là rừng núi. Phía Đông giáp huyện Cao Phong, phía bắc giáp huyện Đà Bắc, phía Tây giáp huyện Mai Châu, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Lạc Sơn và tỉnh Thanh Hoá. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, chủ yếu là người Mường sinh sống, từ sau cách mạng tháng Tám đến nay có thêm đồng bào Kinh lên xây dựng kinh tế mới. Tân Lạc hiện nay chủ yếu có có hai dân tộc anh em chung sống là dân tộc Mường và dân tộc Kinh.
4. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Tân Lạc:
Huyện Tân Lạc được thành lập vào ngày 15 tháng 10 năm 1957, trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Lạc Sơn, gồm 22 xã: Bắc Sơn, Địch Giáo, Do Nhân, Đông Lai, Gia Mô, Lỗ Sơn, Lũng Vân, Mãn Đức, Mỹ Hòa, Nam Sơn, Ngổ Luông, Ngọc Mỹ, Phong Phú, Phú Cường, Phú Vinh, Quy Hậu, Quy Mỹ, Quyết Chiến, Thanh Hối, Trung Hòa, Tử Nê và Tuân Lộ.
Năm 1975, hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Tân Lạc thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 27 tháng 2 năm 1985, chuyển xã Ngòi Hoa thuộc huyện Đà Bắc về huyện Tân Lạc quản lý.
Ngày 19 tháng 3 năm 1988, tách các xóm Chiềng và Minh Khai của xã Mãn Đức với 205 ha diện tích tự nhiên và 1.921 người. Xóm Tân Hồng của xã Quy Hậu với 12,1 ha diện tích tự nhiên và 169 người để thành lập thị trấn Mường Khến, thị trấn huyện lị huyện Tân Lạc.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Tân Lạc thuộc tỉnh Hòa Bình vừa tái lập.
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
- Sáp nhập 3 xã: Lũng Vân, Bắc Sơn, Nam Sơn thành xã Vân Sơn.
- Sáp nhập 3 xã: Do Nhân, Quy Mỹ, Tuân Lộ thành xã Nhân Mỹ.
- Sáp nhập 2 xã: Quy Hậu và Mãn Đức vào thị trấn Mường Khến để thành lập thị trấn Mãn Đức.
- Sáp nhập xã: Địch Giáo vào xã Phong Phú.
- Sáp nhập 2 xã: Ngòi Hoa và Trung Hòa thành xã Suối Hoa.
5. Điều kiện tự nhiên huyện Tân Lạc (Hòa Bình):
Địa hình Tân Lạc khá phức tạp, có dãy Trường Sơn chạy dọc theo chiều dài của huyện, đất đai bị chia cắt bởi hệ thống suối, đồi núi và thấp dần về hướng Đông Nam. Địa hình Tân lạc được chia thành 3 vùng rõ rệt:
- Vùng cao gồm các xã nằm trên dải Trường Sơn chạy dọc phần phía Tây của huyện (Nam Sơn, Bắc Sơn, Quyết Chiến, Lũng Vân, Ngổ Luông), có độ cao trung bình từ 600 đến 800 mét. Vùng này có nhiều núi trùng điệp cao thấp bám sát nhau, xen kẽ là những thung lũng nhỏ hẹp, có đỉnh núi Thạch Bi cao 1.108m, núi Toàn Thắng cao 1.105m.
- Vùng giữa gồm các xã nằm dọc phía Đông dãy Trường Sơn: Ngòi Hoa, Trung Hoà, Phú Vinh, Phú Cường. Vùng này có độ cao trung bình từ 200 đến 300 mét với nhiều đồi núi, khe suối, xen vào đó là các bãi bằng hẹp nằm rải rác.
- Vùng thấp bao gồm 14 xã và thị trấn Mường Khến, nằm dọc theo đường số 6, đường số 12A và vùng Thạch Bi, có độ cao trung bình từ 150 đến 200 mét. Đây là vùng trọng điểm trồng lúa của huyện với những cánh đồng khá bằng xen kẽ rừng núi thấp, là nơi tập trung đông dân cư nhất của huyện.
Tân Lạc không có sông suối lớn, chỉ có 4 suối nhỏ, bắt nguồn từ Tây Bắc chảy quanh co và đổ về phía Đông Nam của huyện. Suối Trù Bụa bắt nguồn từ xã Phú Vinh, Trung Hoà chảy qua Mỹ Hoà, Quy Hậu, suối Bai Láo từ xã Tử Nê chảy tới xã Thanh Hối, suối Bin từ Bui Phoi (Mãn Đức) chảy về Thanh Hối, suối Cái từ xã Phú Cường chảy qua xã Phong Phú, Do Nhân và Lỗ Sơn,… Hệ thống suối này với tổng chiều dài hàng trăm ki-lô-mét tạo thành nguồn cung cấp nước, nguồn thuỷ sản phục vụ đời sống nhân dân và sản xuất. Nhưng về mùa mưa, nước trong hệ thống suối đổ dồn tạo thành nhừng dòng lũ lớn gây thiệt hại về hoa màu và làm tắc nghẽn giao thông đi lại trong huyện. Đó là một khó khăn rất lớn đặt ra cho nhân dân Tân Lạc hiện nay.
Tân Lạc thuộc khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.
Điều kiện tự nhiên giúp cho Tân Lạc có nhiều lợi thế trong phát triển nông, lâm nghiệp. Rừng Tân Lạc chiếm 58,7% diện tích đất tự nhiên. Riêng ở Tân Lạc có nhiều loại gỗ quý như: Lim, sến, táu, lát, nghiến,… cùng các loại tre nứa, vầu và các loại cây có giá trị như: Sa nhân, mây, song,… Ở đây, có nhiều động vật quý hiếm như: Khỉ, lợn rừng, hổ, hươu, nai,… Tuy nhiên, những năm gần đây rừng đã bị tàn phá ghê gớm, rừng chỉ còn lại ở các xã vùng cao trên dải Trường Sơn.
6. Nét văn hóa độc đáo của nhân dân huyện Tân Lạc (Hòa Bình):
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, từ thực tiễn lao động, đấu tranh sinh tồn và phát triển, người dân Tân Lạc đã xây dựng được cho mình một nền văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc người Mường: Ở nhà sàn, uống rượu cần, hát ru, thường đang, pộ mẹng, trang phục phụ nữ là áo ngắn, váy đen có cạp hoa văn tự dệt,… những nét sinh hoạt văn hoá này còn lưu truyền cho đến ngày nay. Đặc biệt trong dân gian Mường, nhân dân còn truyền miệng những tác phẩm nổi tiếng như: Đẻ đất, đẻ nước, tráng đồng với những nội dung tư tưởng sâu sắc.
Trước Cách mạng tháng Tám người dân Tân Lạc theo đạo Phật, các mường đều có nhà chùa. Các chùa chủ yếu dựng bằng gỗ, lợp gianh, trừ chùa Lim (Mường Khến) là xây bằng gạch, lợp ngói. Hàng năm, các chùa đều có tổ chức các lễ hội cho nhân dân trong mường đến vui chơi, lễ phật. Đặc biệt là các hội như: Hội chùa Kè (Phú Vinh), hội Chùa Lim (Mường Khến) được tổ chức rất đông vui. Trong đó có cuộc thi bắn nỏ, bắn súng, ném còn, hát thường đang, xéc bùa,… Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp các chùa đều bị phá huỷ nặng nề, phần do thiên nhiên huỷ hoại, lại không có điều kiện tu sửa nên ngày càng mai một đi, đến nay đạo Phật không còn tồn tại.
Về những tập tục ma chay, cưới xin của người dân Tân Lạc cũng có những nét riêng biệt so với các nơi khác. Dưới chế độ phong kiến, những nghi thức tang lễ được tổ chức thật đầy đủ theo quy định cổ truyền là một chuỗi những nghi thức phức tạp kéo dài hàng tuần lễ. Nghi lễ ma chay là một hiện tượng văn hoá phong phú, đa dạng và độc đáo. Trước hết là hệ thống mo – một hiện tượng đặc biệt, kết hợp với hình thức diễn xướng hấp dẫn trở thành một hiện tượng sinh hoạt văn hoá độc đáo của người Mường. Ngoài ra còn có những áng văn học có giá trị như đang Wuần Woa (chuyện vườn hoa núi cối) – một truyện thơ dân gian phổ biến của người Mường. Về âm nhạc, có dàn chiêng, trống, thanh la, đàn sáo, kéo, kèn, ko ke. Về múa, có các hình thức như tế quạt ma, tế cờ, tế mặt mẻ, tế giáo.
Qua một hệ thống khá phức tạp của những nghi thức tang lễ, dưới lớp vỏ siêu hình mang màu sắc mê tín là một hiện tượng đầy tính nhân bản sâu sắc. Ngày nay những nghi lễ cổ truyền trên không còn tồn tại trong đời sống của người Mường Tân Lạc. Đám tang ngày nay đã khác xã đám tang cổ truyền với hình thức đơn giản hơn và thời gian không kéo dài như trước nữa.
THAM KHẢO THÊM: