Đối với mỗi quốc gia thì đều có cho mình những bản đồ địa hình khác nhau để phục vụ cho các mục đích khác nhau. Do đó, trong hoạt động quân sự thì sẽ được thiết lập lên loại bản đồ mang tên là bản đồ quân sự. Vậy bản đồ quân sự là gì? Phân loại, ứng dụng bản đồ quốc phòng ra sao?
Mục lục bài viết
1. Bản đồ quân sự là gì?
Những hình ảnh thủ nhỏ để khái quát hóa một phần bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng đó là bản đồ và việc này được thực hiện dựa trên những quy luật toán học nhất định. Thông qua các thông số ký hiệu trên bản đồ để có thể nhận biết được những yếu tố về mặt tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội. Những yếu tố này được phân loại, lựa chọn, tổng hợp tương ứng từng bản đồ và từng tỉ lệ và nó theo một quy chuẩn và tỷ lệ nhất định.
Người chỉ huy nắm chắc các yếu tố về địa hình để chỉ đạo tác chiến trên đất liền, trên biển, trên không và thực hiện nhiệm vụ khác hay không có tốt không là đều dựa trên những nghiên cứu địa hình trên bản đồ của người chỉ huy. Bởi vì không phải lúc nào người chỉ huy cũng có thể đi thực địa được. Tuy rằng độ chính xác cao sẽ đạt được khi việc nghiên cứu ngoài thực địa của chỉ huy được thục hiện thuận lợi. Những trái lại thì tầm nhìn hạn chế bởi tính chất của địa hình, tình hình địch… nên thiếu tính tổng quát. Chứng vì thế mà phương tiện không thế thiếu được trong hoạt động của người chỉ huy trong chiến đấu và công tác đó chính là bản đồ quân sự.
Bản đồ địa hình quân sự có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giải quyết rất nhiều các vấn đề khoa học và thực tiễn, là những vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu địa hình, lợi dụng địa hình, tiến hành thiết kế, xây dựng các công trình trên thực địa…, một số ngành trong nền kinh tế quốc dân đều cần sử dụng bản đồ địa hình. Bên cạnh đó thì nó còn có ý nghĩa cực kỳ to lớn trong công tác củng cố quốc phòng, an ninh bảo đảm cho nhiệm vụ giáo dục huấn luyện chiến đấu cho bộ đội. Việc này lại càng được khẳng định rõ ràng hơn khi xác định kế hoạch hoặc quyết tâm chiến đấu phải sử dụng bản đồ địa hình.
Bản đồ địa hình là một công cụ để chỉ huy bộ đội trong quá trình tác chiến mà Bộ Tư lệnh, cơ quan tham mưu và người chỉ huy các cấp sử dụng. Căn cứ vào bản đồ để nghiên cứu đánh giá địa hình, khả năng của đối phương pháp đoán quyết định phương hướng, chuẩn bị phần tử bắn, tính toán các công trình xây dựng trên mặt đất… chỉ huy bộ đội chiến đấu thắng lợi.
2. Bản đồ quân sự có tên trong tiếng Anh là gì?
Bản đồ quân sự có tên trong tiếng Anh là: “Military map”.
3. Phân loại, ứng dụng bản đồ quốc phòng:
3.1. Phân loại bản đồ:
Bản đồ là một mô tả tượng trưng nhấn mạnh mối quan hệ giữa các yếu tố của một số không gian, chẳng hạn như các đối tượng, khu vực hoặc chủ đề.
Nhiều bản đồ là tĩnh, cố định vào giấy hoặc một số phương tiện bền khác, trong khi những bản đồ khác là động hoặc tương tác. Mặc dù được sử dụng phổ biến nhất để mô tả địa lý, bản đồ có thể đại diện cho bất kỳ không gian nào, thực hay hư cấu, bất kể ngữ cảnh hoặc tỷ lệ, chẳng hạn như trong lập bản đồ não, bản đồ DNA hoặc bản đồ cấu trúc liên kết mạng máy tính. Không gian được lập bản đồ có thể là hai chiều, chẳng hạn như bề mặt trái đất, ba chiều, chẳng hạn như bên trong trái đất, hoặc thậm chí những không gian trừu tượng hơn của bất kỳ chiều nào, chẳng hạn như nảy sinh trong các hiện tượng mô hình hóa có nhiều biến độc lập.
Thứ nhất, Phân loại bản đồ theo nội dung thể hiện.
Theo nội dung thể hiện, tất cả các bản đồ được phân chia thành:
– Bản đồ địa lý chung: Là bản đồ thể hiện mọi đối tượng hiện tượng địa lý của bề mặt Trái đất, bao gồm đầy đủ các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bản đồ địa lý chung được phân thành ba nhóm:
+ Bản đồ địa hình. Bản đồ địa hình được thành lập bằng phương pháp đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa, có sự kết hợp với không ảnh và được tiến hành trên cơ sở lưới khống chế mặt bằng và lưới khống chế độ cao. Bản đồ địa hình là những bản đồ có nội dung chi tiết và có độ chính xác cao, có tỷ lệ từ 1/200 đến 1/100.000.
+ Bản đồ địa hình khái quát
+ Bản đồ khái quát.
– Bản đồ địa lý chuyên đề: Là bản đồ chỉ thể hiện chi tiết một yếu tố hoặc một vài yếu tố, hoặc một vài hiện tượng, quá trình địa lý mà không được thể hiện trên bản đồ địa lý chung.
Bản đồ chuyên đề về một yếu tố nào đó sẽ được đề cập đầy đủ các khía cạnh của yếu tố đó như nếu là dân cư thì phải phản ánh dân số, mật độ, thành phần xã hội, nghề nghiệp, dân tộc, độ tuổi,.. ví dụ như: yếu tố khí hậu không có trên bản đồ địa lý chung nhưng trên bản đồ chuyên đề khí hậu thì lại được đề cập đầy đủ và hệ thống.
Thứ hai, Phân loại bản đồ theo tỷ lệ.
Phân loại bản đồ dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ bản đồ là căn cứ vào mức độ thu nhỏ của các đối tượng hiện tượng trên bản đồ so với ngoài thực tế. Theo tiêu chí này, có ba loại bản đồ sau:
– Bản đồ tỷ lệ lớn là các bản đồ có tỷ lệ lớn hơn 1:200.000;
– Bản đồ tỷ lệ trung bình là các bản đồ có tỷ lệ từ 1:1.000.000 – 1:200.000; – Bản đồ tỷ lệ nhỏ là các bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1:1.000.000.
Thứ ba, Căn cứ vào mục đích sử dụng trong quân sự.
– Bản đồ cấp chiến thuật: Là bản đồ có tỷ lệ ≥ 1/25.000 ≤ 1/50.000
– Bản đồ cấp chiến dịch: Là bản đồ có tỷ lệ ≥ 1/50.000 ≤ 1/250.000
– Bản đồ cấp chiến lược: Là bản đồ có tỷ lệ ≥ 1/5000.000 ≤ 1/1.000.000
3.2. Ứng dụng của bản đồ quốc phòng:
Bản đồ hay tạo bản đồ là nghiên cứu và thực hành tạo các hình ảnh đại diện của Trái đất trên một bề mặt phẳng, và người tạo bản đồ được gọi là người vẽ bản đồ.
Bản đồ đường bộ có lẽ là bản đồ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay và tạo thành một tập hợp con các bản đồ hàng hải, bao gồm các biểu đồ hàng không và hải lý, bản đồ mạng lưới đường sắt, bản đồ đi bộ đường dài và đi xe đạp. Về số lượng, số lượng lớn nhất các tờ bản đồ được vẽ có lẽ được tạo thành từ các cuộc khảo sát địa phương, do các thành phố, cơ quan quản lý, cơ quan thuế, nhà cung cấp dịch vụ khẩn cấp và các cơ quan địa phương khác thực hiện.
Ngoài thông tin vị trí, bản đồ cũng có thể được sử dụng để phác họa các đường đồng mức biểu thị các giá trị không đổi về độ cao, nhiệt độ, lượng mưa, v.v. Bản đồ quốc phòng sẽ có một số ứng dụng như sau:
– Đo cự ly, diện tích trên bản đồ
– Đo cự ly đoạn thẳng
Khi đo cự ly của 1 đoạn thẳng trên bản đồ ta có thể dùng một số phương tiện đo như: thước milimet, compa, …
Đo bằng thước milimet: Đặt cho cạnh thước nối qua 2 điểm cần đo, số đo trên thước được bao nhiêu centimet nhân với tỷ lệ bản đồ sẽ được kết quả đo.
Đo bằng băng giấy: (Băng giấy chuẩn bị trước có độ dài 20cm rộng 5cm mép băng giấy phải thẳng) Đặt cạnh băng giấy qua 2 điểm cần đo trên bản đồ, đánh dấu lại đặt lên thước đo tỷ lệ trên bản đồ sẽ ra số thực tế.
Đo bằng compa: Mở độ rộng compa đặt lên 2 điểm cần đo, sau đó đặt lên thước tỷ lệ trên bản đồ sẽ ra số đo thực tế
– Đo đoạn gấp khúc và đoạn cong
Có thể đo bằng băng giấy, compa, hoặc bằng dây đo từng đoạn thẳng cộng lại hoặc dùng dây uốn theo đoạn đo rồi đặt lên thước cm hoặc thước tỷ lệ trên bản đồ.
Hiện nay có thêm cách đo bằng đồng hồ bánh răng, hoặc dùng máy vi tính scan bản đồ lên máy, dùng trỏ chuột rê mũi tên từ điểm A đến điểm B máy sẽ tự tính toán
– Đo diện tích trên bản đồ
Đo diện tích ô vuông
+ Đo diện tích ô vuông đủ:
Trên bản đồ địa hình đều có hệ thống ô vuông, mỗi ô vuông được xác định diện tích cụ thể tùy theo tỷ lệ của từng bản đồ.
+ Đo diện tích ô vuông thiếu
Chia cạnh ô vuông có diện tích cần đo thành 10 phần bằng nhau, kẻ các đường giao nhau vuông góc ta có 100 ô nhỏ. Đếm tổng số ô con hoàn chỉnh, các ô không hoàn chỉnh đếm tổng số rồi chia đôi lấy tổng số ô nhỏ x với diện tích 1 ô nhỏ sẽ được kết quả cần đo.
Đo diện tích 1 khu vực
– Xác định tọa độ chỉ mục tiêu
Sử dụng trong trường hợp trong ô vuông chỉ có 1 mục tiêu M, hoặc có nhiều mục tiêu nhưng tính chất khác nhau để xác định tọa độ sơ lược.
Xác định tọa độ chỉ mục tiêu: Xác định tọa độ chỉ mục tiêu bằng tọa độ sơ lược, phải tìm 2 số cuối cùng của đường hoành độ (ghi ở khung đông tây), và 2 số cuối cùng của đường tung độ (ghi ở khung bắc nam) bản đồ. Tìm giao điểm của tung độ và hoành độ tại ô vuông có chứa mục tiêu M cần tìm. M nằm phía trên của đường kẻ ngang và bên phải của đường kẻ dọc)