Huyện Cát Hải là một huyện đảo thuộc thành phố Hải Phòng, nổi tiếng với quần đảo Cát Bà, một trong những di sản thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Huyện không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho du khách mà còn là môi trường sống lý tưởng cho cộng đồng cư dân nơi đây. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Cát Hải (Hải Phòng).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Cát Hải (Hải Phòng):
2. Huyện Cát Hải (Hải Phòng) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Cát Hải có 12 đơn vị hành chính cấp phường xã, trong đó bao gồm 2 thị trấn, 10 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Cát Bà (Hải Phòng) |
1 | Thị trấn Cát Bà (huyện lỵ) |
2 | Thị trấn Cát Hải |
3 | Xã Đồng Bài |
4 | Xã Gia Luận |
5 | Xã Hiền Hào |
6 | Xã Hoàng Châu |
7 | Xã Nghĩa Lộ |
8 | Xã Phù Long |
9 | Xã Trân Châu |
10 | Xã Văn Phong |
11 | Xã Việt Hải |
12 | Xã Xuân Đám |
3. Giới thiệu chung về huyện Cát Hải (Hải Phòng):
Vị trí địa lý:
Huyện Cát Hải là một huyện đảo thuộc thành phố Hải Phòng, có địa giới hành chính gồm đảo Cát Hải và hai đảo đá vôi ở vịnh Bắc Bộ là quần đảo Cát Bà và quần đảo Long Châu. Đặc biệt đảo Cát Hải chỉ cách đảo Hà Nam của tỉnh Quảng Ninh 12 con kênh là kênh Cái Tráp và kênh Hà Nam.
Huyện có diện tích khoảng 345 km² với địa hình đa dạng từ rừng núi đến các bãi biển xinh đẹp và là nơi sinh sống của khoảng 32.090 người.
Vị trí địa lý của
-
Phía Đông và phía Nam của huyện Cát Hải tiếp giáp vùng biển ngoài khơi vịnh Bắc Bộ.
-
Phía Tây ngăn cách với quận Hải An qua cửa Nam Triệu, cửa biển của sông Bạch Đằng.
-
Phía Bắc của huyện Cát Hải tiếp giáp thành phố Hạ Long và thị xã Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Đảo Cát Bà là một nhóm gồm 366 hòn đảo ngoài Khơi, đảo lớn nhất là đảo Cát Bà và là đảo lớn nhất của huyện. Quần đảo Cát Bà được Unesco công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới năm 2004. Quần đảo Long Châu bao gồm 22 đảo đá vôi nằm cách thị trấn Cát Bà 15 km về phía Đông Nam. Đảo lớn nhất là đảo Long Châu, diện tích 1 km², trên đảo có ngọn hải đăng do người Pháp xây dựng năm 1895.
Diện tích và dân số:
Huyện Cát Hải có tổng diện tích đất tự nhiên là 325,6 km², dân số vào năm 2019 là 32.090 người (theo thống kê năm 2019). Mật độ dân số đạt 98 người/km².
Kinh tế – xã hội:
Cát Hải không chỉ phong phú về cảnh quan tự nhiên mà còn là điểm đến văn hóa với nhiều di tích lịch sử và làng nghề truyền thống. Huyện lỵ là thị trấn Cát Bà, nằm ở phía Đông Nam của đảo Cát Bà, là trung tâm du lịch và dịch vụ chính của huyện. Cát Hải cũng là nơi có nhiều hoạt động kinh tế biển quan trọng, bao gồm đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản và du lịch.
Đặc biệt, quần đảo Cát Bà có hệ sinh thái đa dạng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm cùng với đó là Vườn quốc gia Cát Bà, nơi bảo tồn nhiều loài động vật và thực vật đặc hữu. Huyện Cát Hải cũng chú trọng vào việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ để hỗ trợ cho ngành du lịch, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Với những nỗ lực không ngừng trong việc bảo tồn và phát triển bền vững, Cát Hải không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho du khách mà còn là môi trường sống lý tưởng cho cộng đồng cư dân nơi đây.
4. Các điều kiện tự nhiên của huyện Cát Hải (Hải Phòng):
4.1. Địa hình:
Địa hình huyện chia thành 2 vùng sinh thái và thổ nhưỡng rõ rệt: Khu Đôn Lương (Cát Hải) và khu Hà Sen (Cát Bà).
Khu Đôn Lương là một bãi bồi bằng phẳng, nằm giữa 2 bán đảo Phù Long và Đình Vũ, chạy từ bến Gót đến xã Hoàng Châu, dài 6km, rộng 2-2,5km, gồm 5 đơn vị hành chính: Thị trấn Cát Hải, xã Đồng Bài, Văn Phong, Hoàng Châu, Nghĩa Lộ. Địa hình trống trải được cấu tạo bằng dãy cát pha chạy dọc, cao 2-2,5m rất dễ bị sóng triều xâm thực, xói mòn, giữa các bãi cát bùn là các lạch nước lớn và đâm lầy. Do đặc tính địa chất công trình và sự thiếu hụt bồi tích nên ở đây có hiện tượng “trụt cát”. Đặc biệt, khu vực đình Gia Lộc bờ bị xói lở mạnh do ở đây không có bãi biển mà chỉ có thêm mài mòn cấu tạo cát dài vài chục mét, bên dưới là bãi triều cát rộng 3-5km bị ngập nước khi triều lên. Rìa phía Nam xã Hoàng Châu và phía Tây thị trấn Cát Hải tuy đã có kè đá nhưng vẫn bị xói lở và phá huỷ nếu gặp bão lớn. Phía Bắc đảo Cát Hải là bãi triều bùn rộng hàng km, xưa kia thực vật ngập mặn phủ kín. Theo số liệu điều tra, từ năm 1938-1965, tốc độ xói lở hàng năm là 18m.
Khu Hà Sen là một vùng núi đá trùng điệp, chạy từ thị trấn Cát Bà đến Gia Luận chếch theo hướng Tây Bắc – Đông Nam dài khoảng 25km, chiều ngang trên dưới 10km gồm các đơn vị hành chính: Thị trấn Cát Bà, xã Trân Châu, Xuân Đám, Gia Luận, Hiên Hào, Phù Long và Việt Hải. Nơi đây có quần đảo Cát Bà – Long Châu với 388 đảo lớn nhỏ khác nhau. Tên gọi của các đảo phần lớn thể hiện hình dáng của chúng mà con người tưởng tượng ra, như hòn Ớt, hòn Chuông, Mai Rùa, Lã Vọng, hòn Guốc, Đuôi Rồng, hòn Báo, hòn Sư Tử, Vườn Quả,…
Quần đảo Cát Bà chủ yếu là địa hình karst nhiệt đới bị ngập chìm do biển tiến gần đây. Hoạt động karst đã tạo nên cảnh quan độc đáo, nhiều dạng địa hình đặc biệt như hang động, măng đá, chuông đá, các giếng, phiễu karst và các thung lũng karst.
Đảo chính Cát Bà rộng khoảng 144km2, là đảo đá vôi lớn nhất trong hệ thống quần đảo phía Nam vịnh Hạ Long và vùng ven bờ Tây Biển Đông. Toàn đảo Cát Bà là vùng núi non hiểm trở có độ cao từ 50-200m, độ dốc sườn núi trung bình 30- 40 độ; nơi thấp nhất là Áng Tôm, thấp hơn mặt nước biển 10-30m; đỉnh cao nhất là Cao Vọng nằm ở phía Bắc đảo, cao khoảng 331m.
Địa hình Cát Bà chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ nhiêu thung lũng lớn nhỏ. Thung lũng lớn nhất là Áng Trung Trang (Vườn Quốc gia Cát Bà), rộng 300ha. Phía Nam là dải đất diệp thạch có độ cao trên dưới 200m, chạy sát bờ biển, địa hình trơ trụi, chỉ được phủ một lớp cỏ thấp như Trân Châu, Xuân Đám,Hiền Hào và thị trấn Cát Bà. Vùng chân đảo phía Tây – Tây Nam có dạng địa hình bãi bồi với các rừng sinh thái ngập mặn Cái Viêng (Phù Long), các cảng kín gió và bãi cát mịn.
Qua quá trình phong hoá, rửa trôi, bồi tụ, đất đai trên đảo Cát Bà có thể phân ra thành 5 nhóm chủ yếu như: Đất trên núi đá vôi có độ PH trung bình phân bố rải rác trong vùng được thảm rừng che phủ; đất đồi (dạng pheralit) ít chua mặn, gân trung tính, phân bố ở Trung Trang, Gia Luận, Việt Hải, Xuân Đám, Hiền Hào; đất vùng thung lũng cạn ở Trung Trang, Gia Luận, Việt Hải có rừng tự nhiên che phủ; đất thung lũng ngập nước phân bố ở các cánh đồng của các xã và Vườn Quốc gia trên đảo. Về tài nguyên khoáng sản, ngoài đá vôi, đảo Cát Bà còn có nguồn nước khoáng nóng có giá trị tại xã Xuân Đám.
4.2. Hệ sinh thái:
Trên đảo Cát Bà có các hệ sinh thái tiêu biểu như: Rừng mưa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi, rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm rong cỏ biển, hệ sinh thái hang động, tùng áng,… Rừng nguyên sinh trên đảo, có đa dạng sinh học cao, đã thống kê được 1.588 loài thực vật, trong đó có những loài gỗ quý như Kim giao, Trai lý, Chò đãi, Lát hoa và nhiều cây làm thuốc như Thuyết giác, Xạ đen, Bình vôi, Cốt toái, Kim ngân, Lá khôi,…
Hệ động vật trên cạn có trên 343 loài động vật có xương sống, gồm 58 loài thú, 205 loài chim, 80 loài bò sát ếch nhái, côn trùng 274 loài, trong đó có 25 loài quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam 2007, 24 loài trong
Đặc biệt, loài Voọc Cát Bà (Trachypithecus policephalus) được ghi vào sách đỏ thế giới và sách đỏ Việt Nam là một trong 5 loài thú linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới hiện đang được tổ chức WHO bảo vệ nghiêm ngặt. Đây là loài linh trưởng chỉ tồn tại duy nhất trên đảo và là biểu tượng của khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà.
Sinh vật biển thuộc vùng biển – đảo Cát Hải cũng rất phong phú, đa dạng: Cá biển 196 loài, rùa biển 4 loài, san hô 193 loài, động vật đáy 658 loài, động vật phù du 131 loài, thực vật phù du 400 loài, rong biển 102 loài, thực vật ngập mặn 37 loài (theo nguồn tài liệu Vườn Quốc gia Cát Bà, 2016).
Vịnh Lan Hạ là một trong những vịnh biển trên đảo đẹp nhất thế giới nằm kề bên Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long (Quảng Ninh).
THAM KHẢO THÊM: