Huyện Bình Xuyên nằm ở phía Đông của tỉnh Vĩnh Phúc, nằm cách thành phố Vĩnh Yên khoảng 12 km về phía Đông, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 50 km. Để biết thêm thông tin về huyện Bình Xuyên, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ và các xã phường thuộc Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc:
2. Huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Bình Xuyên có 13 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 05 thị trấn (Hương Canh, Gia Khánh, Bá Hiến, Đạo Đức, Thanh Lăng) và 08 xã (Trung Mỹ, Thiên Kế, Hương Sơn, Tam Hợp, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tân Phong, Phú Xuân).
STT | Danh sách các xã phường thuộc Bình Xuyên |
1 | Thị trấn Hương Canh |
2 | Thị trấn Gia Khánh |
3 | Xã Trung Mỹ |
4 | Thị trấn Bá Hiến |
5 | Xã Thiện Kế |
6 | Xã Hương Sơn |
7 | Xã Tam Hợp |
8 | Xã Quất Lưu |
9 | Xã Sơn Lôi |
10 | Thị trấn Đạo Đức |
11 | Xã Tân Phong |
12 | Thị trấn Thanh Lãng |
13 | Xã Phú Xuân |
3. Giới thiệu về huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc):
- Lịch sử hình thành
Thời nhà Trần, huyện Bình Xuyên có tên là Bình Nguyên. Năm 1469, Bình Nguyên đổi thành huyện Bình Tuyền. Năm 1841, Bình Tuyền được đổi lại thành huyện Bình Xuyên.
Thời nhà Nguyễn, Bình Xuyên thuộc phủ Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên. Năm 1890, Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Yên mới thành lập, huyện lỵ là Đạo Tú.
Ngày 6 tháng 10 năm 1901, huyện Yên Lãng của tỉnh Vĩnh Yên được tách ra để nhập vào tỉnh Phù Lỗ. Tuy nhiên phần đất phía Đông Bắc của huyện Yên Lãng, bao gồm hai tổng Hương Canh và Yên Lãng nhập vào huyện Bình Xuyên. Hương Canh trở thành huyện lỵ huyện Bình Xuyên.
Sau năm 1975, huyện Bình Xuyên thuộc tỉnh Vĩnh Phú, gồm thị trấn nông trường Tam Đảo và 14 xã: Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Hương Sơn, Minh Quang, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Canh, Tam Hợp, Tân Phong, Thanh Lãng, Thiện Kế, Trung Mỹ.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, huyện Bình Xuyên hợp nhất với huyện Yên Lãng thành huyện Mê Linh.
Năm 1978, thị trấn Phúc Yên và 18 xã thuộc huyện Mê Linh nhập về thành phố Hà Nội, 14 xã và 1 thị trấn của huyện Bình Xuyên được sáp nhập vào huyện Tam Đảo.
Ngày 4 tháng 8 năm 1992, giải thể thị trấn nông trường Tam Đảo, địa bàn nhập vào các xã Trung Mỹ, Minh Quang.
Ngày 23 tháng 11 năm 1995, chuyển xã Tam Canh thành thị trấn Hương Canh.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập từ tỉnh Vĩnh Phú, huyện Tam Đảo thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngày 9 tháng 6 năm 1998, huyện Bình Xuyên được tái lập, bao gồm thị trấn Hương Canh (huyện lỵ) và 13 xã: Bá Hiến, Đạo Đức, Gia Khánh, Hương Sơn, Minh Quang, Phú Xuân, Quất Lưu, Sơn Lôi, Tam Hợp, Tân Phong, Thanh Lãng, Thiện Kế, Trung Mỹ.
Ngày 18 tháng 8 năm 1999, thành lập xã Thanh Trù trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Quất Lưu (ghép từ hai thôn Vị Thanh và Vị Trù) và chuyển xã này về thị xã Vĩnh Yên (nay là thành phố Vĩnh Yên) quản lý.
Ngày 9 tháng 12 năm 2003, chuyển xã Minh Quang sang huyện huyện Tam Đảo quản lý. Huyện Bình Xuyên còn lại 1 thị trấn và 12 xã.
Ngày 2 tháng 4 năm 2007, chuyển 2 xã Gia Khánh và Thanh Lãng thành 2 thị trấn có tên tương ứng.
Ngày 1 tháng 2 năm 2020, chuyển 2 xã Bá Hiến và Đạo Đức thành 2 thị trấn có tên tương ứng. Từ đó, huyện Bình Xuyên có 5 thị trấn và 8 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý
+ Phía Đông giáp thành phố Phúc Yên và thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
+ Phía Tây giáp huyện Yên Lạc, huyện Tam Dương và thành phố Vĩnh Yên
+ Phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội
+ Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo và huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Hệ thống sông chính ở Bình Xuyên là sông Cà Lồ và các phụ lưu của nó là sông Phan và sông Cánh.
Với vị trí nằm liền kề với 2 đô thị lớn của tỉnh là thành phố Vĩnh Yên, thành phố Phúc Yên, cách không xa thành phố Hà Nội, thuộc hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, Bình Xuyên có nhiều điều kiện thuận lợi để giao lưu, phát triển nhanh kinh tế – xã hội theo hướng hiện đại đặc biệt là phát triển công nghiệp và dịch vụ.
- Diện tích, dân số
Huyện Bình Xuyên có diện tích tự nhiên 4.848 ha chiếm 12,01% diện tích tự nhiên của tỉnh. Với dân số trung bình là 134.827 người được phân bố trên 08 xã và 05 thị trấn.
- Kinh tế
+ Công nghiệp
Công nghiệp chế biến nông lâm sản: Thịt gia súc, gia cầm, hoa quả, thức ăn gia súc gia cầm và chế biến lâm sản đồ gỗ gia dụng, ván ép, ván ghép sàn, bột giấy, giấy và các sản phẩm từ giấy.
Công nghiệp dệt, may, da giày: Tăng quy mô sản xuất của các xí nghiệp may xuất khẩu, thu hút đầu tư các nhà máy dệt kim, hoặc kéo sợi, sản xuất nguyên liệu phụ trợ cho ngành may mặc, thuộc da, giày vải, sản xuất bao bì nhựa.
Công nghiệp vật liệu xây dựng: Nâng công suất sản xuất gạch nung Tuynel và gạch không nung, cơ giới hoá khâu khai thác cát sỏi, vật liệu chịu lửa, gạch Samot,…
Công nghiệp cơ khí, sản xuất phụ tùng và lắp ráp máy nông nghiệp và phương tiện vận tải.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, đặc biệt là ngành nghề cơ khí nhỏ, chế biến nông sản trong nông thôn phục vụ phát triển nông nghiệp, Công nghiệp cơ khí
+ Xây dựng
Tích cực thu hút đầu tư để lấp đầy trên 80% các khu, cụm công nghiệp đã có sẵn hạ tầng, đã được giải phóng mặt bằng như KCN Bá Thiện, KCN Thăng Long – Vĩnh Phúc, KCN Bá Thiện II. Triển khai GPMB các khu công nghiệp Nam Bình Xuyên và KCN Sơn Lôi. Đưa cụm công nghiệp làng nghề Thanh Lãng đi vào hoạt động nhằm phát huy cơ sở hạ tầng đã được đầu tư xây dựng, đi vào sản xuất tập trung và hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư.
+ Dịch vụ lưu trú và ăn uống
Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác thế mạnh của huyện về thương mại – dịch vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Sớm hình thành và đưa vào sử dụng các trung tâm thương mại ở Gia Khánh, Thanh Lãng, Bá Hiến, Thiện Kế, Hương Canh, khu du lịch sinh thái Nam Tam Đảo, sân golf, khu vui chơi giải trí Hồ Sáu Vó,…
- Thủy văn
Hệ thống thủy văn huyện Bình Xuyên khá đa dạng với lượng nước tương đối điều hòa. Sông Cà Lồ phân chia ranh giới huyện Bình Xuyên với huyện Mê Linh (nay thuộc Hà Nội), cung cấp nước tưới cho hai xã phía nam huyện. Bên cạnh đó còn có một hệ thống sông, suối nhỏ khác như: Sông Mắc Áo, sông Cánh, sông Mây, suối Nứa. Không chỉ có sông, suối, Bình Xuyên còn có nhiều hồ, đầm, trong đó có những đầm nổi tiếng như: đầm Láng (Thanh Lãng), đầm Cả (Hương Canh – Đạo Đức), đầm Nội Phật (Tam Hợp). Gần đây, ở Bình Xuyên có một số hồ chứa nước được xây dựng, như hồ Thanh Lanh và Gia Khau có sức chứa hàng triệu mét khối nước, giúp cho các vùng trồng lúa chủ động nước tưới và hạn chế được ngập úng vào mùa mưa lũ; đồng thời phát triển chăn nuôi và chăn thả gia cầm. Hệ thống kênh tưới Liễn Sơn cũng có vai trò đáng kể cho việc tưới tiêu của huyện.
4. Bản đồ quy hoạch huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc):
Trong giai đoạn ban đầu của quy hoạch, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông của huyện Bình Xuyên sẽ được phát triển với phạm vi ngang tầm các tỉnh trong khu vực. Đặc biệt, sự tập trung sẽ được đặt vào việc nâng cao hệ thống giao thông nội địa và quốc tế trên diện tích của huyện.
Đường bộ: Dự kiến phát triển và cải tạo hệ thống đường giao thông theo kế hoạch tỉnh, tập trung vào vùng huyện Bình Xuyên, với các dự án như sau:
+ Nâng cấp tuyến quốc lộ 2A từ Hà Nội – Vĩnh Yên – Việt Trì khi đi qua Bình Xuyên.
+ Cải tạo và nâng cấp đoạn đường kết nối thị trấn Hương Canh và Sơn Lôi.
+ Nâng cấp tuyến đường Phúc Yên – Bình Xuyên – Vĩnh Yên khi đi qua khu vực huyện.
+ Xây dựng đoạn mới của tuyến đường Nam Bình Xuyên – Yên Lạc – Vĩnh Tường qua lãnh thổ huyện.
+ Tiếp tục triển khai xây dựng đoạn của tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai qua Bình Xuyên – Vĩnh Phúc, với mỗi phía đường cao tốc có 2 làn xe và mặt cắt 26m.
+ Xây dựng tuyến tàu điện nhẹ (MRT) từ TP. Vĩnh Yên, đi qua Bình Xuyên và TX. Phúc Yên, kết nối đến sân bay Nội Bài.
+ Hoàn thiện và cải thiện tuyến bus trên khu vực huyện.
Đường sắt: Cải thiện chất lượng và bảo đảm an toàn cho hệ thống đường sắt là một mục tiêu quan trọng. Kế hoạch bao gồm việc di dời ga Hương Canh và xây dựng một cảng thông quan nội địa (ICD) và trung tâm logistic tại vị trí mới tại xã Sơn Lôi.
Ngoài ra, kế hoạch còn đề xuất việc xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc mới từ Hà Nội đến Lào Cai, với kích thước đường ray đạt chuẩn quốc tế là 1,435m. Mục tiêu của các dự án này là nâng cao hiệu quả và khả năng vận chuyển của hệ thống đường sắt, đồng thời tạo ra sự thuận lợi cho quá trình thương mại và giao thông.
THAM KHẢO THÊM: