Cẩm Khê là huyện nằm dọc theo bờ hữu ngạn sông Thao (sông Hồng), trải dài trên 30 km, bề ngang hơn 10 km. Đây là vùng bán sơn, vừa có đồi vừa có đồng bằng. Huyện Cẩm Khê cách thủ đôi Hà Nội 80 km về phía Tây Bắc. Để tìm hiểu thêm về huyện Cẩm Khê, mời bạn đọc theo dõi bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Cẩm Khê (Phú Thọ).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ:
Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Cụ thể:
- Sáp nhập ba xã Đồng Cam, Phương Xá và Phùng Xá thành xã Minh Tân.
- Sáp nhập ba xã Thanh Nga, Sơn Nga, Sai Nga và thị trấn Sông Thao thành thị trấn Cẩm Khê.
- Sáp nhập ba xã Hiền Đa, Cát Trù và Tình Cương thành xã Hùng Việt.
2. Huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Cẩm Khê có 24 đơn vị bao gồm 1 thị trấn và 23 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách các thị trấn, xã thuộc huyện Cẩm Khê |
1 | Thị trấn Cẩm Khê |
2 | Xã Cấp Dẫn |
3 | Xã Chương Xá |
4 | Xã Điêu Lương |
5 | Xã Đồng Lương |
6 | Xã Hùng Việt |
7 | Xã Hương Lung |
8 | Xã Minh Tân |
9 | Xã Ngô Xá |
10 | Xã Phú Khê |
11 | Xã Phú Lạc |
12 | Xã Phượng Vĩ |
13 | Xã Tạ Xá |
14 | Xã Tam Sơn |
15 | Xã Thụy Liễu |
16 | Xã Tiên Lương |
17 | Xã Tùng Khê |
18 | Xã Tuy Lộc |
19 | Xã Văn Bán |
20 | Xã Văn Khúc |
21 | Xã Xương Thịnh |
22 | Xã Yên Dưỡng |
23 | Xã Yên Tập |
24 | Xã Sơn Tình |
3. Tìm hiểu về huyện Cẩm Khê (Phú Thọ):
3.1. Vị trí địa lý:
Huyện Cẩm Khê là huyện nằm dọc theo bờ hữu ngạn sông Thao (sông Hồng), trải dài trên 30 km, bề ngang hơn 10 km. Đây là vùng bán sơn địa vừa có đồi, gò và vừa có đồng bằng. Huyện Cẩm Khê cách thủ đô Hà Nội 80 km và thành phố Việt Trì 40 km về phía Tây Bắc. Huyện Cẩm Khê có vị trí địa lý cụ thể như sau:
- Phía Đông tiếp giáp huyện Thanh Ba (ranh giới tự nhiên Sông Thao).
- Phía Tây tiếp giáp huyện Yên Lập.
- Phía Nam tiếp giáp huyện Tam Nông.
- Phía Bắc tiếp giáp Hạ Hòa.
3.2. Các điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
Huyện Cẩm Khê có địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao so với mực nước biển trung bình từ 9 đến 15 m. Suốt theo chiều dài của huyện về phía Tây Nam có dải núi đồi thấp thuộc đoạn cuối của dãy Hoàng Liên Sơn, chạy gần song song với sông Hồng. Các núi này thường có độ cao trên 300m (có đỉnh tới trên 500m). Đây được xem là ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Cẩm Khê và Yên Lập. Sườn Đông Bắc của dãy núi này thuộc huyện Cẩm Khê. Từ chân dãy núi đến bờ sông Hồng là vùng đất giữa (đồng ruộng, ao hồ và đồi gò thấp xen kẽ nhau) và vùng bãi bồi do phù sa các con sông (chủ yếu là sông Thao) bồi đắp, phân bố suốt chiều dài từ thượng huyện đến hạ huyện.
- Khí hậu, thủy văn:
Cẩm Khê nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình khoảng 22,5 độ C, cao nhất 38,5 độ C, thấp nhất là 100 độ C. Độ ẩm trung bình 87%, thấp nhất là 32% (tập trung vào các tháng 11,12, 01 hàng năm). Lượng mưa bình quân vào khoảng 1874 mm/năm, lớn nhất là 2185 mm, nhỏ nhất là 1241 mm (ở mức trung bình của miền Bắc). Hàng năm huyện Cẩm Khê chịu ảnh hưởng từ 3 đến 5 cơn bão lớn và cũng thường xảy ra một vài trận bão lốc cục bộ. Các trận bão, lốc thường kèm theo mưa to đến rất to, có khả năng gây ngập úng trên diện rộng. Mùa đông huyện Cẩm Khê chịu ảnh hưởng khá mạnh của các đợt gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ có khi hạ xuống mức xấp xỉ 100 độ C, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.
- Sông ngòi, hồ đầm:
Trên địa bàn huyện có hai con sông lớn chảy qua phần giáp ranh với các huyện liền kề là sông Hồng (ranh giới phía Đông Bắc với huyện Thanh Ba, dài 40 km), sông Bứa (ranh giới phía Đông Nam với huyện Tam Nông, dài 6 km). Trong đó, sông Hồng là con sông quan trọng nhất hình thành nên vùng đồng ruộng phù sa cổ và hệ thống bãi bồi ven sông của huyện. Bên cạnh hai con sông kể trên thì ở địa bàn huyện Cẩm Khê còn có nhiều ngòi lớn là ngòi Cỏ, ngòi Me, ngòi Vực Câu, ngòi Giành đổ ra sông Thao. Các con ngòi này đều bắt nguồn từ hệ thống khe suối của huyện Yên Lập và vùng đồi núi phía Tây của huyện Cẩm Khê hợp thành. Mỗi con ngòi chảy qua địa bàn huyện với chiều dài trung bình khoảng 10 km. Huyện Cẩm Khê có nhiều hồ, đầm khá lớn, diện tích hàng chục ha như hồ Ba Vực (xã Văn Bán), hồ Đập Ban (xã Tiên Lương), hồ Đập Thìn (xã Cấp Dẫn), hồ Vực Si (xã Sơn Tình), hồ Dộc Gạo (xã Điêu Lương), đầm Meo (trên địa bàn các xã Yên Dưỡng, Văn Khúc),… Mật độ sông, ngòi và các hồ đầm được phân bố khá đồng đều trên địa bàn huyện là một tiềm năng lớn cho phát triển giao thông đường thủy, phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, do lượng mưa tập trung theo mùa, cùng với địa hình dẹp và dốc nên chế độ nước của các con sông, ngòi, hồ, đầm của huyện khá thất thường. Trong mùa mưa, các sông ngòi có lưu lượng tăng gấp hàng chục lần so với mùa khô nên thường gây hậu quả lũ lụt nặng nề.
- Động, thực vật:
Cẩm Khê là vùng đất có hệ động, thực vật khá phong phú, nhiều loại có giá trị kinh tế cao. Trước đây, Cẩm Khê đang được Nhà nước đầu tư, khuyến khích nhân dân trồng xen kẽ các loại cây lấy gỗ lâu năm, một hệ sinh thái mới đang hình thành. Cây chè là loại trồng khá phổ biến trên đất đồi, đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho người dân Cẩm Khê.
3.3. Kinh tế:
- Nông, lâm nghiệp, thủy sản:
+ Chăn nuôi gia súc, gia cầm duy trì ổn định, quy mô đàn lợn, gà, vịt, bò tăng mạnh do chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn.
+ Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm hơn 13.767 ha, trong đó: Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt hơn 8.347 ha. Năng suất lúa bình quân hàng năm ước đạt 57,29 tạ/ha, năng suất ngô ước đạt 46,8 tạ/ha.
+ Về lâm nghiệp: Toàn huyện Cẩm Khê có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 6.731 ha. Độ che phủ rừng đạt 23,6%. Sản lượng gỗ khai thác ước đạt 44.489 m3/năm.
- Tiểu thủ công nghiệp:
Tiểu thủ công nghiệp phải kể đến nghề làm nón thị trấn Cẩm Khê (Sai Nga cũ) với những sản phẩm nón trắng, bền, đẹp. Ngoài ra, Cẩm Khê còn nổi tiếng bởi các nghề như: Nghề mộc Dư Ba, nghề nuôi cá chép đỏ Thủy Trầm (Tuy Lộc), nghề đan lót ở Ngô Xá, sản xuất chè ở Đá Hen,… góp phần làm tăng thu nhập và thu hút lực lượng lao động nhàn rỗi trong huyện.
- Công nghiệp:
Cụm công nghiệp thị trấn Cẩm Khê có diện tích 100 ha nằm phía Đông của thị trấn, gần quốc lộ 32C đã được đầu tư hệ thống điện nước, cây xăng, mặt đường được trải thảm nhựa thuận tiện cho sản xuất, lưu thông. Khu công nghiệp Cẩm Khê có tổng diện tích quy hoạch 450 ha, cách trung tâm huyện Cẩm Khê 3 km, khu công nghiệp thị trấn Cẩm Khê nằm trên địa bàn thị trấn Cẩm Khê và xã Xương Thịnh, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Khu này có đường giao thông kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại nút giao IC10, Quốc lộ 32C, 70B. Ngoài ra, huyện còn có Cụm công nghiệp thị trấn Cẩm Khê với diện tích 100 ha nằm phía Đông của thị trấn Cẩm Khê. Cụm công nghiệp này gần quốc lộ 32C, đã được đầu tư hệ thống điện, nước, cây xăng, mặt đường được thảm nhựa thuận tiện cho sản xuất. Với tuyến đường Cao tốc Nội Bài – Lào Cai (đường cao tốc dài nhất Việt Nam) và Quốc lộ 32C, Quốc lộ 7B chạy dọc theo suốt chiều dài của huyện. Ngoài ra các tuyến Đường tỉnh, huyện lộ trong huyện đã được thảm nhựa kết nối dễ dàng với các địa phương trong vùng. Đường liên thôn, liên xã đang ngày càng được bê tông hóa.
THAM KHẢO THÊM: