Skip to content
 1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Về Luật Dương Gia
  • Lãnh đạo công ty
  • Đội ngũ Luật sư
  • Chi nhánh 3 miền
    • Trụ sở chính tại Hà Nội
    • Chi nhánh tại Đà Nẵng
    • Chi nhánh tại TPHCM
  • Pháp luật
  • Văn bản
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
  • Liên hệ Luật sư
    • Luật sư gọi lại tư vấn
    • Chat Zalo
    • Chat Facebook

Home

Đóng thanh tìm kiếm

  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Bình Lục (Hà Nam)

  • 09/06/202509/06/2025
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    09/06/2025
    Theo dõi chúng tôi trên Google News

    Bình Lục là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Nam, có tọa độ 200 21’40” đến 200 32’52” vĩ độ Bắc và từ 1050 51’30” đến 1050 59’12” kinh độ Đông, phía Đông giáp huyện Mỹ Lộc, phía Nam giáp huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định). Để biết thêm thông tin, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Bình Lục (Hà Nam).

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Bản đồ hành chính huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam:
      • 2 2. Huyện Bình Lục (Hà Nam) có bao nhiêu xã, phường?
      • 3 3. Giới thiệu về huyện Bình Lục (Hà Nam):

      1. Bản đồ hành chính huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam:

      2. Huyện Bình Lục (Hà Nam) có bao nhiêu xã, phường?

      Huyện Bình Lục có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao thị trấn Bình Mỹ (huyện lỵ) và 17 xã: An Đổ, An Lão, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Bối Cầu, Đồn Xá, Đồng Du, Hưng Công, La Sơn, Ngọc Lũ, Tiêu Động, Tràng An, Trung Lương, Vũ Bản, Mỹ Thọ

      STT Danh sách các xã phường thuộc huyện Bình Lục
      1 Thị trấn Bình Mỹ
      2 Xã Bình Nghĩa
      3 Xã Tràng An
      4 Xã Đồng Du
      5 Xã Ngọc Lũ
      6 Xã Hưng Công
      7 Xã Đồn Xá
      8 Xã An Ninh
      9 Xã Bồ Đề
      10 Xã Bối Cầu
      11 Xã An Nội
      12 Xã Vũ Bản
      13 Xã Trung Lương
      14 Xã An Đổ
      15 Xã La Sơn
      16 Xã Tiêu Động
      17 Xã An Lão
      18 Xã Mỹ Thọ

      3. Giới thiệu về huyện Bình Lục (Hà Nam):

      • Lịch sử

      Sau năm 1945, bỏ cấp phủ, gọi chung là huyện, huyện Bình Lục có 22 xã: An Đổ, An Mỹ, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bình Thành, Bồ Đề, Bối Cầu, Đinh Xá, Đồn Xá, Đồng Du, Hòa Bình, Hưng Công, La Sơn, Mỹ Thọ, Ngọc Lũ, Quế Sơn, Tiêu Động, Tràng An, Trịnh Xá, Trung Lương, Vũ Bản.

      Ngày 21 tháng 4 năm 1965, tỉnh Hà Nam sáp nhập với tỉnh Nam Định thành tỉnh Nam Hà, huyện Bình Lục thuộc tỉnh Nam Hà.

      Ngày 29 tháng 1 năm 1966, sáp nhập xã Bình Thành vào xã Tiêu Động, sáp nhập thôn Vĩnh Tứ thuộc xã Hòa Bình vào xã Quế Sơn, sáp nhập xóm Quang Trung thuộc xã Đồng Du vào xã Hưng Công và sáp nhập thôn Ngọc Lâm thuộc xã Hưng Công vào xã Bối Cầu.

      Ngày 27 tháng 12 năm 1975, tỉnh Nam Hà lại sáp nhập với tỉnh Ninh Bình thành tỉnh Hà Nam Ninh, huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam Ninh.

      Ngày 18 tháng 12 năm 1976, hợp nhất hai xã Hòa Bình và Quế Sơn thành một xã lấy tên là xã An Lão.

      Ngày 27 tháng 4 năm 1977, sáp nhập 9 xã: Mỹ Thịnh, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Thành, Mỹ Hà, Mỹ Thắng, Mỹ Phúc, Mỹ Hưng, Mỹ Trung thuộc thành phố Nam Định vào huyện Bình Lục (các xã này vốn trước đó thuộc huyện Mỹ Lộc).

      Ngày 12 tháng 1 năm 1984, sáp nhập hai xã Mỹ Phúc và Mỹ Trung vào thành phố Nam Định.

      Ngày 13 tháng 2 năm 1987, thành lập thị trấn Bình Mỹ, thị trấn huyện lỵ huyện Bình Lục trên cơ sở 1,44 ha diện tích tự nhiên và 51 người của xã An Đổ; 164,48 ha diện tích tự nhiên và 947 người của xã An Mỹ; 90 ha diện tích tự nhiên và 573 người của xã Mỹ Thọ và 3,91 hécta đất của xã Trung Lương.

      Ngày 12 tháng 8 năm 1991, huyện Bình Lục thuộc tỉnh Nam Hà vừa tái lập.

      Đầu năm 1996, huyện Bình Lục có 28 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Bình Mỹ và 27 xã: An Đổ, An Lão, An Mỹ, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Bối Cầu, Đinh Xá, Đồn Xá, Đồng Du, Hưng Công, La Sơn, Mỹ Hà, Mỹ Hưng, Mỹ Thắng, Mỹ Thành, Mỹ Thịnh, Mỹ Thọ, Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Ngọc Lũ, Tiêu Động, Tràng An, Trịnh Xá, Trung Lương, Vũ Bản.

      Ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành nghị quyết chia lại tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Theo đó, phần lớn huyện Bình Lục thuộc tỉnh Hà Nam vừa tái lập; riêng 7 xã: Mỹ Thuận, Mỹ Tiến, Mỹ Hà, Mỹ Thịnh, Mỹ Thành, Mỹ Thắng, Mỹ Hưng thuộc địa giới hành chính tỉnh Nam Định và được sáp nhập trở lại thành phố Nam Định. Huyện Bình Lục có 21 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị trấn Bình Mỹ và 20 xã: An Đổ, An Lão, An Mỹ, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Bối Cầu, Đinh Xá, Đồn Xá, Đồng Du, Hưng Công, La Sơn, Mỹ Thọ, Ngọc Lũ, Tiêu Động, Tràng An, Trịnh Xá, Trung Lương, Vũ Bản.

      Ngày 23 tháng 7 năm 2013, sáp nhập hai xã Đinh Xá và Trịnh Xá vào thành phố Phủ Lý.

      Huyện Bình Lục còn lại thị trấn Bình Mỹ và 18 xã: An Đổ, An Lão, An Mỹ, An Ninh, An Nội, Bình Nghĩa, Bồ Đề, Bối Cầu, Đồn Xá, Đồng Du, Hưng Công, La Sơn, Mỹ Thọ, Ngọc Lũ, Tiêu Động, Tràng An, Trung Lương, Vũ Bản.

      Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập hai xã Mỹ Thọ và An Mỹ vào thị trấn Bình Mỹ. Từ đó, huyện Bình Lục có 1 thị trấn và 16 xã như hiện nay.

      • Vị trí địa lý

      Bình Lục là huyện nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Nam, có tọa độ: 200 21’40” đến 200 32’52” vĩ độ Bắc và từ 1050 51’30” đến 1050 59’12” kinh độ Đông; phía Đông giáp huyện Mỹ Lộc; phía Nam giáp huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên (tỉnh Nam Định); phía Tây giáp huyện Thanh Liêm và Thành phố Phủ Lý; phía Bắc giáp huyện Duy Tiên và huyện Lý Nhân.

      • Dân số, diện tích

      Bình Lục nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Nam, có diện tích tự nhiên 14.421,4 ha. Diện tích đất nông nghiệp: 10.463,1 ha, chiếm 72,6 % diện tích đất tự nhiên, giảm 2,8 ha so với năm 2017. Diện tích đất phi nông nghiệp: 3.923,6 ha chiếm 27,2 diện tích đất tự nhiên, tăng 3 ha so với năm 2017. Diện tích đất chưa sử dụng: 34,7 ha chiếm 0,2% diện tích đất tự nhiên, giảm 0,2 ha so với năm 2017.

      Quy mô dân số năm 1928, huyện Bình Lục có dân số là 102.851 người, diện tích là 160 km², mật độ dân cư 643 người/km². Năm 1935 huyện Bình Lục có 112.675 người ở 8 tổng, 70 xã. Năm 2003 có 157.624 người. Năm 2008 có 143.767 người ở 20 xã, 1 thị trấn. Tính đến 1/4/2019 là 133.046 người ở 18 xã, 1 thị trấn, trong đó nam là 65.251 người, chiếm 49%; nữ là 67.795 chiếm 51%. Sau 10 năm, tính từ 2009, quy mô dân số tăng thêm là 2012 người, tỷ lệ tăng dân số bình quân/năm giai đoạn 2009 – 2019 là 0,2%/năm. 

      Tỷ lệ giới tính trong dân số huyện Bình Lục là 96,2 nam/100 nữ; trong đó khu vực thành thị là 107 nam/100 nữ, khu vực nông thôn là 96,3 nam/100 nữ.

      Mật độ dân số huyện Bình Lục năm 2019 là: 922,6 người/km2, trong đó mất độ dân số của thị trấn Bình Mỹ 2.261,7 người/km2; xã có mật độ dân số cao nhất là xã Bình Nghĩa với 1.570 người/km2 .

      Dân số khu vực thành thị huyện Bình Lục năm 2019 là 6.421 người, chiếm 4,8 %; khu vực nông thôn là 126.625 người, chiếm 95,2 %.

      Huyện Bình Lục có 132.853 người dân tộc Kinh, chiếm 99,9% và 193 người dân tộc khác, chiếm 0,1 % so với tổng dân số toàn huyện. 

      Số dân từ 15 tuổi trở lên đã kết hôn là 81,1%. Trong đó có vợ có chồng là 72,2%; ly hôn chiếm 0,8%; góa vợ hoặc góa chồng chiếm 7,9%, tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chưa từng kết hôn ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn tương ứng là 14,6% và 19%. Toàn huyện có khoảng 94,8% dân số trong độ tuổi đi học phổ thông được đi học. Số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết là 98,6%, trong đó thành thị là 99,7%, nông thôn là 98,5%.

      Tổng số hộ tính đến 01/4/2019 là 42.295 hộ, tăng 3.342 hộ so với năm 2009; tỷ lệ tăng hộ bình quân năm là 0,8% / năm trong giai đoạn 2009 – 2019.

      Bình quân mỗi hộ dân cư có 3,1 người, thấp hơn 0,1 người/hộ so với năm 2009. Khu vực thành thị, trung bình mỗi hộ có 3,1 người/hộ; khu vực nông thôn có bình quân mỗi hộ có 3,3 người/hộ. Tỷ lệ hộ nghèo (tính đến 12/2019) toàn huyện là 3,56%. Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố là 69%; Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2019 là 22,8 m2/người; cao hơn 4,8 m2 / người so với năm 2009

      • Địa hình 

      Đặc điểm địa hình: Bình Lục có địa hình thấp trũng nhất so với các huyện trong tỉnh Hà Nam và vùng đồng bằng sông Hồng. Cốt đất trung bình từ 1 đến 1,5 m, cao dần về khu vực ven sông Châu Giang, thấp dần về phía nội đồng và có nhiều vùng lòng chảo. Không kể các địa hình nhân tạo như: Đê, đập, đường sá, bờ vùng – bờ thửa,… thì mật độ chia cắt không đáng kể, trung bình từ 3 đến 5 km/km². 

      Địa hình huyện Bình Lục thể hiện khá rõ tính chất phân bậc, với độ chênh lệch địa hình không lớn, có thể chia thành 2 vùng địa hình: 

      + Vùng ven sông Châu Giang gồm 7 xã: Bình Nghĩa, Tràng An, Đồng Du, Hưng Công, Ngọc Lũ, Bồ Đề, An Ninh, chiếm 36% diện tích tự nhiên toàn huyện; hướng dốc chính từ Tây bắc đến Đông Nam, địa hình cao, cốt đất trung bình trên 1,5 m thuận lợi cho phát triển cây rau màu, cây ăn quả, cây công nghiệp.

      + Vùng nội đồng gồm 11 xã: Đồn Xá, An Mỹ, Mỹ Thọ, An Đổ, La Sơn, Tiêu Động, An Lão, Trung Lương, Bối Cầu, An Nội, Vũ Bản và thị trấn Bình Mỹ, chiếm 64% diện tích tự nhiên của huyện. Cốt đất cao trung bình 1m; dạng địa hình không đều, có nhiều vùng trũng nhỏ, dễ bị ngập, úng khi có mưa lớn kéo dài (từ 150-200mm trở lên). Đây là vùng sản xuất lương thực chính của huyện.

      • Giao thông

      Trên địa bàn của huyện Bình Lục có đường quốc lộ 21A đi liền với đường sắt Bắc Nam theo hướng Hà Nội đi Nam Định và ngược lại từ thôn Duy Dương xã Trung Lương đến thôn Đa Tài xã Đồn Xá dài 6540m (km 62 + 160 đến km 68 + 700, km 68 + 40 có Ga Bình Lục). Theo chiều dọc hướng Tây Bắc – Đông Nam: Có đường giao thông chính là 21A, 21B, đường ĐT 496 (đường 63 cũ) và đường ĐT 495B. Theo hướng Bắc Nam có đường ĐT 496B (đường 56 cũ), quốc lộ 37 (đường 64 cũ), đường ĐT 491 (đường 62 cũ), đường 499, cùng với hệ thống đường giao thông của huyện, các xã trong huyện tạo nên hệ thống giao thông liên hoàn trong huyện và thành phố Phủ Lý đi Nam Định; Phủ Lý đi Lý Nhân; Bình Lục đi Ý Yên; Bình Lục đi Thanh Liêm, Phủ Lý; Bình Lục đi Vụ Bản, Nam Định. Vị trí địa lý và điều kiện giao thông hiện có đã tạo thế cho Bình Lục giao lưu kinh tế, văn hóa, du lịch với các huyện trong tỉnh Hà Nam và các tỉnh trong vùng và cả nước, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội và các trọng điểm phát triển kinh tế Bắc Bộ để khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên trong và thu hút các nguồn lực bên ngoài đầu tư cho sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện.

      THAM KHẢO THÊM:

      • Biển số xe 90 ở tỉnh nào? Biển số xe Hà Nam theo khu vực?
      • Bảng khung tính giá đất, bảng giá đất Hà Nam năm 2024

      Duong Gia Facebook Duong Gia Tiktok Duong Gia Youtube Duong Gia Google

        Liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ:

      •   Tư vấn pháp luật qua Email
         Tư vấn nhanh với Luật sư
      -
      CÙNG CHUYÊN MỤC
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Các câu đố vui nhân ngày 20/11 về thầy cô và mái trường
      • Nhà trường được phép thu những khoản phí nào đầu năm học?
      • Các bài hát tiếng Anh học tiếng Anh cho người mới bắt đầu
      • Những yếu tố tác động đến việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên?
      • Các lời chúc mừng sinh nhật bạn thân hay, lầy và hài hước
      • Phải làm sao khi chồng thường hay nhắc lại chuyện quá khứ?
      • Báo cáo kết quả giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT
      • Những mẫu thiệp chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
      • Văn khấn và cách chuẩn bị mâm cúng giao thừa công ty
      • Có nên mua điện thoại, nên cho trẻ sử dụng Internet không?
      BÀI VIẾT MỚI NHẤT
      • Viết đoạn văn đóng vai lão Hạc kể lại câu chuyện bán chó
      • Cảm nhận về Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)
      • Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật học sinh, sinh viên?
      • Soạn bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân – Lớp 6 Chân trời sáng tạo
      • Đóng vai Giôn-xi kể lại câu chuyện Chiếc lá cuối cùng
      • Nam Á có mấy miền địa hình? Nêu rõ đặc điểm các miền?
      • Toán Vừa gà vừa chó bó lại cho tròn 36 con 100 chân chẵn
      • Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo chọn lọc siêu hay
      • Cảm nhận về nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt
      • Viết 4-5 câu kể về buổi đi chơi cùng người thân ý nghĩa
      • Như thế nào được coi là người tham gia giao thông có văn hóa?
      • Kết bài Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) hay nhất
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      LIÊN KẾT NỘI BỘ
      • Tư vấn pháp luật
      • Tư vấn luật tại TPHCM
      • Tư vấn luật tại Hà Nội
      • Tư vấn luật tại Đà Nẵng
      • Tư vấn pháp luật qua Email
      • Tư vấn pháp luật qua Zalo
      • Tư vấn luật qua Facebook
      • Tư vấn luật ly hôn
      • Tư vấn luật giao thông
      • Tư vấn luật hành chính
      • Tư vấn pháp luật hình sự
      • Tư vấn luật nghĩa vụ quân sự
      • Tư vấn pháp luật thuế
      • Tư vấn pháp luật đấu thầu
      • Tư vấn luật hôn nhân gia đình
      • Tư vấn pháp luật lao động
      • Tư vấn pháp luật dân sự
      • Tư vấn pháp luật đất đai
      • Tư vấn luật doanh nghiệp
      • Tư vấn pháp luật thừa kế
      • Tư vấn pháp luật xây dựng
      • Tư vấn luật bảo hiểm y tế
      • Tư vấn pháp luật đầu tư
      • Tư vấn luật bảo hiểm xã hội
      • Tư vấn luật sở hữu trí tuệ
      Dịch vụ luật sư uy tín toàn quốc


      Tìm kiếm

      Duong Gia Logo

      •   ĐẶT CÂU HỎI TRỰC TUYẾN
         ĐẶT LỊCH HẸN LUẬT SƯ

      VĂN PHÒNG HÀ NỘI:

      Địa chỉ: 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: dichvu@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG:

      Địa chỉ: 141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

       Email: danang@luatduonggia.vn

      VĂN PHÒNG MIỀN NAM:

      Địa chỉ: 227 Nguyễn Thái Bình, phường 4, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

       Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

      Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!

      Chính sách quyền riêng tư của Luật Dương Gia

      • Chatzalo Chat Zalo
      • Chat Facebook Chat Facebook
      • Chỉ đường picachu Chỉ đường
      • location Đặt câu hỏi
      • gọi ngay
        1900.6568
      • Chat Zalo
      Chỉ đường
      Trụ sở chính tại Hà NộiTrụ sở chính tại Hà Nội
      Văn phòng tại Đà NẵngVăn phòng tại Đà Nẵng
      Văn phòng tại TPHCMVăn phòng tại TPHCM
      Gọi luật sư Gọi luật sư Yêu cầu dịch vụ Yêu cầu dịch vụ
      • Gọi ngay
      • Chỉ đường

        • HÀ NỘI
        • ĐÀ NẴNG
        • TP.HCM
      • Đặt câu hỏi
      • Trang chủ