Quận Bình Thạnh trước kia là đất thuộc Bình Dương, Tân Bình, trấn Phiên An. Quận Bình Thạnh sở hữu vị trí chiến lược quan trọng tại phía Đông Bắc thành phố Hồ Chí Minh. Nơi đây không chỉ có quỹ đất rộng lớn mà còn tập trung đông dân cư, là một quận có giá trị bất động sản dẫn đầu cả nước. Mời bạn theo dõi bài viết: Bản đồ, danh sách đường phố quận Bình Thạnh (TPHCM).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ quận Bình Thạnh (TPHCM):
Quận Bình Thạnh có vị trí gần kề các quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh, đóng vai trò là đầu mối giao thông quan trọng nhằm kết nối thành phố với các tỉnh lân cận. Đây cũng được biết đến là khu vực có tốc độ đô thị hóa cao của Thành phố Hồ Chí Minh, hình thành nhiều dự án chung cư, tòa nhà cao ốc hiện đại bậc nhất.
Quận Bình Thạnh nằm ở phía Bắc của thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí địa lý trên bản đồ như sau:
- Phía Đông giáp thành phố Thủ Đức (ranh giới là sông Sài Gòn).
- Phía Tây giáp các quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp
- Phía Nam giáp quận 1 (ranh giới là kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè)
- Phía Bắc giáp thành phố Thủ Đức (qua sông Sài Gòn) và quận 12 (qua sông Vàm Thuật).
Ngoài sông Sài Gòn, khu vực quận Bình Thạnh còn có hệ thống kênh rạch lớn nhỏ như: Thanh Đa, Thị Nghè, Thủ Tắc, Cầu Bông, Văn Thánh,..Nhờ đó tạo nên hệ thống giao thông cầu đường thủy thuận lợi, giúp xuồng, ghe nhỏ dễ dàng đi sâu vào các khu vực và giao thương với các địa phương lân cận.
2. Danh sách đường phố quận Bình Thạnh (TPHCM):
Số thứ tự | Danh sách đường phố quận Bình Thạnh |
1 | Bắc Bình |
2 | Bạch Đằng |
3 | Bình Lợi |
4 | Bình Quới |
5 | Bùi Đình Túy |
6 | Bùi Hữu Nghĩa |
7 | Chu Văn An |
8 | Công Trường Hòa Bình |
9 | Công Trường Tự Do |
10 | Cửu Long |
11 | Điện Biên Phủ |
12 | Diên Hồng |
13 | Đinh Bộ Lĩnh |
14 | Đinh Tiên Hoàng |
15 | Đống Đa |
16 | Đường D1 |
17 | Đường D2 |
18 | Đường D3 |
19 | Đường D4 |
20 | Đường D5 |
21 | Đường số 1 |
22 | Đường số 10 |
23 | Đường số 12AB |
24 | Đường số 14 |
25 | Đường số 16 |
26 | Đường số 18 |
27 | Đường số 2 |
28 | Đường số 3 |
29 | Đường số 304 |
30 | Đường số 4 |
31 | Đường số 48 |
32 | Nguyễn Công Trứ |
33 | Nguyễn Cửu Vân |
34 | Nguyễn Duy |
35 | 2 Nguyên Hồng |
36 | Nguyễn Hữu Cảnh |
37 | Nguyễn Huy Lượng |
38 | Nguyễn Huy Tưởng |
39 | Nguyễn Khuyến |
40 | Nguyễn Kiệm |
41 | Nguyễn Lâm |
42 | Nguyễn Ngọc Phương |
43 | Nguyễn Thái Học |
44 | Nguyễn Thái Sơn |
45 | Nguyễn Thị Tú |
46 | Nguyễn Thiện Thuật |
47 | Nguyễn Thượng Hiền |
48 | Nguyễn Trọng Tuyển |
49 | Nguyễn Trung Trực |
50 | Nguyễn Văn Đậu |
51 | Nguyễn Văn Lạc |
52 | Nguyễn Xí |
53 | Nguyễn Xuân Ôn |
54 | Nơ Trang Long |
55 | Phạm Văn Đồng |
56 | Phạm Văn Hai |
57 | Phạm Viết Chánh |
58 | Phan Bội Châu |
59 | Phan Chu Trinh |
60 | Phan Đăng Lưu |
61 | Phan Đình Phùng |
62 | 2 Đường số 5 |
63 | Đường số 6 |
64 | Đường số 8 |
65 | Đường số 82 |
66 | Đường Trục |
67 | Hồ Xuân Hương |
68 | Hoàng Hoa Thám |
69 | Hồng Bàng |
70 | Huỳnh Đình Hai |
71 | Huỳnh Khương An |
72 | Huỳnh Mẫn Đạt |
73 | Huỳnh Tá Bang |
74 | Huỳnh Thúc Kháng |
75 | Huỳnh Tịnh Của |
76 | Lái Thiêu |
77 | Lam Sơn |
78 | Lê Hoàng Phái |
79 | Lê Lợi |
80 | Lê Quang Định |
81 | Lê Trực |
82 | Lê Tự Tài |
83 | Lương Ngọc Quyến |
84 | Mai Xuân Thưởng |
85 | Mê Linh |
86 | Miếu Nổi |
87 | Ngô Đức Kế |
88 | Ngô Nhân Tịnh |
89 | Ngô Tất Tố |
90 | Nguyễn An Ninh |
91 | Nguyễn Bỉnh Khiêm |
92 | Nguyễn Công Hoan |
93 | Phan Văn Hân |
94 | Phan Văn Trị |
95 | Phan Xích Long |
96 | Phó Đức Chính |
97 | Phú Mỹ |
98 | Quốc Lộ 13 |
99 | Tầm Vu |
100 | Tăng Bạt Hổ |
101 | 2 Thanh Đa |
102 | Thiên Hộ Dương |
103 | Trần Bình Trọng |
104 | Trần Kế Xương |
105 | Trần Quốc Tuấn |
106 | Trần Qúy Cáp |
107 | Trần Văn Kỷ |
108 | Trịnh Hoài Đức |
109 | Trục 30m |
110 | Trường Sa |
111 | Ung Văn Khiêm |
112 | Vạn Kiếp |
113 | Văn Thánh Bắc |
114 | Võ Duy Ninh |
115 | Võ Thành Trang |
116 | Võ Trường Toản |
117 | Vỹ Huy Tấn |
118 | Vũ Ngọc Phan |
119 | Vũ Tùng |
120 | Xô Viết Nghệ Tĩnh |
121 | Yên Đỗ |
122 | Phan Huy Ôn |
3. Vài thông tin tìm hiểu quận Bình Thạnh (TPHCM):
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển:
Địa bàn quận Bình Thạnh ngày nay có diện tích gần tương ứng với 5 thôn: Bình Hòa, Thanh Đa, Bình Quới Tây, Bình Lợi Trung và Phú Mỹ (thuộc tổng Bình Trị, huyện Bình Dương, phủ Tân Bình, trấn phiên An). Vào thời Pháp thuộc, phần đất Bình Thạnh lại tương ứng với tổng Bình Trị Thượng, hạt Sài Gòn.
Năm 1911, Bình Thạnh thuộc về tổng Bình Trị Thượng, quận Gò Vấp – một trong bốn quận trực thuộc tỉnh Gia Định cũ. Vùng đất Bình Thạnh lúc bấy giờ có diện tích tương ứng với 2 làng xã Bình Hòa Xã và Thạnh Mỹ Tây. Tháng 5 năm 1975, hai xã này được tách ra khỏi quận Gò Vấp để thành lập quận Bình Hòa và quận Thạnh Mỹ Tây (trực thuộc thành phố Sài Gòn – Gia Định).
Ngày 20 tháng 5 năm 1976, thành phố Sài Gòn – Gia Định sắp xếp lại tổ chức hành chính. Theo đó, quận Bình Thạnh chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 quận Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây cũ. Các phường cũ đều bị giải thể để thành lập 28 phường mới, được đánh số từ 1 – 28. Ngày 2 tháng 7 năm 1976, chính thức đổi tên thành phố Sài Gòn – Gia Định thành lập thành phố Hồ Chí Minh. Bình Thạnh lúc này trở thành một quận trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục có nhiều điều chỉnh về địa giới hành chính cho đến năm 1988. Cho đến nay, Quận Bình Thạnh còn lại 20 phường trực thuộc.
3.2. Diện tích – dân số:
- Diện tích:
Quận Bình Thạnh hiện có 20,78 km2 diện tích đất tự nhiên, chiếm khoảng 1% diện tích của toàn thành phố. Trong đó, phần lớn diện tích của khu vực là đất phi nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị thu hẹp đáng kể từ sau năm 1975 nhằm đáp ứng phù hợp với sự phát triển của sản xuất công nghiệp.
- Dân số:
Theo thống kê mới nhất đến năm 2023, khu vực quận Bình Thạnh có tổng dân số là 552.171 người. Mật độ dân số đạt khoảng 26.572 người/km2, cao hơn gần gấp 7 lần so với mật độ dân số trung bình của toàn thành phố. Khu vực này có sự đa dạng về dân cư, là nơi sinh sống của 21 dân tộc (trong đó phần lớn là dân tộc Kinh).
Cư dân Bình Thạnh là một bộ phận của cư dân thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn gốc và sự phát triển của cư dân Bình Thạnh gắn liền với nguồn gốc và sự phát triển của cư dân Sài Gòn – Gia Định xưa. Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi quy tụ nhiều lớp dân cư qua các thời kỳ lịch sử hình thành nên thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Là một quận nằm gần trung tâm nên những nét giao thoa giữa sự hiện đại của quận 1, quận 3 và nét truyền thống lâu đời vốn có của quận ảnh hưởng đôi chút đến tính cách của con người nơi đây. Có thể họ vẫn mang trong mình những sự năng động, tươi vui nhưng đôi khi cũng tầm đầy sâu lắng được thể hiện qua những phiên chợ đồ cổ thu hút lượng lớn người tới thăm quan. Chợ được tổ chức trong khuôn viên quán cà phê Cao Minh ở hẻm nhỏ đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh. Chợ thu hút được nhiều đối tượng yêu thích sưu tầm vì có nhiều món hàng đa dạng.
3.3. Kinh tế – Xã hội:
Bên cạnh chăn nuôi và đánh cá, nông nghiệp lúa nước là ngành kinh tế chủ yếu của người dân Bình Hòa – Thạnh Mỹ Tây. Ngày nay, quận Bình Thạnh thành phố Hồ Chí Minh đang ngày càng chú trọng, đẩy mạnh xây dựng kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, kinh tế nông nghiệp đẩy lùi về vị trí thứ yếu, tăng cường các hoạt động kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Với những lợi thế sẵn có, Bình Thạnh phát triển công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch đã và đang trở thành ngành kinh tế trọng điểm, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh chóng.
3.4. Văn hóa:
Sự phát triển kinh tế vượt bậc của quận Bình Thạnh đã thu hút dòng người từ Bắc đến Nam đổ về đây mưu sinh. Với cộng đồng người dân từ 21 dân tộc anh em, Bình Thạnh là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa khác nhau. Đây cũng chính là điểm mạnh của vùng đất anh hùng này và đang được chú trọng khai thác nhằm phát triển du lịch văn hóa tại địa phương. Tuy nhiên, với nhiều thành phần dân cư từ nhiều nơi khác nhau nên tình hình an ninh – trật tự luôn được đặt trong tình trạng đề cao cảnh giác. Do đó mà lực lượng công an quận Bình Thạnh luôn phải tăng cường các công tác kiểm soát an ninh khu vực để đảm bảo mang lại cuộc sống bình yên cho người dân.
3.5. Giáo dục:
Quận Bình Thạnh hiện tại có hệ thống giáo dục khá đầy đủ, hoàn thiện và chuẩn mực. Cụ thể:
- 62 trường mầm non;
- 26 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở;
- 7 trường trung học phổ thông, 3 trường trung học phổ thông liên cấp;
- Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên;
- Trường trung cấp nghề;
- Trung tâm học tập cộng đồng tại các phường,..
THAM KHẢO THÊM: