Huyện Sông Lô được thành lập vào ngày 23 tháng 12 năm 2008 trên cơ sở tách thị trấn Tam Sơn và 16 xã: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhân Đạo, Nhạo Sơn, Như Thụy, Phương Khoan,... thuộc huyện Lập Thạch. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc:
2. Huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Sông Lô có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tam Sơn (huyện lỵ) và 16 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Sông Lô |
120 | Xã Lãng Công |
121 | Xã Quang Yên |
122 | Xã Bạch Lưu |
123 | Xã Hải Lựu |
124 | Xã Đồng Quế |
125 | Xã Nhân Đạo |
126 | Xã Đôn Nhân |
127 | Xã Phương Khoan |
128 | Xã Tân Lập |
129 | Xã Nhạo Sơn |
130 | Thị trấn Tam Sơn |
131 | Xã Như Thụy |
132 | Xã Yên Thạch |
133 | Xã Đồng Thịnh |
134 | Xã Tứ Yên |
135 | Xã Đức Bác |
136 | Xã Cao Phong |
3. Giới thiệu về huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc):
- Lịch sử
Huyện Sông Lô được thành lập vào ngày 23 tháng 12 năm 2008 trên cơ sở tách thị trấn Tam Sơn và 16 xã: Bạch Lưu, Cao Phong, Đôn Nhân, Đồng Quế, Đồng Thịnh, Đức Bác, Hải Lựu, Lãng Công, Nhân Đạo, Nhạo Sơn, Như Thụy, Phương Khoan, Quang Yên, Tân Lập, Tứ Yên, Yên Thạch thuộc huyện Lập Thạch. Sau khi thành lập, huyện có 15.031,77 ha diện tích tự nhiên và 93.984 người với 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 16 xã nói trên.
- Vị trí địa lý
Huyện Sông Lô nằm ở phía tây tỉnh Vĩnh Phúc, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp huyện Lập Thạch.
+ Phía Tây giáp huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Nam giáp thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
+ Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
- Lễ hội
Về lễ hội, trên địa bàn Sông Lô có các lễ hội: Rước cây bông – xã Đồng Thịnh có từ thời Hùng Vương, cầu cho mùa màng tốt tươi, nhân dân no ấm; lễ hội Trống quân – Đức Bác; lễ hội Chọi Trâu xã Hải Lựu có từ thời Lữ Gia (nhà Triệu) nổi tiếng khắp gần xa, hàng năm thu hút hàng vạn du khách thập phương đến xem; Người Cao Lan có lễ hội xuống đồng với các điệu ca vũ lên nương, xuống ruộng độc đáo, cây nêu vút cao, quả còn bay chao trong cái cười khúc khích trao duyên của trai, gái, trong làn điệu Sịnh ca tình tứ; Người Dao Lãng Công thì mở hội Tết nhảy thâu đêm,…Trên Hồ Điển Triệt nơi ngày xưa luyện thủy quân của Lý Nam Đế dậy vang tiếng hò reo cổ vũ lễ hội Bơi Chải,…
Mùa lễ hội cũng là mùa các làng quê thi nhau làm những món ẩm thực độc đáo dâng lên Thành Hoàng, các vị Phúc Thần và mời nhau, mời khách thưởng thức: Bánh tẻ Tứ Yên trong suốt mà dẻo thơm, dai, giòn không đâu có được; Bánh nẳng Nhân Đạo, mắm Gỏi Đức Bác, cá Thính Sông Lô, xôi vò, xôi xéo,…
Huyện Sông Lô còn là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch: Tuyến du lịch Hồ Bò Lạc – Thác Bay – Núi Sáng – Hải Lựu là một trong 5 điểm quy hoạch du lịch chính của Vĩnh Phúc, vào Bản Dao Thành Công du lịch sinh thái Hồ Suối Sải ta như bị hút hồn bởi vẻ đẹp của thác Lát Mưa bụi nước tung trắng xóa. Đi thăm quan làng nghề đục đá xã Hải Lựu với nhiều chủng loại hàng hóa: Sư tử hý cầu, voi, ngựa, chó đá, đèn vườn bằng đá, phù điêu, thiếu nữ, bàn đá, sập đá, đỉnh đá,… Sân bãi chọi trâu cũng được xây bằng đá; rừng cò Hải Lựu, với hàng ngàn con cò trắng, cò bợ, cò lửa, cò tôm,…
- Phong tục và nét đẹp ẩm thực
Sông Lô là vùng đất cổ kính. Những di chỉ khảo cổ như hang động trên núi Thét ở xã Hồng Phong (nay là Hải Lựu) với nhiều mảnh gốm cổ của người nguyên thủy thời đồ đá cũ Sơn Vi, niên đại trên 2 vạn năm, cho thấy sự có mặt của cộng đồng cư dân tại đây là rất sớm. Lễ hội Chọi trâu Hải Lựu gắn với tích về vị anh hùng chống giặc ngoại xâm Lữ Gia. Bên cạnh những phong tục, lễ hội cổ sơ đó là những kiến trúc nổi tiếng như Tháp Bình Sơn.
Sông Lô có một số món ăn đã trở thành đặc sản, như món cá thính, còn gọi là cá muối chua, ngon nhất là cá thính thuộc xã Cao Phong và Đức Bác. Đây là loại sản phẩm đang được tỉnh Vĩnh Phúc bảo hộ nhãn hiệu thương mại. Cá được ướp thính ủ trong chum cho lên men chua tự nhiên trong nhiều tháng và được nướng lại trước khi ăn như một món ăn mặn, một món nhắm. Ngoài món cá thính nổi tiếng nói trên, cũng cần nhắc đến đặc sản gỏi cá mè của người Cao Lan xã Quang Yên. Cá mè to được rửa, đánh sạch vảy, lọc 2 bên thịt lườn thái mỏng và chia làm hai phần, phần ăn sống kèm các loại lá gia vị như lá lốt, tía tô, xương xông, rau mùi, lá bồ công anh, rau rấp cá,… chấm nước sốt sánh làm từ lòng cá băm nhỏ, nước mẻ, tương, gừng, mỡ, dấm, quả dọc, tai chua, hành, cà chua,… phần còn lại bóp thính với bột ngô rang và ăn cùng các loại lá gia vị, nước chấm kể trên. Phần đầu cá, đuôi và xương cá được ướp với tương, gừng, mắm, muối rồi kho mục làm món ăn mặn.
- Làng nghề
Sông Lô là huyện phía Tây Bắc tỉnh Vĩnh Phúc có địa hình trung du đồi núi thấp, một số xã đồng bằng có những thửa ruộng cách bậc theo khổ dài từ trăm mét có chỗ dài chỉ khoảng chục mét lại hình bậc rõ nét hình thành nên những chân ruộng cao, thấp, trũng khác nhau. Chính vì sự đa dạng của địa hình là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, đa dạng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện như lợn, bò, gà, ngô, lạc, đậu, cây ăn quả, lâu năm,… làm đa dạng thêm phần nào trong bức tranh cơ cấu nền kinh tế ở một tỉnh công nghiệp đầy năng động. Các làng nghề trong huyện:
+ Làng nghề chế tác đá Hải Lựu
+ Nghề mây tre đan thôn Mới (Cao Phong)
+ Nghề trồng hoa Khoái Thượng (Đức Bác)
+ Làng nghề nuôi rắn Xóm Làng (Bạch Lưu)
+ Nấu cao xương Phú Cường (Lãng Công)
+ Nghề trồng hoa Khoái Trung (Đức Bác)
+ Làng nghề nuôi rắn Hùng Mạnh (Bạch Lưu).
- Cơ sở hạ tầng
Huyện Sông Lô là địa phương có cao tốc Hà Nội – Lào Cai đi qua. Hệ thống tỉnh lộ trên địa bàn huyện có: DT 305C, DT 306, DT 307, DT 307B, DT 311 và nhiều tuyến liên huyện, liên xã khác. Về đường thuỷ, địa bàn huyện nằm cạnh dòng chảy của sông Lô.
4. Bản đồ quy hoạch huyện Sông Lô (Vĩnh Phúc):
Ngày 02/11/2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành Quyết định số 3007/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, huyện Sông Lô.
Ngày 16/11/2021, UBND huyện Sông Lô đã ban hành Thông báo số 163/TB-UBND về việc Công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của huyện Sông Lô.
Hồ sơ công bố bao gồm:
+ Quyết định số 3007/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, huyện Sông Lô.
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Sông Lô năm 2022
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 huyện Sông Lô
Theo quyết định được ban hành, nội dung và phương án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 huyện Sông Lô như sau:
Diện tích, cơ cấu các loại đất:
+ Đất nông nghiệp: 9.868,18 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 5.199,06 ha
+ Đất chưa sử dụng: 0,19 ha
Diện tích chuyển mục đích sử dụng trong kỳ quy hoạch đến năm 2030:
+ Diện tích đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 2.296,75 ha
+ Chuyển đổi cơ cấu sử dụng trong nội bộ đất nông nghiệp: 68,35 ha
+ Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở: 22,65 ha
Vị trí và diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định cụ thể trong bản đồ quy hoạch huyện Sông Lô, báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Sông Lô với hy vọng ngày một đưa huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc phát triển, đưa nền kinh tế lên cao góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế toàn tỉnh Vĩnh Phúc.
THAM KHẢO THÊM: