Huyện Ba Bể là một địa phương đầy quyến rũ tại tỉnh Bắc Kạn, Việt Nam, nổi tiếng với Vườn Quốc gia Ba Bể, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Bài viết dưới đây Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Ba Bể (Bắc Kạn) sẽ cung cấp cho các bạn đọc thông tin chung về huyện.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Ba Bể (Bắc Kạn):
2. Huyện Ba Bể (Bắc Kạn) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Ba Bể có 15 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 14 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn |
1 | Thị trấn Chợ Rã (huyện lỵ) |
2 | Xã Bành Trạch |
3 | Xã Cao Thượng |
4 | Xã Chu Hương |
5 | Xã Địa Linh |
6 | Xã Đồng Phúc |
7 | Xã Hà Hiệu |
8 | Xã Hoàng Trĩ |
9 | Xã Khang Ninh |
10 | Xã Mỹ Phương |
11 | Xã Nam Mẫu |
12 | Xã Phúc Lộc |
13 | Xã Quảng Khê |
14 | Xã Thượng Giáo |
15 | Xã Yến Dương |
3. Giới thiệu về huyện Ba Bể (Bắc Kạn):
Vị trí địa lý:
Ba Bể là huyện miền núi của tỉnh Bắc Kạn, cách tỉnh lỵ 60 km về phía Bắc, có diện tích tự nhiên là 67,412ha. Huyện lỵ là thị trấn Chợ Rã nằm trên quốc lộ 279, cách thành phố Bắc Kạn khoảng 50 km về hướng Tây Bắc. Ngoài trục đường chính là quốc lộ 279, huyện còn có một số con đường như tỉnh lộ 254 đi về huyện Chợ Đồn, tỉnh lộ 201 đi về huyện Bạch Thông ở phía Nam và đường liên tỉnh 212 sang Cao Bằng ở phía Bắc.
Huyện có địa giới hành chính như sau:
- Phía Đông giáp huyện Ngân Sơn.
- Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Nam giáp huyện Chợ Đồn và huyện Bạch Thông.
- Phía Bắc Giáp huyện Pác Nặm và tỉnh Cao Bằng.
Dân số:
Huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 01 thị trấn với 200 thôn bản. Dân số toàn huyện có gần 47 nghìn người, trong đó có khoảng 95% là người dân tộc thiểu số. Mật độ dân số đạt khoảng 71 người/km². Thành phần dân tộc chính là: Tày, Kinh, Dao, Mông, Nùng, Hoa và một số dân tộc khác.
Địa hình:
Ba Bể chủ yếu là đất lâm nghiệp chiếm trên 80%, đất nông nghiệp chiếm 10%. Huyện có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi sông, suối, núi nên giao thông đi lại còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các thôn bản vùng cao. Ở đây chủ yếu là núi cao xen lẫn những khối núi đá vôi hiểm trở, phân lớp dầy, trong quá trình cacxtơ tạo thành những hình dạng kỳ thú, đặc trưng là dãy núi Phja Bjooc có độ cao 1,578m, là mái nhà của 03 huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông.
Cùng với đó, trên địa bàn huyện có 2 con sông Năng và Chợ Lùng chảy qua. Sông Năng bắt nguồn từ dãy núi cao Phja Gia (thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng) chảy vào địa phận huyện Ba Bể từ xã Bành Trạch theo hướng Đông – Tây, sông Chợ Lùng bắt nguồn từ phía Nam huyện Ba Bể theo hướng Đông Nam – Tây Bắc sau đó đổ vào hồ Ba Bể rồi thông ra sông Năng, cách cung sông Gâm chạy dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, xuyên suốt địa giới của huyện với nhiều ngọn núi cao trùng điệp đã tạo nên địa hình hiểm trở rất đặc trưng của huyện Ba Bể.
Ngoài ra, trên địa bàn Ba Bể có nhiều tuyến giao thông chạy qua như: Quốc lộ 279, tỉnh lộ 201, 254,… Hiện nay, 15/16 xã ở Ba Bể có đường ô tô về đến trung tâm xã.
Khí hậu:
Nhiệt độ trung bình năm từ 21°C – 23°C, vào mùa đông thường xuất hiện sương muối, ở khu vực khe núi đôi khi có băng giá. Huyện là vùng khuất gió mùa Đông Bắc nhưng lại đón gió mùa Tây Nam nên mưa nhiều, lượng mưa trung bình hơn 1.600 mm và có thảm thực vật phong phú.
Nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở độ cao từ 500 – 1000m so với mặt biển, Ba Bể có đủ nhiệt độ, nắng, mưa,… thích hợp cho sự phát triển của động vật, thực vật. Vùng hồ Ba Bể và sườn núi Phja Bjoóc gần như mát mẻ quanh năm. Tuy nhiên, đôi khi thời tiết cũng rất khắc nghiệt. Mùa đông ở Ba Bể thường có sương muối, băng giá hoặc có những đợt mưa phùn, gió bấc kéo dài không có lợi cho sự sinh trưởng của động, thực vật, ảnh hưởng tới hoạt động, sức khoẻ con người. Vào mùa mưa nhiều xã ven sông Năng thường bị ngập lụt.
Hệ thống sông ngòi:
Ba Bể có nhiều sông, suối, lòng sông suối thường sâu để có nước tưới cho đồng ruộng, nhất là các chân ruộng bậc thang. Đồng bào các dân tộc có nhiều kinh nghiệm làm mương, phai, bắc máng, làm guồng nước. Đồng bào còn lợi dụng sức nước để phục vụ sản xuất, đời sống như cối giã gạo, máy bật bông, làm thuỷ điện mini, xuôi mảng,… Đường thuỷ sông Năng phối hợp với các đường bộ tạo nên hệ thống giao thông tương đối thuận lợi, thông thương giữa các huyện Ba Bể, huyện Chợ Đồn, Na Hang (Tuyên Quang).
Tài nguyên thiên nhiên:
Ở Ba Bể tập trung nhiều loại khoáng sản như: Vàng gốc (nguyên sinh) và vàng sa khoáng, khoáng sắt và sắt – mangan, đá vôi biến chất thành đá hoa ở xung quanh hồ Ba Bể, còn sắt và mangan ở Bản Nùng. Ngoài ra còn có đá quý ở Bản Đuống, Bản Vàng,…
Đất Ba bể có thể trồng nhiều loại cây thương phẩm có giá trị kinh tế cao như hồng không hạt, hoa lily, ngô, đậu tương, trúc,… Hiện tại, Ba Bể đã phát triển được hơn 1.000 ha mơ, mận, dứa. Đất đai ở Ba Bể cũng thích hợp cho việc chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, dê.
Núi đá xen lẫn núi đất chiếm phần lớn diện tích đất đai tự nhiên. Rừng có nhiều gỗ quý (đỉnh, lim, nghiến, táu,…) cùng nhiều cây dược liệu và nhiều loại chim muông, thú rừng như phượng hoàng, công, trĩ, hươu, nai, sơn dương, khỉ, lợn rừng, kỳ đà,…
Do kiến tạo địa chất, sự bồi đắp của các con sông, suối đã tạo cho Ba Bể những bồn địa, những thung lũng lòng máng, lòng chảo, đất đai khá màu mỡ thích hợp với việc trồng lúa, ngô, các loại rau, đậu, cây công nghiệp (mía, bông và cây ăn quả như cam, quýt, chuối, hồng).
Đặc biệt, Vườn Quốc gia Ba Bể là một di sản thiên nhiên quý giá với hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi có tới 417 loài thực vật và 299 loài động vật có xương sống. Nhiều loài động vật quý vẫn còn lưu giữ được như phượng hoàng đất, gà lôi, vọc mũi hếch,… Trong hồ vẫn còn 49 loài cá nước ngọt, trong đó có một số loài cá quý hiếm như cá chép kính, cá rầm xanh, cá chiên,…
Cùng với đó, hồ Ba Bể rộng gần 500ha gắn liền với dòng sông Năng và hệ thống hang động, thác nước thiên nhiên kỳ vĩ trở thành khu danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở khu vực miền núi phía Bắc.
Hiện nay, Ba Bể đang quy hoạch xây dựng vùng Ba Bể – Chợ Đồn – Na Hang (tỉnh Tuyên Quang), vùng lòng hồ Ba Bể và phụ cận theo mô hình phát triển kinh tế đô thị kết hợp với bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái.
4. Tiềm năng và thế mạnh du lịch của huyện Ba Bể:
Nhắc đến Ba Bể có lẽ không ít người biết đến, bởi nơi đây sở hữu một di sản thiên nhiên vào bậc nhất nhì trên cả nước – khu du lịch Vườn quốc gia Ba Bể. Cùng với đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và những nét văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc. Vì vậy, tuy là một huyện miền núi nghèo nhưng Ba Bể đã được đông đảo du khách trong và ngoài nước quan tâm, biết đến.
Vườn quốc gia Ba Bể với tổng diện tích 44.750ha là một di sản thiên nhiên quý giá với hệ thống rừng nguyên sinh trên núi đá vôi và hồ tự nhiên trên núi duy nhất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng ở Việt Nam. Nơi đây bảo tồn một hệ thống sinh cảnh rừng phong phú với 660 loài thực vật và 527 loài động vật với nhiều loài quý hiếm.
Đến du lịch hồ Ba Bể, du khách sẽ được hòa mình vào một thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ và đầy hấp dẫn, được đắm mình trong ao Tiên trong lành, mát mẻ mang câu chuyện cổ tích huyền bí, được thưởng ngoạn suối thác, ăn rau rừng, cá suối, gà đồi,… hay khám phá hang động (động Puông, động Hua Mạ) với nhiều hình thù, cột đá độc đáo, trong động còn có đàn dơi hàng chục vạn con sinh sống và trú ngụ, được chiêm ngưỡng một thác Đầu Đẳng ngoạn mục của những tảng đá lớn nhỏ xếp lên nhau và đảo bà Góa độc đáo nằm giữa lòng hồ. Nước hồ Ba Bể bốn mùa một màu xanh ngắt đầy quyến rũ, được bao bọc bởi rừng nhiệt đới tạo nên khí hậu nơi đây rất mát mẻ và trong lành.
Với những nét đặc trưng đó, du lịch hồ Ba Bể không những được xem là một trong những thế mạnh đặc trưng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện mà còn được xác định rõ trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: