Huyện Lộc Hà là một huyện ven biển của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, được thành lập vào năm 2007 từ việc sát nhập một phần diện tích và dân số của hai huyện Can Lộc và Thạch Hà. Xin mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh):
Lưu ý: Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh).
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
-
Thành lập thị trấn Lộc Hà, thị trấn huyện lỵ huyện Lộc Hà trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Thạch Bằng.
-
Sáp nhập hai xã An Lộc và Bình Lộc thành xã Bình An.
2. Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Lộc Hà có 12 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 11 xã.
STT | Danh sách xã, phường huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) |
1 | Thị trấn Lộc Hà (huyện lỵ) |
2 | Xã Bình An |
3 | Xã Hộ Độ |
4 | Xã Hồng Lộc |
5 | Xã Ích Hậu |
6 | Xã Mai Phụ |
7 | Xã Phù Lưu |
8 | Xã Tân Lộc |
9 | Xã Thạch Châu |
10 | Xã Thạch Kim |
11 | Xã Thạch Mỹ |
12 | Xã Thịnh Lộc |
Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:
-
Xã An Lộc
-
Xã Bình Lộc
-
Xã Thạch Bằng
3. Thông tin khát quát về huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh):
Vị trí địa lý:
Huyện Lộc Hà nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 18 km về phía Đông Bắc.
-
Phía Đông của huyện Lộc Hà tiếp giáp Biển Đông.
-
Phía Tây của huyện Lộc Hà tiếp giáp huyện Can Lộc.
-
Phía Nam của huyện Lộc Hà tiếp giáp huyện Thạch Hà và thành phố Hà Tĩnh.
-
Phía Bắc của huyện Lộc Hà tiếp giáp huyện Nghi Xuân.
Huyện Lộc Hà là một huyện ven biển của tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam, được thành lập vào năm 2007 từ việc sát nhập một phần diện tích và dân số của hai huyện Can Lộc và Thạch Hà.
Địa hình:
Với vị trí địa lý nằm ở phía đông bắc tỉnh Hà Tĩnh, Lộc Hà có địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần về phía biển, bao gồm cả đồi núi và đồng bằng, mang đến một cảnh quan tự nhiên phong phú và đa dạng.
Huyện có một số núi thấp như:
-
Núi Bằng Sơn (Rú Bờng): Cao khoảng 230 m, trên núi có chùa Kim Dung.
-
Núi Tiên Am: Cao khoảng 100 m, thuộc xã Thịnh Lộc, trên núi có chùa Chân Tiên, dưới chân núi có Bầu Tiên.
Diện tích và dân số:
Huyện có diện tích tự nhiên là 118,31 km² và dân số vào năm 2007 là 86.213 người, với mật độ dân số đạt 729 người/km². 16,4% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Khí hậu:
Huyện Lộc Hà nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình khoảng 20.3°C và lượng mưa hàng năm từ 1900 đến 2100 mm. Trong khi đó, mùa khô từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm có đặc điểm nắng nóng, nhiệt độ trung bình lên đến 32.1°C, lượng nước bốc hơi lớn do gió Tây Nam thổi từ Lào sang, gây nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống người dân. Đặc biệt, từ tháng 5 đến tháng 8, lượng bốc hơi đạt mức cao nhất, nhiệt độ có thể lên đến 38 – 40°C. Điều này làm cho việc canh tác và sinh hoạt hàng ngày trở nên thách thức, đặc biệt là trong việc quản lý nguồn nước và phòng chống cháy rừng.
Để thích nghi với điều kiện khí hậu khắc nghiệt này, người dân Lộc Hà đã phát triển các phương pháp canh tác thông minh và bền vững, như hệ thống tưới tiết kiệm nước và trồng cây có khả năng chịu hạn tốt. Ngoài ra, huyện cũng đang đẩy mạnh các biện pháp giảm nhẹ thiên tai và tăng cường khả năng phục hồi sau các sự kiện thời tiết cực đoan, không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương.
Kinh tế – xã hội:
Lộc Hà không chỉ nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như chùa Kim Dung trên núi Bằng Sơn hay chùa Chân Tiên trên núi Tiên Am mà còn là nơi có nền giáo dục phát triển với nhiều trường học từ tiểu học đến trung học phổ thông. Huyện cũng có một hệ thống giao thông thuận lợi với tỉnh lộ TL9 nối liền các xã và bãi biển Thạch Kim, hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế và du lịch. Đặc biệt, Lộc Hà còn là điểm đến ấn tượng với sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và tiện ích hiện đại, tạo nên một không gian sống đầy sức hấp dẫn cho cư dân và du khách.
4. Tiềm năng du lịch biển của huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh):
Mặc dù những năm gần đây du lịch Lộc Hà đã từng bước phát triển, thu hút đông đảo du khách tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn: Các khách sạn, nhà nghỉ tại khu du lịch hiện vẫn còn ít so với nhu cầu; kết nối các tour tuyến du lịch liên kết trong tỉnh còn hạn chế; nhiều sản phẩm hàng hóa đặc trưng của Lộc Hà, đặc biệt là các loại hải sản và sản phẩm chế biến từ thủy hải sản chưa định hình được những phong cách, thương hiệu để thu hút khách du lịch.
Để phát triển du lịch dịch vụ bền vững và đạt hiệu quả trong thời gian tới, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực và hình thành, thử nghiệm các loại hình kinh doanh dịch vụ, cụ thể là:
-
Tập trung đầu tư công tác quy hoạch và xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư thương mại, du lịch, dịch vụ. Đặc biệt là trong kêu gọi các dự án đầu tư vê cơ sở hạ tầng du lịch như giao thông, hệ thống điện, các cơ sở dịch vụ nghỉ dưỡng,… để từng bước hoàn thiện hệ thống thiết chế hạ tầng du lịch đạt chuẩn. Thu hút và phát triển một số loại hình kinh doanh du lịch dịch vụ mới, từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách.
-
Đào tạo có địa chỉ và nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực làm công tác du lịch, từng bước xây dựng môi trường du lịch văn minh – sạch đẹp.
-
Từng bước tuyên truyền, vận động nhằm chuyển đổi tư tưởng người dân về xây dựng một môi trường văn hóa du lịch văn minh, xác định mục đích làm du lịch là một nghề chính tập trung toàn thời gian, không phải làm thời vụ. Đồng thời thay đổi phong cách, ứng xử văn hóa du lịch trong cộng đồng dân cư.
-
Tập trung tạo ra các sản phẩm mang thương hiệu của địa phương như các sản phẩm từ biển: Các nguồn thủy hải sản, nước mắm Thạch Kim, hàu vẹm Hộ Độ,… và các sản phẩm từ nông nghiệp.
-
Bên cạnh đó tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu cảnh quan du lịch và những đặc trưng về lễ hội, sản vật của huyện Lộc Hà. Đặc biệt là giữ nguyên hoạt động tuần lễ văn hóa – du lịch hàng năm gắn với các hoạt động khai trương mùa du lịch và các lễ hội truyền thống.
-
Tăng cường phối hợp đồng bộ giữa các ban, ngành trong xây dựng môi trường du lịch văn minh lịch sự, đảm bảo an toàn trật tự xã hội. Tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành để kiểm tra, phát hiện và xử lý triệt để những hành vi ứng xử thiếu văn minh trong kinh doanh. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong nhân dân nhằm xây dựng phong cách ứng xử văn minh, lịch sự, việc giữ gìn, đảm bảo an ninh, an toàn, vệ sinh môi trường để phát triển du lịch.
-
Với những tiềm năng lợi thế sẵn có, trong thời gian tới Lộc Hà phấn đấu sẽ là điểm du lịch trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là du lịch biển.
5. Quy hoạch phát triển giao thông huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh):
Quy hoạch giao thông tỉnh Lộc Hà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với các tuyến giao thông huyết mạch chạy trong địa bàn.
Theo quy hoạch xây dựng của huyện Lộc Hà, định hướng phát triển hạ tầng giao thông được thực hiện cụ thể như sau:
Đường bộ:
-
Quốc lộ 15B, Quốc lộ ven biển và Quốc lộ 281 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nền đường rộng 12,0m, mặt đường rộng 11,0m.
-
Đường tỉnh 547, Đường tỉnh 548, Đường tỉnh lộ 7 cũ (đường Hồng Hậu) định hướng đến năm 2035 cải tạo, nâng cấp mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng. Đến năm 2050 nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
-
Đường tỉnh 549 đến năm 2035 cải tạo, nâng cấp mở rộng đoạn từ điểm giao QL.281 tại xã Thạch Bằng, đến điểm cuối tại bãi biển xã Thạch Kim đạt tiêu chuẩn đường đô thị. Đến năm 2050 nâng cấp, mở rộng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường đô thị.
-
Đường huyện: Cải tạo nâng cấp các tuyến đường huyện lên cấp IV đồng bằng và quy hoạch 03 tuyến mới lên cấp IV đồng bằng (thực hiện phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn).
-
Đường liên xã, đường xã: Nâng cấp toàn bộ mạng lưới đường liên xã, đường xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới (thực hiện phân kỳ đầu tư theo từng giai đoạn).
-
Giao thông đô thị, cụm công nghiệp, khu du lịch: Được xác định trong quy hoạch xây dựng đô thị, cụm công nghiệp, khu du lịch.
-
ến xe: Xây dựng 1 bến xe tại tuyến Quốc lộ ven biển với quy mô dự kiến từ 3 ÷ 5ha.
-
Bãi đỗ xe: Tuân thủ quy hoạch bãi đỗ xe đã được xác định trong các đồ án quy hoạch trên địa bàn huyện đã được phê duyệt.
Đường thủy:
-
Quy hoạch các tuyến đường sông: Thực hiện theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa tỉnh Hà Tĩnh.
-
Bến thủy nội địa: Quy hoạch 2 bến thủy nội địa tại thị trấn Lộc Hà và xã Hộ Độ.
-
Cảng: Xây dựng, nâng cấp Cảng Thạch Kim.
THAM KHẢO THÊM: