Huyện Can Lộc có các vị trí tiếp giáp: Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây Bắc giáp huyện Đức Thọ, phía Tây Nam giáp huyện Hương Khê, phía Nam giáp huyện Thạch Hà, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Lộc Hà. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Can Lộc (Hà Tĩnh).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Can Lộc (Hà Tĩnh):
2. Huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Can Lộc có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 2 thị trấn và 16 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Can Lộc |
1 | Thị trấn Nghèn |
2 | Xã Thiên Lộc |
3 | Xã Thuần Thiện |
4 | Xã Vượng Lộc |
5 | Xã Thanh Lộc |
6 | Xã Kim Song Trường |
7 | Xã Thường Nga |
8 | Xã Tùng Lộc |
9 | Xã Phú Lộc |
10 | Xã Gia Hanh |
11 | Xã Khánh Vĩnh Yên |
12 | Xã Trung Lộc |
13 | Xã Xuân Lộc |
14 | Xã Thượng Lộc |
15 | Xã Quang Lộc |
16 | Thị trấn Đồng Lộc |
17 | Xã Mỹ Lộc |
18 | Xã Sơn Lộc |
3. Giới thiệu về huyện Can Lộc (Hà Tĩnh):
- Lịch sử
Thời vua Hùng dựng nước, nước Việt được chia làm 15 bộ, bộ Cửu Đức là vùng đất Nam Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay, huyện Can Lộc nằm trong lãnh thổ bộ này. Huyện đã hình thành từ xưa và đã từng mang nhiều tên gọi: huyện Phù Lĩnh (thời thuộc Ngô – 271), huyện Việt Thường (thời thuộc Đường – 679), huyện Hà Hoàng thuộc về đất Hoan Châu.
Thời nhà Trần, Can Lộc có tên là huyện Phỉ Lộc thuộc Nghệ An phủ.
Thời Lê Sơ huyện Thiên Lộc được thành lập gồm 27 xã. Tên huyện Thiên Lộc cùng với địa giới huyện này được hoạch định rành mạch bắt đầu từ đó. Lúc đó huyện Thiên Lộc thuộc phủ Đức Quang, xứ Nghệ An.
Đến thời nhà Nguyễn, năm Tự Đức thứ 15 (1862), vua ra chỉ dụ: Ơ đâu địa danh có chữ “thiên” phải đổi chữ khác để tỏ lòng tôn kính trời. Từ đó, huyện Thiên Lộc phải đổi thành huyện Can Lộc.
Năm 1984 một phần đất xã Đại Lộc và xã Thiên Lộc được cắt để thành lập thị trấn Can Lộc, trực thuộc huyện.
Năm 1992 hai xã Minh Lộc và Thuận Lộc nguyên thuộc huyện Can Lộc được cắt để chuyển về thị xã Hồng Lĩnh.
Ngày 7 tháng 2 năm 2007, điều chỉnh 7.579,8 ha diện tích tự nhiên và 43.204 nhân khẩu của huyện Can Lộc (gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các xã: Ích Hậu, Hồng Lộc, Phù Lưu, Bình Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc) để thành lập huyện Lộc Hà.
Huyện Can Lộc còn lại 30.084,58 ha diện tích tự nhiên và 137.647 nhân khẩu với 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Nghèn và 22 xã: Thường Nga, Song Lộc, Phú Lộc, Gia Hanh, Thượng Lộc, Đồng Lộc, Yên Lộc, Kim Lộc, Trường Lộc, Thanh Lộc, Trung Lộc, Vĩnh Lộc, Khánh Lộc, Mỹ Lộc, Sơn Lộc, Quang Lộc, Xuân Lộc, Tiến Lộc, Vượng Lộc, Thiên Lộc, Thuần Thiện, Tùng Lộc.
Ngày 11 tháng 7 năm 2018, thành lập thị trấn Đồng Lộc trên cơ sở toàn bộ 18,69 km² diện tích tự nhiên và 6.076 người của xã Đồng Lộc.
Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 819/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
+ Thành lập xã Kim Song Trường trên cơ sở sáp nhập ba xã Song Lộc, Kim Lộc và Trường Lộc
+ Thành lập xã Khánh Vĩnh Yên trên cơ sở sáp nhập ba xã Khánh Lộc, Vĩnh Lộc và Yên Lộc
+ Sáp nhập xã Tiến Lộc vào thị trấn Nghèn. Từ đó, huyện Can Lộc có 2 thị trấn và 16 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý
Về phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây Bắc giáp huyện Đức Thọ, phía Tây Nam giáp huyện Hương Khê, phía Nam giáp huyện Thạch Hà, phía Đông và Đông Nam giáp huyện Lộc Hà. Can Lộc cách thủ đô Hà Nội 330 km, cách thành phố Vinh khoảng 30 km, cách thị xã Hồng Lĩnh khoảng 15 km và cách thị xã Hà Tĩnh khoảng 20 km.
- Diện tích và dân số
Theo thống kê của UBND huyện Can Lộc có tổng diện tích tự nhiên 373,03 km², dân số 175.298 người, mật độ dân số đạt 473 người/km², chiếm 6% diện tích và 13,6% diện tích. dân số tỉnh Hà Tĩnh,... 17,2% dân số theo đạo Thiên Chúa.
- Địa hình
Can Lộc có các dạng địa hình đa dạng bao gồm: Đồng bằng, đồi núi, đầm lầy, sông suối,… Đồng bằng Can Lộc nằm giữa hai vương triều núi Trà Sơn và Hồng Lĩnh, gần như cân đối về mặt lãnh thổ.
Sông Nghèn là sông chính chảy qua đây, bắt nguồn từ sông Lam chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và kết thúc ở cửa Sót đổ ra vịnh Bắc Bộ. Dòng sông Nghèn uốn lượn, đan xen với sông Nhà Lê và các lạch, rạch lớn nhỏ khác nhau, chia châu thổ thành nhiều mảng.
Đồi núi Can Lộc chủ yếu có độ cao vừa phải, bị chia cắt thành các quần thể núi nối tiếp nhau phân bố không đều và có hình dạng khác nhau. Đứng ở bất cứ đâu trên địa bàn huyện Can Lộc, nhìn tứ phía, không xa không gần, bốn bề đều có núi, có sông.
- Lễ hội truyền thống
Lễ chùa Hương Tích: Lễ hội được tổ chức tại chùa Hương Tích thuộc xã Thiên Lộc. Chùa thờ Phật và con gái vua Sở Trang Vương. Hàng năm cứ đến ngày 18/2 âm lịch, nhân dân ở khắp mọi nơi đến hội chùa cúng Phật, cầu yên và thăm cảnh đẹp của chùa.
Lễ Kỳ phúc và Hội thi vật ở Thuần Thiện. Thời gian: Đầu Xuân và Rằm tháng Sáu
Kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Khu di tích Ngã 3 Nghèn, thị trấn Nghèn. Thời gian: 12 tháng 9 dương lịch
- Đời sống kinh tế
Người dân làng Vĩnh Hoà (nay thuộc huyện Lộc Hà) mưu sinh với các nghề: Nấu gang, đúc lưỡi cày, dệt võng,… Làng Trường Lưu (xã Trường Lưu), huyện Can Lộc trước đây đã hình thành phường vải và hát ví phường vải cũng phát triển ở đây nhưng nay nghề dệt vải ở đây đã mai một.
Làng Phù Lưu Thượng (nay thuộc huyện Lộc Hà), huyện Can Lôc thì mưu sinh với nghề trồng chè, chè ở đây ngon, và được đi vào ca dao, tục ngữ: “Lá dày bé bé, gấp bẻ thì giòn”. Nghề dệt chiếu Trảo Nha (thị trấn Can Lộc).
- Di tích và danh thắng nổi tiếng
+ Đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung: Thuộc xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, thờ hai vị tướng có công lao lớn trong cuộc khởi nghĩa chống quân nhà Minh xâm lược.
+ Miếu Biên Sơn: Được xây dựng thời nhà Lê ở huyện Can Lộc, thờ Phan Thị Sơn, một nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa chống quân nhà Minh.
+ Mộ trạng nguyên Bạch Liêu: Thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc. Bạch Liêu sinh năm 1236 quê ở làng Yên Xá, huyện Đông Thành, Nghệ An. Ông đỗ Trạng nguyên năm 1266 nhưng không ra làm quan. Sau này, ông giúp Trần Quang Khải trấn Nghệ An và có công lớn trong cuộc chống quân Nguyên Mông.
+ Ngã ba Đồng Lộc nằm ở giao điểm 2 tỉnh lộ số 5 và 15. Trong Chiến tranh Việt Nam, nơi đây đã phải hứng chịu hàng ngàn trận bom của máy bay Mỹ và đã chứng kiến sự hy sinh của tiểu đội nữ thanh niên xung phong gồm 10 người.
+ Chùa Hương Tích ở xã Thiên Lộc: Di tích danh thắng thế kỷ 14.
+ Nhà thờ Hà Tông Mục ở xã Tùng Lộc: Danh nhân lịch sử thế kỷ 17.
+ Nhà thờ Phan Kính ở xã Song Lộc: Danh nhân lịch sử – văn hóa thế kỷ 18.
+ Nhà thờ Ngô Phúc Vạn ở xã Đại Lộc: Danh nhân lịch sử – văn hóa thế kỷ 17.
+ Nhà thờ Nguyễn Thiếp ở xã Kim Lộc: Danh nhân lịch sử – văn hóa thế kỷ 18.
+ Mộ và nhà thờ Nguyễn Huy Oánh ở xã Trường Lộc: Danh nhân lịch sử – văn hóa thế kỷ 18.
+ Nhà thờ Nguyễn Huy Tự ở xã Trường Lộc: Danh nhân lịch sử – văn hóa thế kỷ 18.
+ Nhà thờ Nguyễn Huy Hổ ở xã Trường Lộc: Danh nhân văn hóa thế kỷ 19.
+ Ngã ba Nghèn ở Thị trấn Nghèn: Di tích lịch sử cách mạng (phong trào Xô viết Nghê-Tĩnh) giai đoạn 30-31.
+ Đền làng Nam và chùa Mộ Nghĩa ở xã Thanh Lộc.
+ Nhà thờ Trần Phúc Tuy ở xã Thiên Lộc.
+ Chùa Bụt Sơn ở xã Phú Lộc.
+ Di tích lưu niệm Ngô Đức Kế ở thị trấn Nghèn.
+ Nhà thờ Nguyễn Văn Mạo ở Phúc giang Vĩnh Lôc Can lộc. Nơi đây thờ một vị tướng thời Tây Sơn.
THAM KHẢO THÊM: