Huyện Lạc Thủy là huyện trung du nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hòa Bình. Huyện có địa hình đồi gò lượn sóng, nhiều núi đá vôi. Lạc Thủy có 60.624 (tháng 7/2009), gồm các dân tộc như Mường, Dao, Kinh. Huyện Lạc Thủy có 10 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc. Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Lạc Thủy (Hòa Bình).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình:
2. Huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) có 10 đơn vị hành chính cấp xã phường, bao gồm 2 thị trấn và 8 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách các thị trấn, xã thuộc huyện Lạc Thủy |
1 | Thị trấn Chi Nê (huyện lỵ) |
2 | Thị trấn Ba Hàng Đồi |
3 | Xã An Bình |
4 | Xã Đồng Tâm |
5 | Xã Hưng Thi |
6 | Xã Khoan Dụ |
7 | Xã Phú Nghĩa |
8 | Xã Phú Thạnh |
9 | Xã Thống Nhất |
10 | Xã Yên Bồng |
3. Tìm hiểu chung về huyện Lạc Thủy (Hòa Bình):
3.1. Lịch sử hình thành:
Ngày 18 tháng 3 năm 1891, địa bàn huyện Lạc Thủy ngày nay thuộc châu Lạc Thủy, ban đầu thuộc tỉnh Mường (Hòa Bình ngày nay), sau đó thuộc các tỉnh Chợ Bờ, Phương Lâm (do đổi tên từ tỉnh Mường). Ngày 24 tháng 10 năm 1908, châu Lạc Thủy chuyển sang tỉnh Hà Nam. Ngày 1 tháng 12 năm 1924, một số xã của châu Lạc Thủy được nhập vào phủ Nho Quan của tỉnh Ninh Bình. Đến năm 1964, huyện Lạc Thủy có 23 xã: An Bình, An Lạc, Bảo Hiệu, Cố Nghĩa, Đoàn Kết, Đồng Môn, Đồng Tâm, Hưng Thi, Hữu Lợi, Khoan Dụ, Lạc Hưng, Lạc Long, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Thịnh, Liên Hòa, Ngọc Lương, Phú Lai, Phú Lão, Phú Thành, Yên Bồng, Yên Lạc và Yên Trị. Ngày 17 tháng 8 năm 1964, tách 11 xã: Bảo Hiệu, Đoàn Kết, Hữu Lợi, Lạc Hưng, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Thịnh, Ngọc Lương, Phú Lai, Yên Lạc và Yên Trị thành lập huyện Lạc Thủy. Ngày 13 tháng 7 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Sông Bôi. Năm 1975, hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành Hà Sơn Bình, huyện Lạc Thỷ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Lạc Thủy thuộc tỉnh Hòa Bình vừa tái lập. Ngày 31 tháng 8 năm 1999, giải thể thị trấn nông trường Sông Bôi. Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình (Nghị quyết có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
- Sáp nhập thị trấn Thanh Hà và xã Thanh Nông thành thị trấn Ba Hàng Đồi.
- Sáp nhập 3 xã: An Lạc, Đồng Môn, Liên Hòa thành xã Thống Nhất.
- Sáp nhập xã Lạc Long vào thị trấn Chi Nê.
- Sáp nhập 2 xã: Phú Lão và Cố Nghĩa thành xã Phú Nghĩa.
- Huyện Lạc Thủy có 2 thị trấn và 8 xã trực thuộc như hiện nay.
Huyện Lạc Thủy có địa hình xen kẽ trung du và miền núi khá điển hình. Địa hình của huyện tương đối phức tạp với nhiều đồi núi đá vôi, xen kẽ là hệ thống sông suối và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Huyện Lạc Thủy có tổng diện tích đất tự nhiên là 315 km2 (chiếm 6,3% diện tích toàn tỉnh), dân số năm 2018 là 65.820 người. Mật độ dân số khoảng 209 người/km2. Vị trí địa lý huyện Lạc Thủy:
- Phía Đông huyện Lạc Thủy giáp với huyện Kim Bảng và huyện Thanh Liêm của tỉnh Hà Nam.
- Phía Nam huyện Lạc Thủy giáp với huyện Gĩa Viễn, Nho Quan của tỉnh Ninh Bình.
- Phía Tây huyện Lạc Thủy giáp với huyện Yên Thủy và Kim Bôi thuộc tỉnh Hòa Bình.
- Phía Bắc huyện Lạc Thủy giáp với huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình.
3.2. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình – Khí hậu:
Địa hình huyện Lạc Thủy mang tính chất đặc trưng trung chuyển giữa trung du và miền núi. Nhìn tổng thể, địa hình Lạc Thủy có xu hướng thấp dần theo hướng từ Tây Bắc xuống Đông Nam tương đối phức tạp với nhiều đồi núi và núi đá vôi, xen kẽ là hệ thống sông, suối
Khí hậu Lạc Thủy mang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Trong mùa mưa, lượng mưa tương đối cao: 1.681 mm, chủ yếu tập trung vào tháng 6 và tháng 7. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 năm trước và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Vào mùa mưa, do điều kiện mặt đệm và địa hình chia cắt mạnh kết hợp với mưa lớn dễ gây ra lụt lội, lũ quét ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân. Độ ẩm trung bình năm khoảng 23 độ C; cao nhất là 28 độ C; thấp nhất là 17,2 độ C. Khí hậu Lạc Thủy lạnh nhất từ giữa tháng 11 năm trước đến tháng 2 năm sau.
- Tài nguyên thiên nhiên:
Rừng ở Lạc Thủy có nhiều chủng loại cây phong phú và đa dạng như: Bương, tre, nứa, mây, song, cây dược liệu quý,…Trong rừng có nhiều loài thú quý sinh sống như: Hổ, báo, gấu, trăn, rắn, hươi, nai,… Nguồn tài nguyên khoáng sản đáng kể nhất ở huyện Lạc Thủy là cát vàng, đá, sỏi. Cát vàng được khai thác chủ yếu ở ven sông Bôi; sỏi tập trung ở các xã Phú Lão, Đồng Tâm và An Lạc; đá tập trung ở các xã Phú Lão (với trữ lượng khoảng 195.000 m3), Đồng Tâm (33.000 m3), Khoan Dụ (20.000 m3). Ngoài ra, ở Lạc Thủy còn có một số mỏ khoáng sản khác nhưng trữ lượng nhỏ hơn: mỏ than đá ở Lạc Long, thị trấn Chi Nê, Đồng Môn mỗi năm có thể khai thác khoảng 2.000 tấn; mỏ ăngtimoan, thủy ngân ở xã An Bình với trữ lượng không đáng kể.
3.3. Điều kiện kinh tế:
Nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế, huyện Lạc Thủy triển khai các chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi để thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch và các cụm công nghiệp trên địa bàn. Ưu tiên phát triển công nghiệp có tiềm năng, lợi thế về nguyên liệu và hỗ trợ doanh nghiệp đến đầu tư.
- Tích cực thu hút đầu tư:
Huyện Lạc Thủy đã đề ra nhiều giải pháp để cải thiện môi trường đầu tư. Trong đó, huyện chú trọng làm tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng; tăng cường đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cấp các tuyến đường. Toàn huyện đã có 68 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký khoảng 47.772 tỷ đồng, trong đó có 35 dự án đã đi vào hoạt động. Các dự án hoạt động hiệu quả không chỉ đóng góp cho ngân sách, mà còn giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Các hoạt động xúc tiến đầu tư được huyện quan tâm; tích cực phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Năm 2023, huyện đã có 5 dự án đầu tư được UBND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư và thu hút thêm được 1 dự án (dự án Nhà máy sản xuất tấm thạch anh nhân tạo). Trên địa bàn huyện đã có 5 Cụm Công nghiệp (CCN), trong đó có 3 CCN đã đi vào hoạt động, 1 CCN đang trong quá trình hoàn thiện các thủ tục để giải phóng mặt bằng, 1 CCN đang xin ý kiến các ngành để báo cáo UBND tỉnh quyết định thành lập. Các CCN đã thu hút được 19 nhà đầu tư thứ cấp, tổng diện tích thực hiện dự án là 52,28 ha; tổng mức đăng ký đầu tư là 1.406,37 tỷ đồng.
- Tập trung thực hiện các dự án trọng điểm:
Trên địa bàn huyện Lạc Thủy có 10 dự án trọng điểm, gồm 5 dự án sử dụng ngân sách, 5 dự án ngoài ngân sách. Với sự tích cực của cả hệ thống chính trị, huyện đã bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư dự án tuyến cáp treo Hương Bình tại xã Phú Nghĩa. Chiều dài toàn bộ tuyến khoảng 2.965 km (địa phận Hòa Bình 1.486 km; địa phận Hà Nội 1.479 km); diện tích sử dụng đất khoảng 35,5 ha (diện tích thuộc tỉnh Hòa Bình 17,79 ha). Tổng mức đầu tư dự án là 1.726,339 tỷ đồng; diện tích giải phóng mặt bằng là 171,8 ha. Dự án đã được khởi công vào ngày 24/5/2023 đối với đầu Hòa Bình. Dự án sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình tại xã Yên Bồng với vốn đăng ký đầu tư khoảng 8.002 tỷ đồng, tổng diện tích ảnh hưởng khoảng 167 ha, gồm 3 hạng mục.
THAM KHẢO THÊM: