Anh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Huyện Anh Sơn nằm dọc theo đôi bờ sông Lam, Quốc lộ 7, cách thành phố Vinh 100 km về phía tây bắc. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Bài viết dưới đây cung cấp Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Anh Sơn (Nghệ An).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Anh Sơn (Nghệ An):
2. Huyện Anh Sơn (Nghệ An) có bao nhiêu xã phường:
Huyện Anh Sơn có 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Anh Sơn (huyện lị) và 20 xã.
STT | Danh sách Bản đồ và các xã phường thuộc huyện Anh Sơn (Nghệ An) |
1 | Thị trấn Anh Sơn |
2 | Xã Thọ Sơn |
3 | Xã Thành Sơn |
4 | Xã Bình Sơn |
5 | Xã Tam Sơn |
6 | Xã Đỉnh Sơn |
7 | Xã Hùng Sơn |
8 | Xã Cẩm Sơn |
9 | Xã Đức Sơn |
10 | Xã Tường Sơn |
11 | Xã Hoa Sơn |
12 | Xã Tào Sơn |
13 | Xã Vĩnh Sơn |
14 | Xã Lạng Sơn |
15 | Xã Hội Sơn |
16 | Xã Thạch Sơn |
17 | Xã Phúc Sơn |
18 | Xã Long Sơn |
19 | Xã Khai Sơn |
20 | Xã Lĩnh Sơn |
21 | Xã Cao Sơn |
3. Vị trí địa lý huyện Anh Sơn (Nghệ An):
Huyện Anh Sơn nằm dọc theo đôi bờ sông Lam, Quốc lộ 7, cách thành phố Vinh 100 km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Đô Lương;
- Phía Bắc giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳ Hợp;
- Phía Tây giáp huyện Con Cuông và nước Lào;
- Phía Nam giáp huyện Thanh Chương.
Anh Sơn có Quốc lộ 7 đi qua, nối Việt Nam với nước bạn Lào là lợi thế lớn của tuyến hành lang Đông – Tây, nối Lào – Đông Bắc Thái Lan – Mianma. Đây sẽ không chỉ là tuyến vận chuyển hàng hóa xuất và nhập khẩu quan trọng của những nước này mà còn tạo điều kiện để thu hút khách du lịch đến với Anh Sơn, Cửa Lò, Kim Liên (nói chung là đến với Nghệ An). Đặc biệt Anh Sơn đang triển khai xây dựng cửa khẩu Cao Vều tại xã Phúc Sơn tạo điều kiện giao lưu trực tiếp với nước bạn Lào.
Theo thống kê năm 2019, huyện có diện tích 592,5 km², dân số là 116.922 người, mật độ dân số đạt 197 người/km².
Theo thống kê 31/12/2018, huyện có 132.060 người. Có 8 xã đồng bào dân tộc thiểu số 8.000 người (chiếm 6,4% dân số toàn huyện). Số người trong độ tuổi có khả năng lao động hơn: 47.000 người. Số người được giải quyết việc làm trong năm bình quân: 1.375 người. 12% dân số theo đạo Thiên Chúa.
Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.
4. Lịch sử hình thành và phát triển huyện Anh Sơn (Nghệ An):
Thời nhà Hậu Lê, vùng đất Anh Sơn thuộc huyện Nam Đường, phủ Anh Đô, xứ Nghệ An.
Dưới thời nhà Nguyễn, năm Minh Mạng thứ 12 (1831), trấn Nghệ An chia tách thành 2 tỉnh: Tỉnh Hà Tĩnh và tỉnh Nghệ An. Phủ Anh Đô có thêm huyện Thanh Chương chuyển từ phủ Đức Quang sang. Thời Thành Thái, Phủ Anh Đô đổi tên thành phủ Anh Sơn gồm các huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Lương Sơn, Đô Lương và Thanh Chương.
Năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), thành lập huyện Lương Sơn do tách 4 tổng của huyện Nam Đường và 1 tổng của huyện Thanh Chương. Địa bàn huyện Lương Sơn khi đó thuộc địa bàn các huyện Anh Sơn, Đô Lương và một phần huyện Tân Kỳ ngày nay.
Năm 1919, chính quyền thực dân phong kiến bỏ cấp hành chính trung gian, đổi phủ ngang huyện, huyện Lương Sơn đổi thành phủ Anh Sơn trực thuộc tỉnh Nghệ An.
Đến năm 1946, phủ Anh Sơn đổi thành huyện Anh Sơn, khi đó có 55 đơn vị hành chính gồm thị trấn Đô Lương và 54 xã: Bắc Sơn, Bài Sơn, Bình Sơn, Bồi Sơn, Cẩm Sơn, Cao Sơn, Đà Sơn, Đại Sơn, Đặng Sơn, Đỉnh Sơn, Đông Sơn, Đức Sơn, Giang Sơn, Hiến Sơn, Hòa Sơn, Hội Sơn, Hồng Sơn, Hùng Sơn, Hương Sơn, Khai Sơn, Kỳ Sơn, Lạc Sơn, Lam Sơn, Lạng Sơn, Liên Sơn, Lĩnh Sơn, Long Sơn, Lưu Sơn, Minh Sơn, Mỹ Sơn, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Nhân Sơn, Phú Sơn, Phúc Sơn, Quang Sơn, Tam Sơn, Tân Sơn, Tào Sơn, Thạch Sơn, Thái Sơn, Thành Sơn, Thịnh Sơn, Thọ Sơn, Thuận Sơn, Thượng Sơn, Tràng Sơn, Trù Sơn, Trung Sơn, Tường Sơn, Văn Sơn, Vĩnh Sơn, Xuân Sơn, Yên Sơn.
Ngày 19 tháng 4 năm 1963, tách thị trấn Đô Lương và 32 xã: Bắc Sơn, Bài Sơn, Bồi Sơn, Đà Sơn, Đại Sơn, Đặng Sơn, Đông Sơn, Giang Sơn, Hiến Sơn, Hòa Sơn, Hồng Sơn, Lạc Sơn, Lam Sơn, Liên Sơn, Lưu Sơn, Minh Sơn, Mỹ Sơn, Nam Sơn, Ngọc Sơn, Nhân Sơn, Quang Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn, Thịnh Sơn, Thuận Sơn, Thượng Sơn, Tràng Sơn, Trù Sơn, Trung Sơn, Văn Sơn, Xuân Sơn, Yên Sơn để thành lập huyện Đô Lương và chuyển 3 xã Hương Sơn, Kỳ Sơn, Phú Sơn về huyện Tân Kỳ quản lý. Từ đó, huyện Anh Sơn còn lại 19 xã: Bình Sơn, Cẩm Sơn, Cao Sơn, Đỉnh Sơn, Đức Sơn, Hội Sơn, Hùng Sơn, Khai Sơn, Lạng Sơn, Lĩnh Sơn, Long Sơn, Phúc Sơn, Tam Sơn, Tào Sơn, Thạch Sơn, Thành Sơn, Thọ Sơn, Tường Sơn, Vĩnh Sơn.
Ngày 1 tháng 3 năm 1988, thành lập thị trấn Anh Sơn trên cơ sở 28 ha diện tích tự nhiên và 26 nhân khẩu của xã Hội Sơn; 92 ha diện tích tự nhiên và 87 nhân khẩu của xã Phúc Sơn; 93 ha diện tích tự nhiên và 180 nhân khẩu của xã Thạch Sơn.
Ngày 9 tháng 2 năm 2009, thành lập xã Hoa Sơn trên cơ sở điều chỉnh 2.077,22 ha diện tích tự nhiên và 6.715 nhân khẩu của xã Hội Sơn; 389,17 ha diện tích tự nhiên của xã Tường Sơn.
5. Tài nguyên thiên nhiên huyện Anh Sơn (Nghệ An):
5.1. Tài nguyên đất:
Huyện Anh Sơn có hai nhóm đất chính là đất phù sa và đất đồi núi, trong đó:
- Đất phù sa chỉ chiếm khoảng 15% diện tích tự nhiên gồm 4 loại: Bãi cát ven sông, đất phù sa được bồi đắp hàng năm, đất phù sa không được bồi và đất phù sa ngòi suối, dốc tụ.
- Đất đồi núi chiếm tới 85% diện tích đất tự nhiên bao gồm 8 loại: Đất Pheralit nâu vàng phát triển trên nền phù sa cổ, đất Pheralit nâu đỏ phát triển trên đá vôi, đất Pheralit đỏ vàng phát triển trên đá phiến thạch sét, đất Pheralit đỏ vàng phát triển trên đá sa thạch, đất Pheralit vàng đỏ phát triển trên đá Mácma axit (Granite), đất Pheralitic xói mòn trơ sỏi đá, đất Pheralitic trên núi (độ cao từ 200 – 700 m), đất Pheralitic mùn trên núi (độ cao 800 – 1.500 m).
5.2. Tài nguyên nước:
Huyện Anh Sơn có 3 con sông lớn chảy qua: Sông Lam, sông Con và sông Giăng, trong đó: Sông Lam là lớn nhất, chảy từ hướng Tây sang Đông qua 17 xã (từ Tam Sơn đến Lĩnh Sơn) dài 72 km. Lưu lượng bình quân (tại Dừa) mùa kiệt là 80 – 100 m3/giây, mùa lũ là 1.000 – 1.200 m3/ giây, trung bình 424 m3/ giây.
Ngoài các sông kể trên, huyện có 72 hồ chứa nước, cùng hệ thống khe, suối với diện tích mặt nước gần 3.000 ha, là huyện có nguồn nước mặt thuận lợi để cấp nước cho nông nghiệp và dân sinh. Song nguồn nước phân bố không đều giữa các vùng, các mùa, mực nước lại thấp so với độ cao đồng ruộng, địa hình không bằng phẳng lại bị chia cắt lớn. Vì vậy, hiện tượng khô hạn trong mùa nắng nóng, lũ lụt về mùa mưa hàng năm vẫn xảy ra trên diện rộng.
5.3. Tài nguyên khoáng sản:
Khoáng sản chủ yếu là nhóm làm vật liệu xây dựng: Đá vôi xi măng có ở Hội Sơn, trữ lượng khoảng 3.300 triệu tấn, chất lượng đảm bảo cho sản xuất xi măng. Ngoài ra còn có ở Long Sơn, Phúc Sơn,…; Sét xi măng ở Hội Sơn, Phúc Sơn, trữ lượng khoảng 125 triệu tấn; Đá vôi xây dựng có ở nhiều xã trong huyện, trữ lượng rất lớn, dễ khai thác và vận chuyển. Ngoài ra Anh Sơn còn có Phốtphorit ở Tường Sơn (hang Lèn Mọ, Xin Nghi, Ao Các), hàm lượng P205 chiếm 8 – 16%, trữ lượng khoảng 240.000 tấn, hiện chưa tổ chức khai thác; Quặng đa kim loại ở Thọ Sơn,…
5.4. Tài nguyên rừng:
Toàn huyện có 35.192,79 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Rừng sản xuất có 24.924,26 ha; Rừng phòng hộ: 8.023,83 ha; Rừng đặc dụng: 2.244,70 ha. Theo số liệu điều tra của ngành lâm nghiệp tỉnh, trữ lượng gỗ huyện Anh Sơn khoảng 650.475 m3; 21,5 triệu cây nứa (228 ha). Ngoài ra còn có song, mây, cây dược liệu và nhiều loại động vật quý hiếm. Rừng đặc dụng ở Anh Sơn thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát. Tiềm năng lâm nghiệp của Anh Sơn rất lớn và đa dạng. Đất lâm nghiệp chủ yếu là đồi và núi thấp, độ dốc không lớn, thổ nhưỡng tốt do vậy không phải đầu tư nhiều vào tu bổ, chăm sóc. Điều kiện kết hợp nông, lâm thuận lợi. Vấn đề đặt ra là cần phải bảo vệ tốt diện tích rừng và khai thác hợp lý nguồn lợi lâm sản.
THAM KHẢO THÊM: