Hạ Hòa là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm tỉnh lị 70 km. Đây cũng chính là mảnh đất thiêng của xứ sở Vua Hùng, nằm ở trung tâm của các vùng kinh tế trọng điểm với những bản sắc văn hóa giàu tiềm năng. Bài viết dưới đây cung cấp: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Hạ Hòa (Phú Thọ).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Hạ Hòa (Phú Thọ):
2. Huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) có bao nhiêu xã phường:
Huyện Hạ Hòa có 20 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn, 19 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) |
1 | Thị trấn Hạ Hoà |
2 | Xã Đại Phạm |
3 | Xã Đan Thượng |
4 | Xã Hà Lương |
5 | Xã Tứ Hiệp |
6 | Xã Hiền Lương |
7 | Xã Phương Viên |
8 | Xã Gia Điền |
9 | Xã Ấm Hạ |
10 | Xã Hương Xạ |
11 | Xã Xuân Áng |
12 | Xã Yên Kỳ |
13 | Xã Minh Hạc |
14 | Xã Lang Sơn |
15 | Xã Bằng Giã |
16 | Xã Yên Luật |
17 | Xã Vô Tranh |
18 | Xã Văn Lang |
19 | Xã Minh Côi |
20 | Xã Vĩnh Chân |
3. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên huyện Hạ Hòa:
3.1. Vị trí địa lý:
Huyện Hạ Hòa nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Phú Thọ, nằm cách thành phố Việt Trì khoảng 70 km về phía Tây Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 136 km, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Đoan Hùng và huyện Thanh Ba;
- Phía Tây giáp huyện Trấn Yên và huyện Văn Chấn thuộc tỉnh Yên Bái;
- Phía Nam giáp huyện Cẩm Khê và huyện Yên Lập;
- Phía Bắc giáp thành phố Yên Bái và huyện Yên Bình thuộc tỉnh Yên Bái.
Huyện Hạ Hòa có diện tích tự nhiên là 34.147,2 ha và dân số là 109.400 người.
3.2. Khí hậu:
Khí hậu của Hạ Hòa nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mang nhiều nét đặc trưng của khí hậu miền núi phía Tây Bắc. Nhiệt độ trong năm trung bình từ 220 đến 240C; cao nhất vào tháng 5 – 6 là 33,60C, có lúc lên tới 410C, thấp nhất vào tháng 1 là 13,40C, có lúc xuống tới 40 C. Lượng mưa trung bình trong toàn huyện đo được là 2.000mm. Mùa mưa từ tháng 5 – 10, chiếm 80 – 85% lượng mưa cả năm (cao điểm vào các tháng 6, 7, 8). Mùa khô từ tháng 11 – 12 chiếm 15 – 20% lượng mưa cả năm.
Gió mùa Đông Bắc ở Hạ Hòa kéo dài từ tháng 12 đến tháng 3. Ở một số vùng thuộc hữu ngạn sông Thao thời kỳ này xuất hiện sương muối. Gió Đông Nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm, tạo nên sự mát mẻ và mưa nhiều ở địa phương. Gió Tây Nam xen kẽ gió đông nam, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, khiến cho khí hậu khô nóng, độ ẩm thấp. Những năm gần đây thường xuất hiện bão lốc cục bộ, kèm theo mua đá vào các tháng 4, 5, 6 hàng năm, có lẽ do Hạ Hòa nằm giữa lòng chảo khu vực hai hồ lớn thủy điện Hòa Bình và thủy điện Thác Bà.
Hạ Hòa có độ ẩm trung bình 80 – 85% năm, trong đó độ ẩm cao nhất đo được là 96%, thấp nhất là 60%.
3.3. Địa hình:
Địa hình Hạ Hòa thuộc dạng lòng chảo, thoải dần theo hướng Đông Nam, được tạo nên bởi các triền núi cao như các núi: Núi Ông (218m), núi Văn (387m), núi Tiên Phong (125,5m), núi Kìm (513m), núi Trưa (221,9m), nằm ở địa phận 10 xã, có sườn thoải dần về phía sông Thao và các núi Gò Ngang (272m – Yên Kỳ), núi Buộm (Hương Xạ), núi Sơn Nhiễu (152m – Đại Phạm), núi Thanh Hương (Phụ Khánh) sườn thoải dần về tả ngạn sông Thao. Chính dạng địa hình trên đã tạo ra các vùng sinh thái khác nhau (vùng đất bãi trong đê sông Thao, vùng đồi đất thấp, vùng đồi cao và đất núi) có nhiều hứa hẹn và điều kiện để địa phương phát triển toàn diện lâm, nông, ngư nghiệp.
3.4. Chế độ thủy văn:
Chế độ thủy văn của Hạ Hòa khá phong phú. Lưu vực sông Thao bao trùm toàn bộ địa phương gồm dòng chính sông Thao và các phụ lưu kéo dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam với chiều dài 33,5km (trong tổng số 902 km có 332 km thuộc nước ta tính đến Việt Trì và 250 km theo hướng này) tỏa rộng sang 9 xã hữu ngạn và 12 xã tả ngạn có chiều rộng hàng chục cây số. Đây cũng là khu vực chuyển tiếp từ Đông Bắc sang Tây Bắc Bắc Bộ. Địa hình lưu vực sông Thao cao về phía Tây Bắc thấp dần về phía Đông Nam, tạo điều kiện cho mưa địa hình hình thành. Mưa tăng theo độ cao thể hiện khá rõ rệt. Vùng có địa hình cao thì mưa nhiều. Ngược lại các thung lãng thấp kín gió thì lượng mưa giảm. Trên một bình diện khác ta thấy, vùng mưa lớn Hoàng Liên Sơn sông suối phát triển có mật độ từ 1 – 1,75 km/km2 nhưng do Hạ Hòa nằm ở vùng thung lũng nên lượng mưa chỉ đạt 2.000mm/năm, lượng bốc hơi nhiều, độ dốc nhỏ, mạng lưới sông ngòi kém phát triển hơn nên mật độ phổ biến chỉ đạt 0,6 – 1 km/km2. Sông Thao là tên giành riêng gọi cho sông Hồng đoạn từ biên giới đến Việt Trì, phát nguyên từ dãy Ngụy Sơn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) cao trên 2.000m. Từ phía dưới Yên Bái, lòng sông mở rộng đến 300 – 400m, địa hình hai bên bờ hạ thấp xuống dưới mức 25m và thường bị nước lũ tràn ngập. Tại đây đã xuất hiện những đoạn đê đầu tiên của sông Hồng và vận tải trên sông đã thuận tiện hơn, trừ một vài nơi xuất hiện bãi cạn.
3.5. Thổ nhưỡng:
Về thổ nhưỡng, đất Hạ Hòa có các loại như sau:
- Đất phù sa được bồi tụ hàng năm 900 ha (2,65%), phân bố ở ngoại đê sông Thao, dư lượng phù sa lớn, ít chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt trung bình, độ phì cao (mùn, đạm,lân tỷ lệ khá) thích hợp cho việc trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa không bồi tụ hàng năm 3.000 ha (8,84%), trải dọc theo sông Thao, tạo thành những vùng lúa chủ yếu của huyện, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, độ phì khá (hàm lượng mùn, đạm, lân, kali tương đối).
- Đất phù xa có sản phẩm feralit 300 ha (0,88%) thuộc vàn cao chua, nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu, lúa có nhiều ở Phụ Khánh,Vĩnh Chân, Quân Khê, Bằng Giã.
- Đất chiêm trũng úng nước trong mùa mưa 1.200 ha (3,53%) phân bổ ở các xã vùng đất giữa như Chiến Công, Y Sơn, Bằng Giã. Thành phần cơ giới thịt nặng, yếm khí, khó tiêu nước, dễ gây úng, hầu như ngập nước thường xuyên, giàu mùn đạm, lân, và kali, trồng lúa năng suất thấp và bấp bênh.
- Đất bạc màu 2000 ha (5,9%) tập trung ở các xã Vĩnh Chân, Phụ Khánh, Yên Luật và có mặt ở hầu hết các xã trong huyện. Đất chua, nghèo dinh dưỡng, thường trồng màu (đỗ, lạc,…).
- Đất dốc tụ 1.000ha (3%) phân bố khắp nơi, lớp mặt thường là cát thô, sỏi cặn, chua, thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ, thường trồng hoa màu (sắn, khoai, đậu, đỗ,…).
- Đất lầy thụt 400 ha (1,2%) tập trung ở thị trấn Hạ Hòa, Chính Công, Bằng Giã.
- Đất feralit đỏ vàng trên nền phiến thạch sét 25.450 ha, bằng 2/3 diện tích đồi núi của huyện, phân bổ ở 22 xã giáp Yên Bái, Đoan Hùng và các xã giáp Yên Lập, thường ở độ cao 70m, độ dốc lớn, tầng đất dầy, thành phần cơ giới thịt nặng, dinh dưỡng khá, dùng trồng rừng và cây công nghiệp.
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma 8.483 ha, phân bố chủ yếu ở các xã giáp Yên lập, dùng trồng rừng và cây lâu năm.
- Đất phù xa xen lẫn đồi núi 200 ha (0,59%) ít chua, hơi dốc tụ, thích hợp trồng hai vụ lúa.
Ngoài ra, ở Hạ Hòa còn có các loại đất phát triển trên nền đá vôi (Quân Khê), cao lanh (Phương Viên, Yên Luật).
4. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Hạ Hòa:
Huyện Hạ Hòa nguyên tên là huyện Hạ Hoa, thuộc phủ Lâm Thao, tỉnh Sơn Tây.
Ngày 5 tháng 6 năm 1893, huyện Hạ Hòa được nhập vào tỉnh Hưng Hóa.
Thời kỳ 1903 – 1968, thuộc tỉnh Phú Thọ.
Thời kỳ 1968 – 1996, thuộc tỉnh Vĩnh Phú.
Sau năm 1975, huyện Hạ Hòa có 33 xã: Ấm Hạ, Ấm Thượng, Bằng Giã, Cáo Điền, Chính Công, Chuế Lưu, Đại Phạm, Đan Hà, Đan Thượng, Động Lâm, Gia Điền, Hà Lương, Hậu Bổng, Hiền Lương, Hương Xạ, Lâm Lợi, Lang Sơn, Lệnh Khanh, Liên Phương, Mai Tùng, Minh Côi, Minh Hạc, Phụ Khánh, Phương Viên, Quân Khê, Văn Lang, Vĩnh Chân, Vô Tranh, Vụ Cầu, Xuân Áng, Y Sơn, Yên Kỳ và Yên Luật.
Theo Quyết định số 178-CP ngày 5 tháng 7 năm 1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Hạ Hòa sáp nhập với 2 huyện Đoan Hùng và Thanh Ba thành huyện Sông Lô. Còn 10 xã: Hiền Lương, Quân Khê, Lâm Lợi, Xuân Áng, Chuế Lưu, Vô Tranh, Bằng Giã, Động Lâm, Văn Lang và Minh Côi được sáp nhập vào huyện Sông Thao.
Huyện Sông Lô chia thành 2 huyện Đoan Hùng và Thanh Hòa theo Quyết định số 377-CP ngày 22 tháng 1 năm 1980 của Hội đồng Chính phủ.
Ngày 7 tháng 10 năm 1995, huyện Thanh Hòa được tách ra thành 2 huyện Thanh Ba và Hạ Hòa; 10 xã cũ của huyện Hạ Hòa trước đó nhập vào huyện Sông Thao cũng được đưa trở lại huyện Hạ Hòa.
Ngày 28 tháng 5 năm 1997, chuyển xã Ấm Thượng thành thị trấn Hạ Hòa (thị trấn huyện lỵ).
Ngày 17 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 828/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Phú Thọ (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
- Sáp nhập 3 xã Hậu Bổng, Liên Phương, Đan Hà vào xã Đan Thượng.
- Sáp nhập 3 xã Y Sơn, Lệnh Khanh, Phụ Khánh thành xã Tứ Hiệp.
- Sáp nhập 2 xã Quân Khê, Động Lâm vào xã Hiền Lương.
- Sáp nhập 2 xã Lâm Lợi, Chuế Lưu vào xã Xuân Áng.
- Sáp nhập 2 xã Vụ Cầu, Mai Tùng vào xã Vĩnh Chân.
- Sáp nhập 2 xã Cáo Điền, Chính Công vào xã Yên Kỳ.
Huyện Hạ Hòa có 1 thị trấn và 19 xã như hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: