Huyện An Lão là một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hải Phòng, Việt Nam, nằm ở phía Tây ngoại thành, cách trung tâm thành phố khoảng 18 km. An Lão đang dần trở thành một điểm sáng mới trên bản đồ phát triển của Hải Phòng và khu vực. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau: Bản đồ và các xã phường thuộc huyện An Lão (Hải Phòng).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện An Lão (Hải Phòng):
2. Huyện An Lão (Hải Phòng) có nhiêu xã, phường?
Huyện An Lão có 17 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 2 thị trấn, 15 xã.
STT | Danh sách xã, phường thuộc huyện An Lão, Hải Phòng |
1 | Thị trấn An Lão (huyện lỵ) |
2 | Thị trấn Trường Sơn |
3 | Xã An Thái |
4 | Xã An Thắng |
5 | Xã An Thọ |
6 | Xã An Tiến |
7 | Xã Bát Trang |
8 | Xã Chiến Thắng |
9 | Xã Mỹ Đức |
10 | Xã Quang Hưng |
11 | Xã Quang Trung |
12 | Xã Quốc Tuấn |
13 | Xã Tân Dân |
14 | Xã Tân Viên |
15 | Xã Thái Sơn |
16 | Xã Trường Thành |
17 | Xã Trường Thọ |
3. Thông tin chung về huyện An Lão (Hải Phòng):
An Lão là một huyện có vị trí quan trọng trên các lĩnh vực chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội và quốc phòng – an ninh của thành phố cảng Hải Phòng. Địa danh An Lão có lịch sử lâu đời nhưng đã thay đổi nhiều lần trong suốt lịch sử do thay đổi địa giới hành chính, chia cắt, sáp nhập và được khôi phục lại vào ngày 08/08/1988 theo Quyết định số 100/HĐBT ngày 06/06/1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
Huyện An Lão nằm ở phía Tây Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 18 km, gần trung tâm thành phố và các khu công nghiệp, nằm trong khoảng 1060 27’30” đến 1060 41’15”, vĩ độ Bắc từ 200 42’30”’ đến 200 52′ 30”, phía Bắc giáp huyện An Dương, phía Nam giáp huyện Tiên Lãng, phía Đông giáp huyện Kiến An, phía Đông Nam giáp huyện Kiến Thụy, phía Tây giáp Nam Thành – Kinh Môn Hải Dương.
Huyện An Lão có diện tích khoảng 114,58 km² và dân số vào năm 2019 là 146.712 người, với mật độ dân số đạt 1.280 người/km². Được biết đến với lịch sử lâu đời, An Lão từng là một phần của quận Giao Chỉ thời Hán, sau đó thuộc trấn Hải Môn thời Đường và đã trải qua nhiều biến đổi trong suốt lịch sử dài hơn một nghìn năm của mình.
Huyện có mạng lưới giao thông đường thủy phong phú, đa dạng, thuận tiện cho việc trao đổi phát triển và phục vụ người dân cả nước.
Về mạng lưới giao thông: Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đoạn qua huyện dài 13,6 km; tuyến QL 10 qua huyện dài 8,5 km; hệ thống tỉnh lộ 354, 360, 362, 357 và hàng chục tuyến đường phố và đường nông thôn được kiên cố hóa với tổng chiều dài gân 180 km. Huyện đã có đầy đủ các tuyến giao thông từ giao thông nội đồng đến giao thông liên tỉnh, cao tốc đi qua, trong đó lại có cả đường sông lẫn đường bộ mà hệ thống này đang ngày càng được nâng cấp và mở rộng nên đã góp phần không nhỏ vào việc thu hút các khu công nghiệp, thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Vì vậy, huyện An Lão rất thuận lợi cho phát triển ngành công nghiệp – trung tâm công nghiệp, xây dựng thương mại dịch vụ. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp ở huyện đi vào hoạt động, góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động là con em nông dân. Bên cạnh đó, kéo theo sự phát triển các khu công nghiệp là sự phát triển mạnh mẽ của ngành thương mại dịch vụ, góp phần đắc lực vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn của huyện.
4. Điều kiện tự nhiên của huyện An Lão (Hải Phòng):
- Địa hình:
An Lão là một huyện đồng bằng Duyên hải Bắc Bộ, đặc điểm địa lý của vùng là có dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam ở giữa đồng bằng, có độ cao hơn 100m. Trong số đó phải kể đến Núi Voi với diện tích gần 300 ha, nằm bên bờ sông Lạch Tray thuộc các xã An Tiến và Trường Thành.
- Khí hậu:
Khí hậu địa phương huyện An Lão nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 28,8⁰C, độ ẩm 85%, lượng mưa 1470 – 1820 mm/năm, chênh lệch lượng mưa giữa hai mùa rất lớn. Với trung bình 3-5 cơn bão/năm từ tháng 5 đến tháng 9, đây là khu vực nhạy cảm với bão và dễ bị xâm nhập mặn do huyện An Lão được bao bọc trực tiếp bởi hệ thống sông Thái Bình (Vân Ức, Lạch Tray, Đa Độ) và chịu ảnh hưởng của thủy triều.
- Sông ngòi:
Hệ thống sông ngòi trong vùng phân bố đều: Phía Bắc có sông Lạch Tray chịu ảnh hưởng nặng nề của thủy triều. Sông Đa Độ hay còn gọi là sông Cửu Biều chảy từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam, uốn khúc qua nhiều khu vực ở trung tâm huyện với chiều dài 33 km, đổ ra biển ở cửa Cổ Trai.
Từ năm 1960, người ta xây dựng đắp đập ngăn lại mang tên Cổ – Tiểu để ghi tên hai cửa biển Cổ Trãi, Cửa Tiểu thuộc hai tỉnh Kiến An – Gò Công kết nghĩa thời kỳ chống Mỹ. Các con sông ở đây cung cấp lượng nước tưới dồi dào, vận chuyển phù sa màu mỡ cho đồng ruộng, là nơi nuôi thả và khai thác thủy sản, đồng thời cũng là hệ thống giao thông đường thủy thuận tiện cho giao thông vận tải và du lịch.
- Đất đai:
Huyện An Lão với tổng diện tích tự nhiên là 11.490,99 ha, trong đó: Diện tích đất nông, lâm nghiệp năm 2010 là 8.192 ,96 ha, chiếm 71,3 % diện tích đất tự nhiên. Bình quân đất canh tác trên một nhân khẩu nông nghiệp là 544m2, đất trồng lúa hiện tại là 5.508,5 ha, chiếm 89,69% đất canh tác. Đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày có 31,48 ha chiếm 10,31% diện tích đất canh tác. Đất chưa sử dụng hiện tại có.1.059,41 ha, chiếm 9,22% diện tích đất tự nhiên. Đất đai huyện An Lão thích hợp cho việc trồng cây lương thực, đảm bảo vững chắc cho việc giải quyết vấn đề clương thực trên địa bàn huyện.
5. Tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch của huyện An Lão (Hải Phòng):
Huyện An Lão là một vùng quê có bề dày lịch sử và văn hóa lâu đời. Với vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. An Lão không chỉ là trung tâm của những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đa dạng mà còn là điểm đến du lịch văn hóa tâm linh thu hút du khách. Khu di tích danh thắng và lịch sử Núi Voi, nổi tiếng với các hang động đẹp như Họng Voi, Già Vị, Bạch Tuyết, là minh chứng cho tiềm năng du lịch sinh thái và vui chơi giải trí của huyện. Sự gắn kết của lịch sử hưng suy của nhà Mạc với địa thế hiểm trở của Núi Voi làm tăng thêm giá trị cho khu vực này. Bên cạnh đó, An Lão còn sở hữu những cánh đồng thẳng cánh cò bay, bao quanh bởi ba con sông lớn: sông Lạch Tray, Đa Độ và sông Văn Úc, tạo nên cảnh quan sơn thủy hữu tình và một vùng đất phì nhiêu, mầu mỡ.
Các di sản văn hóa như làn điệu dân ca, hát chèo, ca trù, hát đúm, hát tuồng và những trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc cùng với nhiều món ăn đặc trưng, phản ánh phong cách miền sông nước, là những yếu tố quan trọng làm phong phú thêm nền văn hóa địa phương. An Lão cũng có nhiều di tích lịch sử cấp Quốc gia và hàng trăm di tích lịch sử cấp Thành phố, trong đó có đền thờ Trạng nguyên Trần Tất Văn, đền thờ Nữ tướng Lê Chân, đền thờ nhà thơ yêu nước Lê Khắc Cẩn, và nhiều chùa nổi tiếng khác.
Hệ thống giao thông kết nối thuận lợi với trung tâm thành phố và các tỉnh lân cận, bao gồm đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và quốc lộ 10 cùng với các tỉnh lộ và hàng chục tuyến đường phố, đường nông thôn, làm tăng thêm khả năng tiếp cận cho du khách.
Nhận thức được tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, cấp uỷ và chính quyền huyện An Lão đã triển khai nhiều chủ trương và giải pháp nhằm phát triển du lịch, coi đây là một trong những khâu đột phá để đẩy mạnh phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Các giải pháp bao gồm tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý quy hoạch trong lĩnh vực du lịch, cũng như công tác thông tin, quảng bá và tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào huyện, trong đó có khu du lịch nghỉ dưỡng Núi Voi và các điểm du lịch khác có tiềm năng phát triển.
THAM KHẢO THÊM: