Trong những năm gần đây, Pác Nặm đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ với nhiều dự án cơ sở hạ tầng được triển khai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Bài viết dưới đây: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan về huyện.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Pác Nặm (Bắc Kạn):
2. Huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Pác Nặm có tất cả 10 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn |
1 | Bộc Bố (huyện lỵ) |
2 | An Thắng |
3 | Bằng Thành |
4 | Cao Tân |
5 | Cổ Linh |
6 | Công Bằng |
7 | Giáo Hiệu |
8 | Nghiên Loan |
9 | Nhạn Môn |
10 | Xuân La |
3. Thông tin chung về huyện Pác Nặm (Bắc Kạn):
3.1. Vị trí địa lý:
Huyện Pác Nặm được thành lập năm 2003 theo Nghị định số 56/2003/NĐ-CP ngày 28/5/2003 của Chính phủ, theo đó: Huyện Pác Nặm được thành lập trên cơ sở 47.364 ha diện tích tự nhiên và 26.131 nhân khẩu của huyện Ba Bể (hiện nay có 30.724 nhân khẩu).
Địa giới hành chính huyện Pác Nặm:
-
Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng.
-
Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
-
Phía Nam giáp huyện Ba Bể.
-
Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng.
Cụ thể các xã như sau:
Xã An Thắng:
-
Diện tích tự nhiên: 3.320,4ha.
-
Phía Bắc giáp xã Mai Long, tỉnh Cao Bằng.
-
Phía Nam giáp xã Nghiên Loan Pác Nặm và xã Bành Trạch, huyện Ba Bể.
-
Phía Đông giáp xã Phan Thanh của huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
-
Phía Tây giáp xã Xuân La, huyện Pác Nặm.
Xã Bằng Thành:
-
Diện tích tự nhiên là 8.609.77ha.
-
Phía Bắc giáp xã Sơn Lộ và xã Đình Phùng, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
-
Phía Nam giáp xã Bộc Bố và xã Xuân La, huyện Pác Nặm.
-
Phía Đông giáp xã Ca Thành và xã Mai Long, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
-
Phía Tây giáp xã Nhạn Môn, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm.
Xã Bộc Bố:
-
Diện tích tự nhiên là 5.336.53ha.
-
Phía Bắc giáp xã Nhạn Môn, xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm.
-
Phía Nam giáp xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm.
-
Phía Đông giáp xã Bằng Thành và Xuân La, huyện Pác Nặm.
-
Phía Tây giáp xã Nhạn Môn và xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm.
Xã Cao Tân:
-
Diện tích tự nhiên là 4.116.43ha.
-
Phía Bắc giáp xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm.
-
Phía Nam giáp xã Cao Thượng, huyện Ba Bể.
-
Phía Đông giáp xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm.
-
Phía Tây giáp xã Đà VỊ và xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Xã Cổ Linh:
-
Diện tích tự nhiên là 3.968.32ha.
-
Phía Bắc giáp xã Bộc Bố, xã Công Bằng, huyện Pác Nặm.
-
Phía Nam giáp xã Cao Tân, huyện Pác Nặm.
-
Phía Đông giáp xã Xuân La, xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm.
-
Phía Tây giáp xã Hồng Thái huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Xã Công Bằng:
-
Diện tích tự nhiên là 5.335.21ha.
-
Phía Bắc giáp xã Nhạn Môn huyện Pác Nặm và xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
-
Phía Nam giáp xã Cổ Linh và hai xã Hồng Thái, Yên Hoa, huyện Na Hang tỉnh Tuyên Quang.
-
Phía Đông giáp xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm.
-
Phía Tây giáp xã Thượng Giáp, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
Xã Xuân La:
-
Diện tích tự nhiên là 3.967.56ha.
-
Phía Bắc giáp xã Bộc Bố và xã Bằng Thành, huyện Pác Nặm, xã Mai Long huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
-
Phía Nam giáp xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm.
-
Phía Đông giáp xã An Thắng, huyện Pác Nặm.
-
Phía Tây giáp xã Bộc Bố và xã Cổ Linh huyện Pác Nặm.
Xã Nhạn Môn:
-
Diện tích tự nhiên là 4.434,51ha.
-
Phía Bắc giáp xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
-
Phía Nam giáp xã Bộc Bố, xã Giáo Hiệu, huyện Pác Nặm.
-
Phía Đông giáp xã Bằng Thành, xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm.
-
Phía Tây giáp xã Giáo Hiệu, Công Bằng (huyện Pác Nặm), xã Yên Thổ, huyện Bảo Lâm và xã Sơn Lập, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng.
Xã Giáo Hiệu:
-
Diện tích tự nhiên là 2.705.18ha.
-
Phía Bắc giáp xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm.
-
Phía Nam giáp xã Bộc Bố và xã Công Bằng, huyện Pác Nặm.
-
Phía Đông giáp xã Bộc Bố và xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm.
-
Phía Tây giáp xã Công Bằng, huyện Pác Nặm.
Xã Nghiên Loan:
-
Diện tích tự nhiên là 5.745,09ha.
-
Phía Bắc giáp xã Xuân La, xã An Thắng, huyện Pác Nặm.
-
Phía Nam giáp xã Thượng Giáo và xã Cao Tri, huyện Ba Bể.
-
Phía Đông giáp xã Bành Trạch huyện Ba Bể.
-
Phía Tây giáp xã Cao Thượng, huyện Ba bể và các xã: Cao Tân, Cổ linh, huyện Pác Nặm.
3.2. Địa hình, khí tượng thủy văn:
Với đặc thù là huyện miền núi, Pác Nặm có địa hình phức tạp, có độ đốc lớn (trung bình từ 400 – 1.200m so với mặt nước biển), chia cắt mạnh.
Huyện Pác Nặm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 02 mùa trong năm: Mùa khô thường xảy ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, do ảnh hưởng khí hậu vùng núi cao nên về mùa khô thường xảy ra rét đậm, rét hại kéo dài.
Mùa mưa từ tháng 5 – tháng 9 trong năm, do ảnh hưởng bởi địa hình phức tạp, độ dốc lớn nên thường xảy ra lũ ống, lũ quét và sạt lở đất. Nhiệt độ trung bình năm từ 22°C đến 28⁰C. Độ ẩm không khí trung bình từ 84 – 85%.
Lượng mưa trung bình năm của huyện là 1.346mm, thuộc vùng mưa ít của tỉnh. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 4,5,6,7 với tổng lượng mưa của 4 tháng này lên tới 90% tổng lượng mưa cả năm, các tháng còn lại có lượng mưa nhỏ. Do sự phân bố lượng mưa không đều và chênh lệch lớn nên đã gây khó khăn (sạt lở đất, lũ quét, hạn hán,…) trong việc phát triển nông – lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
Huyện Pác Nặm có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, có 3 con sông lớn: Sông Năng, sông Công Bằng, sông Nghiên Loan. Hệ thống suối bao gồm trên 40 con suối lớn nhỏ: Suối Nặm Khiếu (Nhạn Môn), suối Khuổi Tuốn (Nghiên Loan), suối Nà Lại, Khuổi Mạn (Bằng Thành), suối Khuổi Khiêu (Bộc Bố), suối Khuổi Trảng (Giáo Hiệu),…
4. Sự phát triển của huyện Pác Nặm (Bắc Kạn):
Sau 20 năm thành lập và phát triển với quyết tâm vươn mình đổi mới, huyện Pác Nặm đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh và đang khoác lên mình một diện mạo mới.
Ngày mới thành lập, huyện Pác Nặm hết sức khó khăn do điểm xuất phát thấp, xã trung tâm kinh tế – văn hóa của tỉnh, nhu cầu đầu tư kết cấu hạ tầng rất lớn nhưng nguồn lực chưa đủ đáp ứng. Kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp, dễ chịu tác động bất lợi khó lường do thiên tai; tỷ lệ hộ nghèo cao (72,79%); y tế, giáo dục còn nhiều bất cập; kinh tế mang tính tự cung, tự cấp, năng lực; hiệu quả sản xuất thấp; kết cấu, hạ tầng kinh tế, xã hội hầu như chưa được đầu tư. Cơ sở vật chất, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu; đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Tuy nhiên, với sự chung sức đồng lòng của Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc trên địa bàn, huyện Pác Nặm đã chuyển mình mạnh mẽ, kinh tế xã hội phát triển, đời sống người dân ngày càng được cải thiện.
Sự phát triển của vùng Pác Nặm suốt 20 năm qua được thể hiện qua việc cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội được đầu tư xây dựng đã làm thay đổi rõ rệt bộ mặt đời sống nông thôn. Nếu như thời kỳ đầu thành lập, hệ thống giao thông còn rất khó khăn, chưa được đầu tư đường liên xã, liên thôn thì hiện nay mạng lưới đường bộ từ trung tâm đến trung tâm thôn đã được tăng cường hơn 84%, 105/113 thôn có điện lưới toàn quốc, trong đó tỷ lệ số hộ có điện lưới trên 90%, 10/10 xã có trạm y tế được xây dựng theo đạt chuẩn quốc gia về y tế xã, trụ sở làm việc các xã được xây dựng khang trang,…
Nếu như trước đây sản xuất nông nghiệp chỉ “tự cung tự cấp” thì nay đã chuyển dần sang sản xuất tiêu dùng và đến nay toàn huyện đã có 5 sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3 sao. Chăn nuôi được thực hiện theo hình thức trang trại quy mô nhỏ và chăn nuôi nông hộ. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp vùng năm 2022 đạt 468 tỷ đồng, tăng 375 tỷ đồng so với năm 2004. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2022 đạt trên 17 tỷ đồng, tăng trên 16 tỷ đồng (tăng 22 lần) so với năm 2004. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2022 đạt trên 180 tỷ đồng, tăng 168 tỷ đồng so với năm 2004. Thu ngân sách năm 2022 đạt trên 10,7 tỷ đồng, tăng 10,36 tỷ đồng so với năm 2004,…
Cùng với kinh tế, lĩnh vực văn hóa – xã hội của huyện cũng có nhiều khởi sắc. Nếu như năm 2003, huyện Pác Nặm chưa có trường học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ kiên cố hóa nhà lớp học, công vụ giáo viên mới chỉ đạt 15,4% thì đến nay, toàn huyện đã có 8 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, 10/10 xã đạt chuẩn phổ cập xóa mù chữ, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông hàng năm đạt trên 95%, cơ sở hạ tầng trang thiết bị trường hợp được đầu tư đồng bộ, đảm bảo đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hệ thống y tế được củng cố và phát triển từ huyện đến xã, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân được quan tâm, 10/10 trạm y tế đều đạt chuẩn quốc gia. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được đẩy mạnh,… Đời sống của người dân nơi đây đang ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 52,68%, giảm 20,11% so với năm 2003.
THAM KHẢO THÊM: