Thường Tín là huyện Đồng bằng sông Hồng, có địa hình khá bằng phẳng. Địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, độ chênh lệch cao thấp giữa các vùng không đáng kể. Để biết thêm thông tin về huyện ngoại thành này, mời các bạn tham khảo bài viết Bản đồ, danh sách đường phố huyện Thường Tín (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Thường Tín (Hà Nội):
Huyện Thường Tín có tổng diện tích 13.012,94 ha, gồm thị trấn Thường Tín (huyện lỵ) và các xã của huyện Thường Tín là: Vân Tảo, Văn Tự, Văn Phú, Văn Bình, Vạn Điểm, Tự Nhiên, Tô Hiệu, Tiền Phong, Thư Phú, Thống Nhất, Thắng Lợi, Tân Minh, Quất Động, Ninh Sở, Nhị Khê, Nguyễn Trãi, Nghiêm Xuyên, Minh Cường, Liên Phương, Lê Lợi, Hồng Vân, Khánh Hà, Hòa Bình, Hiền Giang, Hà Hồi, Duyên Thái, Dũng Tiến, Chương Dương.
Theo số liệu thống kê, dân số của huyện khoảng 230.000 người (số liệu năm 2020) phân chia theo khu vực: Khu vực nông thôn chiếm khoảng 97,02%, khu vực thành thị chiếm khoảng 2,98%. Mật độ dân số trung bình năm 2020 là 1.763 người/km2.
2. Danh sách đường phố huyện Thường Tín (Hà Nội):
Số thứ tự | Danh sách đường phố huyện Thường Tín |
1 | AH 1 |
2 | Bộ Đầu |
3 | Phố Ga |
4 | Quốc Lộ 1 |
5 | Cống Xuyên |
6 | KCN Quất Động |
7 | Quốc Lộ 1A |
8 | Quốc Lộ 71 |
9 | Tỉnh Lộ 73 |
10 | Dũng Tiến |
11 | Liên Phương |
12 | Nghiêm Xá |
13 | Tỉnh Lộ 427 |
14 | Trần Phú |
15 | 71 |
16 | Liên Xá |
3. Giới thiệu về huyện Thường Tín (Hà Nội):
Vị trí địa lý
- Phía Bắc giáp huyện Thanh Trì
- Phía Nam giáp huyện Phú Xuyên
- Phía Đông giáp huyện Văn Giang và huyện Khoái Châu của tỉnh Hưng Yên qua sông Hồng
- Phía Tây giáp huyện Thanh Oai
Thường Tín là huyện Đồng bằng sông hồng, có địa hình khá bằng phẳng. Địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, độ chênh lệch cao thấp giữa các vùng không đáng kể. Huyện mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu cả năm khá ẩm, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa nóng đồng thời là mùa mưa, mùa lạnh cũng là mùa khô, mùa đông chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,5 độ C.
Vị trí và khí hậu vùng Đồng bằng sông Hồng mang lại lợi thế lớn đối với sản xuất (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp), đời sống, sử dụng đất và phát triển kinh tế.
Tình hình phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 53,4%, tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ chiếm 32,5%, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 14,1%.
Huyện luôn đẩy mạnh đầu tư nông nghiệp nông thôn, giữ vững vị trí của nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của huyện. Huyện cũng tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, đẩy mạnh gieo trồng cây màu, đổi mới cơ cấu giống lúa, mở rộng nuôi trồng thủy sản.
Toàn huyện có 8 cụm công nghiệp và 26 điểm công nghiệp làng nghề. Các cụm công nghiệp bao gồm: Cụm công nghiệp Hà Hồi – Quất Động, cụm công nghiệp Duyên Thái, cụm công nghiệp Lưu Xá – Quất Động, cụm công nghiệp Quất Động, cụm công nghiệp Hà – Bình – Phương, cụm công nghiệp Liên Phương, cụm công nghiệp Phụng Hiệp, cụm công nghiệp Bắc Thường Tín. Các cụm, điểm công nghiệp hiện đang thu hút đông đảo lao động với các sản phẩm chủ yếu là bao bì, thiết bị điện, các mặt hàng tiêu dùng phổ thông.
Huyện có số lượng làng nghề tương đối nhiều, 126/126 làng có nghề, 49 làng nghề được công nhận với các loại mặt hàng có tính hàng hóa và mang lại giá trị cao. Trong đó có nhiều làng nghề nổi tiếng, lâu đời như: mây tre đan ở Ninh Sở, bánh dày ở Quán Gánh, thêu ở Quất Động và Thắng Lợi, sơn mài ở Duyên Thái, tiện gỗ ở Nhị Khê.
Một số làng nghề mới phát triển trong mấy chục năm trở lại đây như: mộc cao cấp ở Vạn Điểm, điêu khắc gỗ đá ở Nhân Hiền – Hiền Giang, bông len ở Trát Cầu – Tiền Phong, sừng mỹ nghệ ở Thụy Ứng – Hòa Bình. Các sản phẩm làng nghề của Thường Tín đã có mặt ở thị trường trong nước và rất được ưa chuộng, đặc biệt là hàng tranh thêu tinh xảo, đồ mộc, sơn mài.
Chợ, cửa hàng, siêu thị
Huyện có 21 chợ trong đó có 1 chợ loại 1 (chợ Vồi), 1 chợ loại 2 (chợ Tía), 1 chợ đầu mối gia súc – gia cầm (chợ Hà Vĩ) và các chợ loại 3. Chợ Vồi là chợ lớn thuộc khu vực trung tâm huyện, là khu mua bán hàng hóa, giao dịch phục vụ địa bàn huyện và các khu vực lân cận.
Các khu thương mại trung tâm, khu giao dịch mua bán hàng hóa lớn chưa phát triển, các siêu thị tổng hợp và chuyên doanh chưa có. Hệ thống cửa hàng bán lẻ, đại lý chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn các xã thuộc khu vực trung tâm như Đỗ Xá, Phố Tía, thị trấn Thường Tín, Văn Bình…
Y tế
Thường Tín có 32 cơ sở y tế, trong đó có 2 bệnh viện (Bệnh viện đa khoa huyện Thường Tín, bệnh viện tâm thần Trung Ương), 1 trung tâm y tế dự phòng và 1 viện Giám định Pháp y tâm thần Trung ương. Mạng lưới y tế đang được củng cố và hoàn thiện, 29/29 trạm y tế có bác sĩ, 100% trạm y tế đã được cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới, 100% các thôn có nhân viên y tế thôn.
Giáo dục
Trên địa bàn huyện có 88 trường công lập, trong đó có 5 trường cấp trung học phổ thông, 30 trường cấp trung học cơ sở, 29 trường cấp tiểu học, 29 trường mầm non. Mạng lưới trường học cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, mỗi xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở. Ngoài ra huyện còn có trường Cao đẳng Truyền hình, Cao đẳng Sư phạm Hà Tây.
* Hạ tầng giao thông
Thường Tín có hệ thống giao thông khá hợp lý, ngày càng được hoàn thiện tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống nhân dân và phát triển sản xuất.
Đường tỉnh lộ:
Quốc lộ 1A: Có chiều dài qua huyện là 17,2km, chiều rộng mặt đường 8m, kết cấu bê tông nhựa atfan, có chất lượng tốt.
Tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ: có chiều dài qua huyện 17km, chiều rộng khoảng 40m với 6 làn xe chạy cùng với 2 cầu vượt (1 cầu trên đường 427 địa phận xã Liên Phương và 1 cầu trên đường 429 địa phận Vạn Điểm – Minh Cường). Đường có kết cấu bê tông nhựa atfan, hai đường gom rộng 10m, chất lượng tốt.
Tỉnh lộ 427 chạy từ Bình Đà qua xã Hiền Giang, thị trấn đến cảng Hồng Vân nối liền huyện Thanh Oai, huyện Thường Tín có tổng chiều dài 12km, mặt đường rộng 7m, trải nhựa, chất lượng tốt.
Tỉnh lộ 429 từ chợ Tía (xã Tô Hiệu) đi Quán Tròn (huyện Thanh Oai) qua địa bàn huyện có chiều dài 3,54km, mặt đường rộng 7km, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.
Đường huyện quản lý
Tổng chiều dài 49km, gồm 14 tuyến chính:
- Đường Nhị Khê – chợ Đám có chiều dài 3km, chiều rộng mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.
- Đường Quán Giai – chùa Dậu có chiều dài 4,4km, chiều rộng mặt đường 4m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
- Đường Một Thượng – Nghiêm Xuyên có chiều dài 5,5km, chiều rộng 4m, kết cấu bê tông nhựa, có chất lượng tốt.
- Đường Hòa Bình – Khánh Hà có chiều dài 4,4km, chiều rộng mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
- Đường Duyên Thái – Ninh Sở có chiều dài 3,7km, chiều rộng mặt đường 3,5km, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.
- Đường Liên Phương – Ninh Sở, chiều dài 1,7km, chiều rộng mặt đường 3m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
- Đường Vân Tảo – Ninh Sở, chiều dài 5,4km, chiều rộng 3m, kết cấu bê tông nhựa.
- Đường Vân Tảo – Chương Dương, chiều dài 2,2km, chiều rộng 3m, trong đó 0,5km kết cấu bê tông nhựa, 1,7km kết cấu bê tông xi măng, đã xuống cấp.
- Đường Đào Xá – An Cảnh, chiều dài 3,1km, chiều rộng 3,5m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
- Đường Quất Động – Chương Dương, chiều dài 4,7km, chiều rộng mặt đường 3m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
- Đường Tía – Bến Dấp, chiều dài 2,7km, chiều rộng mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông nhựa, chất lượng tốt.
- Đường Thống Nhất – Vạn Điểm, chiều dài 3km, chiều rộng mặt đường 3m, kết cấu bê tông xi măng, chất lượng tốt.
- Đường Tiền Phong – Tân Minh có chiều dài 2km, chiều rộng mặt đường 3m, kết cấu bê tông nhựa, đã xuống cấp.
- Đường Chùa Dậu – Ba Lăng có chiều dài 3km, chiều rộng mặt đường 3,5m, kết cấu bê tông xi măng, đã xuống cấp.
Đường do xã quản lý
Tổng chiều dài các tuyến đường do xã quản lý là 152,90km, 90% trong đó đã được bê tông hóa.
Giao thông đường thủy
Huyện Thường Tín có lợi thế về đường sông với hai con sông lớn chảy qua là sông Nhuệ, sông Hồng, 6 bến đò, 2 bến cảng là cảng Vạn Điểm và cảng Hồng Vân. Sông Nhuệ nằm ở phía Tây của huyện, có tổng chiều dài 17,5km, chảy qua các xã Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến, Nguyễn Trãi, Tân Minh, Tiền Phong, Hiền Giang, Hòa Bình, Khánh Hà. Sông Hồng nằm ở phía Đông huyện, có tổng chiều dài qua huyện 15km, chảy qua các xã Vạn Điểm, Thống Nhất, Lê Lợi, Thư Phú, Tự Nhiên, Hồng Vân, Ninh Sở. Huyện có 1 bến cảng Hồng Vân và 6 bến đò.
Giao thông đường sắt
Huyện có tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua với 2 nhà ga là ga Tía và ga Thường Tín, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa với cả nước, đặc biệt là vận chuyển từ các cảng lớn trong cả nước về huyện.
THAM KHẢO THÊM: