Huyện Nghi Lộc phía Đông trông ra biển Đông và giáp Thị xã Cửa Lò, phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), phía Nam giáp Thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên, phía Tây giáp huyện Đô Lương, phía Tây Bắc giáp huyện Yên Thành và phía Bắc giáp huyện Diễn Châu. Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Nghi Lộc (Nghệ An).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Nghi Lộc (Nghệ An):
2. Huyện Nghi Lộc (Nghệ An) có bao nhiêu xã phường?
Nghi Lộc có 29 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Nghi Lộc |
1 | Thị trấn Quán Hành |
2 | Xã Nghi Văn |
3 | Xã Nghi Yên |
4 | Xã Nghi Tiến |
5 | Xã Nghi Hưng |
6 | Xã Nghi Đồng |
7 | Xã Nghi Thiết |
8 | Xã Nghi Lâm |
9 | Xã Nghi Quang |
10 | Xã Nghi Kiều |
11 | Xã Nghi Mỹ |
12 | Xã Nghi Phương |
13 | Xã Nghi Thuận |
14 | Xã Nghi Long |
15 | Xã Nghi Xá |
16 | Xã Nghi Hoa |
17 | Xã Khánh Hợp |
18 | Xã Nghi Thịnh |
19 | Xã Nghi Công Bắc |
20 | Xã Nghi Công Nam |
21 | Xã Nghi Thạch |
22 | Xã Nghi Trung |
23 | Xã Nghi Trường |
24 | Xã Nghi Diên |
25 | Xã Nghi Phong |
26 | Xã Nghi Xuân |
27 | Xã Nghi Vạn |
28 | Xã Phúc Thọ |
29 | Xã Nghi Thái |
3. Giới thiệu về huyện Nghi Lộc (Nghệ An):
- Lịch sử
Huyện Nghi Lộc được thành lập lần đầu tiên vào năm 1469 với tên gọi là Dương Thành.
Trải qua 550 năm hình thành và phát triển, huyện đã nhiều lần thay đổi tên gọi từ Dương Thành trở thành Dương Toại, Phố Dương, Tân Phúc, Nghi Chân, Chân Phúc, Chân Lộc.
Năm 1832, vua Minh Mạng chia trấn Nghệ An thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh thì huyện Chân Phúc nhập vào phủ Anh Đô thuộc tỉnh Nghệ An.
Năm 1894, vua Thành Thái đổi tên huyện thành Nghi Lộc như hiện nay.
Năm 1919, thực dân Pháp bỏ cấp phủ, huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ An.
Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện. Huyện Nghi Lộc khi đó gồm có 24 xã: Đông Hải, Hải Yến, Hiến Hạp, Hợp Thái, Kim Khê, Kim Lộc, Kim Phúc, Kim Trường, La Nham, La Vân, Lâm Kiều, Long Châu, Lữ Lĩnh, Mỹ Thạch, Nguyên Xá, Ngư Phong, Phan Xuân, Thần Sơn, Thịnh Trường, Thuận Hợp, Vạn Hòa, Vạn Xuân, Văn Yên, Vọng Nhi.
Từ 1976 – 1991, huyện Nghi Lộc thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh, gồm 38 xã: Nghi Ân, Nghi Công, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Đức, Nghi Hải, Nghi Hoa, Nghi Hòa, Nghi Hợp, Nghi Hưng, Nghi Hương, Nghi Khánh, Nghi Kiều, Nghi Kim, Nghi Lâm, Nghi Liên, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Tân, Nghi Thạch, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Thịnh, Nghi Thu, Nghi Thuận, Nghi Thủy, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Xuân, Nghi Yên, Phúc Thọ.
Ngày 4 tháng 4 năm 1986, thành lập thị trấn Quán Hành, thị trấn huyện lỵ huyện Nghi Lộc trên cơ sở 26,15 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Trung; 10,08 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Hoa và 11,35 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Long; thành lập thị trấn Cửa Lò trên cơ sở diện tích, dân số của hai xã Nghi Tân và Nghi Thủy cùng 82 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Thu và 15 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Hợp.
Đến cuối năm 1993, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, gồm 2 thị trấn: Quán Hành, Cửa Lò và 36 xã: Nghi Ân, Nghi Công, Nghi Diên, Nghi Đồng, Nghi Đức, Nghi Hải, Nghi Hoa, Nghi Hòa, Nghi Hợp, Nghi Hưng, Nghi Hương, Nghi Khánh, Nghi Kiều, Nghi Kim, Nghi Lâm, Nghi Liên, Nghi Long, Nghi Mỹ, Nghi Phong, Nghi Phương, Nghi Quang, Nghi Thạch, Nghi Thái, Nghi Thiết, Nghi Thịnh, Nghi Thu, Nghi Thuận, Nghi Tiến, Nghi Trung, Nghi Trường, Nghi Vạn, Nghi Văn, Nghi Xá, Nghi Xuân, Nghi Yên, Phúc Thọ.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, tách thị trấn Cửa Lò và 4 xã: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải, một phần xã Nghi Quang để thành lập thị xã Cửa Lò.
Ngày 10 tháng 4 năm 2002, chia xã Nghi Công thành 2 xã: Nghi Công Bắc và Nghi Công Nam.
Ngày 2 tháng 4 năm 2007, mở rộng thị trấn Quán Hành trên cơ sở sáp nhập 174,23 ha diện tích tự nhiên và 1.532 nhân khẩu của xã Nghi Trung; 11,07 ha diện tích tự nhiên và 253 nhân khẩu của xã Nghi Long; 132,6 ha diện tích tự nhiên và 1.434 nhân khẩu của xã Nghi Hoa; 20,61 ha diện tích tự nhiên và 97 nhân khẩu của xã Nghi Diên.
Ngày 17 tháng 4 năm 2008, 4 xã: Nghi Kim, Nghi Đức, Nghi Liên, Nghi Ân được sáp nhập vào thành phố Vinh.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập 2 xã Nghi Hợp và Nghi Khánh thành xã Khánh Hợp. Từ đó, huyện Nghi Lộc có 1 thị trấn và 28 xã như hiện nay.
- Vị trí
Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, nằm từ 18041′ đến 18 phút054′ vĩ độ Bắc và 105028′ đến 105045′ Kinh Đông. Đây là địa bàn có tuyến đường cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt đang được thi công đi qua.
+ Phía Đông giáp biển Đông và thị xã Cửa Lò.
+ Phía Đông Nam giáp huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
+ Phía Nam huyện giáp thành phố Vinh và huyện Hưng Nguyên.
+ Phía Tây Nam huyện giáp huyện Nam Đàn.
+ Phía Tây huyện giáp huyện Đô Lương.
+ Phía tây bắc huyện giáp huyện Yên Thành
+ Phía Bắc huyện giáp huyện Diễn Châu.
- Diện tích và dân số:
Diện tích: Huyện Nghi Lộc hiện tại có tổng diện tích tự nhiên: 34.770,43 ha, trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp: 14.309,52 ha; Đất lâm ngghiệp: 9.329,7 ha; Đất ở: 1.234,91 ha; Đất chưa sử dụng: 3.646,69 ha.
Dân số: tính đến hết năm 2020 huyện Nghi Lộc có 57.706 hộ với 220.159 nhân khẩu.
- Địa hình
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và có thể chia thành 2 vùng lớn:
+ Vùng bán sơn địa
Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tương đối rộng, một số hồ đập lớn được xây dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lương thực cho huyện, với diện tích đất tự nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện. Gồm các xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Phương, Nghi Hưng, Nghi Đồng. Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhưng tập trung ít dân cư khoảng 57.842 người chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện.
+ Vùng đồng bằng
Khu vực trung tâm và phía Đông, Đông Nam của huyện địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6- 5,0 m, với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện. Do đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng có thể phân thành 2 vùng:
Vùng thấp hoặc trũng: Chủ yếu là đất phù sa của hệ thống sông Cả, có độ cao từ 0,6- 3,5 m, địa hình thấp, nguồn nước khá dồi dào, đây là vùng trọng điểm lúa của huyện, gồm các xã Nghi Vạn, Nghi Diên, Nghi Hoa, Nghi Thuận và một phần của Nghi Long, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Xá, Nghi Trung.
Vùng cao: Chủ yếu là đất cát biển, có độ cao từ 1,5- 5,0 m, là vùng đất màu của huyện, gồm các xã Nghi Trường, Nghi Thịnh, Nghi Thạch, Nghi Long, Nghi Xá, Nghi Khánh, Nghi Yên, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Thái, Phúc Thọ, Nghi Xuân, Nghi Phương, Nghi Trung, Nghi Quang.
4. Bản đồ quy hoạch huyện Nghi Lộc (Nghệ An):
Ngày 10/10/2022, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 400/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm đầu của huyện Nghi Lộc.
Theo đó, diện tích và cơ cấu các loại đất trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 là 34.601,00 ha. Trong đó: đất nông nghiệp 20.640,00 ha chiếm 59,65% tổng diện tích; đất phi nông nghiệp 13.531,76 ha, chiếm 39,11% tổng diện tích; đất chưa sử dụng 429,24 ha, chiếm 1,24% tổng diện tích.
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện là 4.234,65 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp 3.859,77 ha; Chuyển cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp 275,28 ha; Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở 99,60 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích trong quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 là 369,50 ha. Trong đó: Đưa vào sử dụng đất nông nghiệp 102,49 ha; Đưa vào sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp 267,01 ha.
Vị trí, diện tích các khu đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, tỷ lệ 1:25.000 và báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và đất đai kỳ đầu phương án sử dụng quy hoạch huyện Nghi Lộc.
THAM KHẢO THÊM: