Huyện Bảo Yên thuộc tỉnh Lào Cai, nằm ở phía Đông Nam của tỉnh này. Huyện Bảo Yên nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 75 km về phía Đông Nam và cách thủ đô Hà Nội khoảng 263 km. Huyện Bảo Yên có diện tích rộng lớn, tổng cộng 818 km2. Mời bạn đọc theo dõi bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Bảo Yên (Lào Cai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai:
Đây là bản đồ hành chính cũ của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Cụ thể:
- Sáp nhập xã Long Phúc và Long Khánh thành xã Phúc Khánh.
2. Huyện Bảo Yên (Lào Cai) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Bảo Yên có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 16 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây.
STT | Danh sách thị trấn, xã thuộc huyện Bảo Yên |
1 | Thị trấn Phố Ràng (huyện lỵ) |
2 | Xã Bảo Hà |
3 | Xã Cam Cọn |
4 | Xã Điện Quan |
5 | Xã Kim Sơn |
6 | Xã Lương Sơn |
7 | Xã Minh Tân |
8 | Xã Nghĩa Đô |
9 | Xã Phúc Khánh |
10 | Xã Tân Dương |
11 | Xã Tân Tiến |
12 | Xã Thượng Hà |
13 | Xã Việt Tiến |
14 | Xã Vĩnh Yên |
15 | Xã Xuân Hòa |
16 | Xã Xuân Thượng |
17 | Xã Yên Sơn |
3. Vài nét về huyện Bảo Yên (Lào Cai):
3.1. Lịch sử hình thành:
Huyện Bảo Yên được thành lập vào ngày 16 tháng 12 năm 1964 trên cơ sở tách ba xã: Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn thuộc huyện Văn Bàn và 14 xã: Cộng Hòa, Quyết Tiến, Quang Vinh, Minh Tân, Hạnh Phúc, Long Khánh, Hòa Bình, Vĩnh Yên, Nghĩa Đô, Tân Tiến, Dân Chủ, Lương Sơn, Việt Tiến, Long Phúc thuộc huyện Lục Yên. Năm 1976, hợp nhất tỉnh Lào Cai, tỉnh Yên Bái và tỉnh Nghĩa Lộ thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, huyện Bảo Yên thuộc tỉnh Hoàng Liên Sơn, gồm 17 xã: Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan, Long Khánh, Long Phúc, Minh Tân, Lương Sơn, Nghĩa Đô, Phố Ràng, Tân Tiến, Tân Dương, Thượng Hà, Việt Tiến, Vĩnh Yên, Xuân Hòa và Xuân Thượng. Ngày 11 tháng 1 năm 1986:
- Thành lập thị trấn Phố Ràng (thị trấn huyện lỵ của huyện Bảo Yên) trên cơ sở 1.092 ha diện tích tự nhiên của xã Phố Ràng và 783 ha diện tích tự nhiên của xã Xuân Thượng.
- Đổi tên phần còn lại của xã Phố Ràng thành xã Yên Sơn.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tái lập tỉnh Lào Cai từ tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ, huyện Bảo Yên thuộc tỉnh Lào Cai. Ngày 1 tháng 3 năm 2020, sáp nhập xã Long Phúc và xã Long Khánh thành xã Phúc Khánh. Hiện nay, huyện Bảo Yên có 1 thị trấn và 16 xã.
3.2. Vị trí địa lý:
Huyện Bảo Yên là cửa ngõ phía Đông tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 75 km, cách Hà Nội 263 km. Huyện Bảo Yên có diện tích tự nhiên 818,34 km2, kéo dài từ 22 độ 5 phút đến 22 độ 30 phút vĩ độ Bắc từ 104 độ 15 phút đến 104 độ 37 phút kinh Đông. Độ cao trung bình của huyện từ 300 đến 400 m so với mực nước biển. Điểm cao nhất là 1.120 m trên dãy núi Con Voi (xã Long Khánh), điểm thấp nhất là 50m, độ dốc bình quân toàn huyện từ 30 đến 35 độ. Vị trí tiếp giáp cụ thể như sau:
- Phía Đông Nam của huyện Bảo Yên giáp huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái.
- Phía Đông của huyện Bảo Yên giáp huyện Quang Bình – tỉnh Hà Giang.
- Phía Tây Nam của huyện Bảo Yên giáp huyện Văn Yên – tỉnh Yên Bái.
- Phía Bắc của huyện Bảo Yên giáp huyện Bảo Thắng – tỉnh Lào Cai.
- Phía Tây Bắc của huyện Bảo Yên giáp huyện Văn Bàn – tỉnh Lào Cai.
3.3. Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình:
Địa hình của huyện Bảo yên khá phức tạp (nằm trong hệ thống núi lớn là Con Voi và Tây Côn Lĩnh chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam). Nằm giữa hai hệ thống núi này là hai con sông lớn là sông Hồng và sông Chảy. Sông Hồng (xưa được gọi là sông Nhĩ Hà) chảy qua 3 xã Cam Cọn, Kim Sơn và Bảo Hà với tổng chiều dài 35 km, lưu lượng dòng chảy khá lớn. Sông Chảy (còn gọi là sông Trôi) chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam có độ dốc lớn, dòng chảy xiết là thượng nguồn chính của thủy điện Thác Bà, có nhiều thác ghềnh ở phía Bắc. Đoạn sông Chảy chảy qua 8 xã và thị trấn Phố Ràng của hyện có chiều dài 50km. Trên địa bàn huyện có trục đường Quốc lộ 70 chạy qua trung tâm huyện theo hướng Đông – Tây kết nối trục đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Vị trí địa lý của huyện đã tạo thuận lợi cho giao thông kinh tế, văn hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc.
- Khí hậu:
Khí hậu Bảo Yên đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng, hình thành hai tiểu vùng khí hậu: Đông Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện là 21,5 độ C. Tháng nóng nhất là 39,4 độ C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là 3,7 độ C. Lượng mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số giờ nắng trong năm là 1.300 – 1.600 giờ. Tài nguyên đất đai, khí hậu và khoáng sản trong lòng đất đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện Bảo Yên có thể phát triển kinh tế nông – lâm – công nghiệp toàn diện.
- Về thổ nhưỡng:
Do ảnh hưởng của cấu tạo địa chất nên phần lớn đất đai của huyện Bảo Yên là loại đất feralit màu đỏ vàng phát triển trên nền đá grap điệp thạch mi ca. Địa hình Bảo Yên có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khe vực sâu và thung lũng hẹp. Các nhà khoa xếp huyện Bảo Yên vào loại vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m và 400 – 500m. Vành đai vùng đồi nhỏ hơn 300 – 400m chiến phần lớn diện tích thung lũng các sông suối lướn như thung lũng sông Chảy. Các vành đai vùng đồi núi thấp 400 – 500m có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, khe vực sâu thẳm, thung lũng hẹp, bậc thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung không lớn, diện tích hẹp, phân bố rải rác, bồn địa tương đối bằng phẳn tạo nên những cánh đồng rộng lớn ở vùng Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hòa, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn.
Diện tích tự nhiên của huyện rộng, song chủ yếu là rừng và đất rừng chiếm hơn 56,5% diện tích tự nhiên của huyện, với diện tích che phủ hiện nay là 56%. Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó là: Rừng nguyên sinh tập trung tại đầu nguồn và trên vành cao dãy núi Con Voi, có nhiều lâm sản quý; Rừng giữa hiện nay đã được giao đến nhiêu hộ gia đình và tập thể, việc khai thác kết hợp với trồng mới và tu bổ đã trở thành vành đai rừng phòng hộ; Rừng có cỏ tranh, lau lách, cây bụi ở vùng thấp, hiện nay đang được phát triển các loại cây ăn quả, cây nguyên liệu. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, rừng Bảo Yên còn có các loại chim, thú và một số loại thuốc nam quý. Đất tự nhiên ở Bảo Yên có khả năng trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
- Danh lam thắng cảnh:
Huyện Bảo Yên có nhiều thắng cảnh đẹp đặc sắc như đền Bảo Hà với phong cảnh hữu tình, trên bến dưới thuyền, là sự kết hợp hài hòa giữa cảnh sắc thiên nhiên và con người. Về với Bảo Yên – một điểm đến du lịch đặc sắc Lào Cai, du khách không thể bỏ qua Phố Ràng lịch sử với bản sắc dân tộc đặc sắc được lưu giữ, đan xen và hòa quyện.
3.4. Dân số:
Dân số huyện Bảo Yên năm 2017 là 84.610 người (số liệu cập nhật ngày 31/12/2017), trong đó: Nam 42.711, nữ 41.899.
Tổng số hộ huyện Bảo Yên là: 20.379 hộ. Số người trong độ tuổi lao động là 45.255 người chiếm 53,48%. Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 41.219 người chiếm 53,48%.
Mật độ dân số bình quân của huyện Bảo Yên là 103 người/km2, cư trú tại 17 xã và 1 thị trấn chia thành 3 khu vực: Các xã ven sông Hồng gồm Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn; các xã ven sông Chảy gồm Điện Quan, Thượng Hà, Minh Tân, Tân Dương, Yên Sơn, thị trấn Phố Ràng, Lương Sơn, Long Phúc, Long Khánh, Việt Tiến, Xuân Hòa; các xã vùng thượng huyện gồm Tân Tiến, Nghĩa Đô và Vĩnh Yên.
Thành phần dân tộc của huyện Bảo Yên thì toàn huyện gồm có 13 dân tộc anh em cùng chung sống. Gồm các dân tộc cụ thể như sau:
- Dân tộc Tày chiếm khoảng 31,8%.
- Dân tộc Kinh chiếm khoảng 26,25%.
- Dân tộc Dao chiếm khoảng 22,44%.
- Dân tộc Mông chiếm khoảng 14,3%.
- Còn lại là các dân tộc khác như Nùng, Sa Phó, Phù Lá,…
THAM KHẢO THÊM: