Huyện Nghi Xuân nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh (Việt Nam) là một huyện có vị trí địa lý đặc biệt với phía Đông giáp Biển Đông và phía Tây giáp thị xã Hồng Lĩnh cùng huyện Hưng Nguyên của tỉnh Nghệ An. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản đồ hành chính huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh):
- 2 2. Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có bao nhiêu xã, phường?
- 3 3. Thông tin khát quát về huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh):
- 4 4. Lịch sử và quá trình hình thành huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh):
- 5 5. Thông tin quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh):
1. Bản đồ hành chính huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh):
Lưu ý: Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Tiên Điền và thị trấn Nghi Xuân thành thị trấn Tiên Điền, sáp nhập xã Xuân Đan và xã Xuân Trường thành xã Đan Trường.
2. Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Nghi Xuân có 17 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 2 thị trấn, 15 xã.
STT | Danh sách các xã thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) |
1 | Thị trấn Tiên Điền (huyện lỵ) |
2 | Thị trấn Xuân An |
3 | Xã Cổ Đạm |
4 | Xã Cương Gián |
5 | Xã Đan Trường |
6 | Xã Xuân Giang |
7 | Xã Xuân Hải |
8 | Xã Xuân Hội |
9 | Xã Xuân Hồng |
10 | Xã Xuân Lam |
11 | Xã Xuân Liên |
12 | Xã Xuân Lĩnh |
13 | Xã Xuân Mỹ |
14 | Xã Xuân Phổ |
15 | Xã Xuân Thành |
16 | Xã Xuân Viên |
17 | Xã Xuân Yên |
Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:
-
Thị trấn Nghi Xuân
-
Xã Tiên Điền
-
Xã Xuân Đan
-
Xã Xuân Trường
3. Thông tin khát quát về huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh):
Vị trí địa lý:
Nghi Xuân là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 310 km về phía Bắc, cách thành phố Hà Tĩnh 47 km, cách thị xã Hồng Lĩnh 15 km về phía Nam.
Với diện tích tự nhiên là 218 km², Nghi Xuân không chỉ là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt mà còn là nơi có tiềm năng phát triển kinh tế đa ngành. Sông Lam – một trong những con sông lớn của Việt Nam chảy qua phía Tây Bắc huyện với chiều dài 28 km trong địa phận huyện là nguồn nước quan trọng cho cả nông nghiệp và du lịch. Hệ thống giao thông của huyện cũng khá thuận lợi, có hai nhánh đường quốc lộ chạy qua với chiều dài gần 35 km, cùng với đó là sân bay Vinh cách không xa, chỉ khoảng 20 km, đi cửa khẩu Cầu Treo biên giới Việt – Lào 110 km theo đường quốc lộ 8, đi khu kinh tế Vũng Áng (Kỳ Anh) 115 km, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển và phát triển thương mại.
Nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, huyện có vị trí địa lý đặc biệt khi có đường bờ biển dài 32 km, tạo nên cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và đẹp đẽ.
Địa giới hành chính của huyện như sau:
- Phía Đông của huyện Nghi Xuân tiếp giáp Biển Đông.
- Phía Tây của huyện Nghi Xuân tiếp giáp thị xã Hồng Lĩnh và huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
- Phía Nam của huyện Nghi Xuân tiếp giáp huyện Can Lộc và huyện Lộc Hà.
- Phía Bắc của huyện Nghi Xuân tiếp giáp thị xã Cửa Lò, huyện Nghi Lộc và thành phố Vinh thuộc tỉnh Nghệ An.
Diện tích và dân số:
Huyện Nghi Xuân có tổng diện tích đất tự nhiên 218 km² và dân số năm 2019 là 102.160 người. Mật độ dân số đạt 530 người/km².
Khí hậu:
Huyện Nghi Xuân nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10, chiếm khoảng 78% lượng mưa cả năm, lượng mưa trung bình hàng năm từ 2550 mm đến 2750 mm. Trong khi đó, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, thời tiết trở nên khô ráo và lạnh hơn.
Đặc biệt, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc, mùa đông ở Nghi Xuân thường bớt lạnh hơn so với các tỉnh miền Bắc khác và có thời gian ngắn hơn. Nhiệt độ trung bình trong mùa hè có thể lên tới 37-39 độ C, tạo nên thời tiết nắng nóng, khô hạn và khắc nghiệt.
Những biến đổi khí hậu gần đây cũng làm cho thời tiết tại đây trở nên phức tạp hơn với những hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt và hạn hán ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp của người dân.
Truyền thống văn hóa:
Nghi Xuân khi xưa thuộc phủ Đức Quang (gồm cả Hương Sơn, Can Lộc, Đức Thọ, Thanh Chương, Nghi Lộc) được xem là vùng đất học của trấn Nghệ An.
Trong thời kỳ phong kiến, Nghi Xuân có 21 vị đỗ đại khoa (Tiến sĩ) với những dòng họ nổi tiếng khoa bảng như: Nguyễn Tiên Điền, Ngụy Khắc, Trần, Phan, Uông, Đậu,… và các làng giàu truyền thống văn hoá như: Tiên Điền, Uy Viễn, Cương Gián, Cổ Đạm, Tả Ao, Phan Xá,…
Nhiều người thành đạt xuất thân từ Nghi Xuân, như Danh nhân văn hóa thế giới:
-
Đại thi hào Nguyễn Du
-
Đại doanh điền, nhà thơ Nguyễn Công Trứ
-
Nhà địa lý Tả Ao nổi tiếng đời Hậu Lê
-
Danh tướng Nguyễn Xí
-
Thiêm đô Ngự sử Phạm Ngữ (1434-?)
-
Danh nhân Đặng Thái Phương
-
Hoàng giáp Phan Chính Nghị
-
Tể tướng Nguyễn Nghiễm
-
“An Nam ngũ tuyệt”, nhà thơ Nguyễn Hành
-
Tiến sĩ, Toản Quận công Nguyễn Khản
-
Tổng đốc, Thượng thư Ngụy Khắc Tuần
-
Quê gốc của La sơn phu tử Nguyễn Thiếp (quân sư của hoàng đế Quang Trung), Bảng nhãn Trần Bảo Tín, Thám hoa Nguyễn Bật Lạng, Thám hoa Ngụy Khắc Đản
-
Nhà sử học Trần Trọng Kim (thủ tướng đầu tiên của Chính phủ Việt Nam),…
4. Lịch sử và quá trình hình thành huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh):
Từ thời nhà Đường đến nhà Ngô, Đinh, Tiền Lê, địa bàn huyện Nghi Xuân thuộc đất Hoan Châu.
Thời nhà Lý, nhà Trần: Nghi Xuân thuộc Nghệ An châu, Nghệ An trại.
Thời nhà Hậu Lê, huyện Nghi Xuân thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An (rồi trấn Nghệ An).
Thời nhà Nguyễn, huyện Nghi Xuân thuộc phủ Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ năm 1832 đến năm 1975, huyện Nghi Xuân trực thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Từ năm 1976 đến năm 1991, huyện Nghi Xuân trực thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 17 xã: Cổ Đạm, Cương Gián, Tiên Điền, Xuân An, Xuân Đan, Xuân Giang, Xuân Hải, Xuân Hội, Xuân Hồng, Xuân Lam, Xuân Liên, Xuân Mỹ, Xuân Phổ, Xuân Thành, Xuân Trường, Xuân Viên, Xuân Yên.
Ngày 5 tháng 9 năm 1975, sáp nhập xóm Hội Phúc thuộc xã Xuân Hội vào xã Xuân Trường.
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, thành lập xã Xuân Lĩnh tại vùng đất khai hoang.
Ngày 1 tháng 3 năm 1988, tách toàn bộ 59,30 ha diện tích tự nhiên và 507 nhân khẩu của xóm Tiến Hòa, xã Tiên Điền; toàn bộ 22,5 ha diện tích tự nhiên và 588 nhân khẩu của xóm Giang Thủy, xã Xuân Giang cùng 2.298 nhân khẩu là cán bộ, công nhân viên Nhà nước và người ăn theo của các cơ quan đóng trên địa bàn này để thành lập thị trấn Nghi Xuân, thị trấn huyện lỵ huyện Nghi Xuân.
Từ năm 1991 đến nay, huyện Nghi Xuân thuộc tỉnh Hà Tĩnh.
Ngày 8 tháng 6 năm 1994, chuyển xã Xuân An thành thị trấn Xuân An.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Tiên Điền và thị trấn Nghi Xuân thành thị trấn Tiên Điền, sáp nhập xã Xuân Đan và xã Xuân Trường thành xã Đan Trường.
5. Thông tin quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh):
Ngày 4/3/2022, UBND huyện Như Xuân đã trình UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc thẩm định, phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021- 2030 huyện Nghi Xuân.
Theo tờ trình, nội dung phương án Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 đến 2030, huyện Nghi Xuân được xác định với các chỉ tiêu sử dụng đất và cơ cấu các loại đất với tổng diện tích đất tự nhiên là 22251,10 ha. Trong đó:
-
Đất nông nghiệp: 14.053,78 ha.
-
Đất phi nông nghiệp: 7.883,60 ha.
-
Đất chưa sử dụng: 313,71 ha.
Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, huyện Nghi Xuân:
-
Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 3.035,30 ha.
-
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp: 77,12 ha.
-
Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 15,15 ha.
Kế hoạch đưa đất chưa sử dụng vào sử dụng giai đoạn 2021-2030, huyện Nghi Xuân:
-
Đất nông nghiệp: 560,28 ha.
-
Đất phi nông nghiệp: 144,50 ha.
Vị trí, diện tích các khu vực đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ Quy hoạch sử dụng đất năm 2030, tỷ lệ 1/25.000 theo Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Nghi Xuân.
Trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2020 huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh cũng có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Nghi Xuân đến năm 2030. Phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện Nghi Xuân được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
THAM KHẢO THÊM: