Huyện Thạch Thất nằm ở ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 25km. Trước đây, Thạch Thất vốn thuộc địa phận Hà Tây cũ, có lịch sử hình thành khu dân cư và tổ chức hành chính từ lâu đời. Để biết thêm thông tin về huyện này, mời bạn tham khảo bài viết Bản đồ, danh sách đường phố huyện Thạch Thất (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Thạch Thất (Hà Nội):
Địa phận huyện Thạch Thất – Hà Tây (cũ) là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng, thuộc bậc thềm phía tây Hà Nội nên có lịch sử dân cư và tổ chức hành chính từ rất sớm. Trải qua hàng ngàn năm, cùng với sự biến đổi về địa giới hành chính, tên huyện cũng thay đổi nhiều lần. Đến năm Vĩnh Lạc thứ 2 (1404) tên huyện gọi là Thạch Thất.
Huyện Thạch Thất nằm ở ngoại thành phía Tây Bắc thành phố Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 25km. Trước đây, Thạch Thất vốn thuộc địa phận Hà Tây cũ, có lịch sử hình thành khu dân cư và tổ chức hành chính từ lâu đời. Tên huyện trước đó cũng có sự thay đổi khá nhiều lần theo thời gian và phải đến năm 1404, huyện mới đổi tên thành Thạch Thất. Tên gọi này được giữ nguyên cho đến hiện nay.
2. Danh sách đường phố huyện Thạch Thất (Hà Nội):
Là tuyến giao thông chính nối trung tâm hành chính của huyện Thạch Thất với trung tâm hành chính của xã, cụm xã hoặc trung tâm hành chính của huyện lân cận, đường huyện có vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nhiều tuyến đường huyện trên địa bàn Thạch Thất còn nhỏ hẹp, quá tải, chưa theo kịp sự phát triển của huyện. Đây là trăn trở của cử tri gửi các cấp có thẩm quyền, mong sớm được xem xét giải quyết. Dưới đây là danh sách Danh sách đường phố huyện Thạch Thất:
Số thứ tự | Danh sách đường phố huyện Thạch Thất |
1 | Bãi Cháy |
2 | Chợ Bò |
3 | Đình Trong |
4 | 8-3 |
5 | Giếng Bìm |
6 | Miễu |
7 | Nhòn |
8 | Suối Ngọc |
9 | Trại Mới |
10 | Bãi Dài |
11 | Cống Đặng |
12 | Đồng Cào |
13 | Chăn Nuôi |
14 | Gò Chè |
15 | Ngõ Giếng |
16 | Phùng Xá |
17 | Thị trấn Liên Quan |
18 | Xã Yên Bình |
19 | Bình Sơn |
20 | Cổng Đông |
21 | Đồng Dâu |
22 | Ngã 3 |
23 | Gò Chói |
24 | Mắm |
25 | Quê Vải |
26 | Thôn Dị |
27 | Tỉnh lộ 80 |
28 | Xanh Villas |
29 | Khu đô thị Xanh Villas |
30 | Chàng Sơn |
31 | Cổng Hàng |
32 | 420 |
33 | Hoa Sữa |
34 | Ngõ Miễu |
35 | Quốc lộ 21 |
36 | Thúy Lai |
37 | Tỉnh lộ 48 |
38 | Xóm chùa |
39 | Yên Bình |
3. Giới thiệu về huyện Thạch Thất (Hà Nội):
Vị trí địa lý
- Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ
- Phía Đông giáp huyện Quốc Oai, huyện Phúc Thọ
- Phía Nam giáp huyện Quốc Oai và huyện Lương Sơn (Hòa Bình)
- Phía Tây giáp thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì
Tuy nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ nhưng Thạch Thất cũng là khu vực chuyển tiếp giữa vùng núi và trung du phía Bắc với vùng đồng bằng. Địa hình huyện thấp dần từ Tây sang Đông, chia thành 3 dạng địa hình chính: địa hình đồi núi thấp; địa hình bán sơn địa, đồi gò và địa hình đồng bằng.
Thạch Thất thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình cả năm là 23,4 độ C, tháng nóng nhất là tháng 5, hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam.
Hành chính huyện thạch thất
Huyện Thạch Thất có diện tích tự nhiên 184,59km2, dân số 242,786 người (số liệu năm 2020).
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Thạch Thất đã có nhiều biến động động về các đơn vị hành chính trực thuộc. Hiện tại, Thạch Thất có 23 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc gồm: thị trấn Liên Quan và 22 xã.
Đầu thế kỷ 15 địa phận huyện Thạch Thất: phía Đông của huyện bao gồm một phần huyện Quốc Oai ngày nay; phía nam giáp với sông Đáy ( địa phận huyện Chương Mỹ) gần cầu Ninh Kiều. Phía tây địa giới giáp huyện Mỹ Lương ( phủ Quốc Oai ). Theo sách Dư địa chí (Nguyễn Trái) viết năm 1435, lúc này huyện Thạch Thất có 43 xã, thôn phường. Năm Quang Thuận thứ 3 (1462) tổng An Lạc (trước thuộc huyện Mỹ Lương) cắt chuyển về huyện Thạch Thất và địa phận Thạch Thất được được mở rộng về phía Tây Bắc. Trải qua hàng trăm năm sau, cương vực địa giới của huyện có nhiều biến động. Đến đầu thế kỷ 19 huyện Thạch Thất có 49 xã, 7 tổng; năm Tự Đức thứ 2 ( 1849) xã Nhân Mục ( nay là một phần Tân Xã) thuộc tổng Dã Cát ( huyện Mỹ Lương ) nhập vào tổng Cần Kiệm ( lãnh 7 tổng 50 xã thôn phường).
- Năm 1976: Ngày 29/12/1975, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa khóa V, kỳ họp thứ 2 ra Nghị quyết hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây(cũ) và Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình.
- Năm 1978: Ngày 29/12/1978, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa VI thông qua Nghị quyết phê chuẩn việc sáp nhập một số huyện, thị xã, xã và thị trấn sau đây: Tỉnh Hà Sơn Bình gồm các huyện: Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức, thị xã Sơn Tây,…
- Năm 1991: Ngày 12/8/1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, thông qua Nghị quyết điểu chỉnh địa giới của thu đô Hà Nội như sau: Chuyển huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội về tỉnh Vĩnh Phú; chuyện thị xã Sơn Tây và 5 huyện: Hòa Đức, Phúc Thọ, Đan Phượng, Ba Vì, Thạch Thất của thành phố Hà Nội về tỉnh Hà Tây(cũ).
- Năm 2008: Ngày 29/5/2008 kỳ họp thứ 3 Quốc hội nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VII, thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Tỉnh Hà Tây (cũ) sáp nhập vào thành phố Hà Nội
Kinh tế
Trong những năm qua, kinh tế của huyện Thạch Thất phát triển ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,92%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng trên 70% tổng giá trị các ngành kinh tế của huyện, chủ yếu là cơ sở sản xuất hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất kinh doanh đồ kim khí, đồ mộc, sử dụng ít lao động, chủ yếu tận dụng lao động trong gia đình, ở địa phương. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện luôn giữ ổn định.
Sản xuất nông nghiệp được huyện đặc biệt coi trọng theo hướng chuyên canh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Toàn huyện đã hình thành 690 ha vùng sản xuất lúa chất lượng cao, 300 ha vùng sản xuất cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, 285 ha vùng sản xuất rau an toàn, 50 ha vùng sản xuất hoa, cây cảnh
Thạch Thất nổi tiếng với nhiều làng nghề như nghề Mộc Chàng Sơn, nghề dệt Hữu Bằng, đan lát Bình Phú, điêu khắc đá ong, đặc sản Chè Lam, cơ kim khí Phùng Xá… Nhiều nhóm ngành nghề có quy mô cả xã đưa huyện Thạch Thất thành đơn vị cấp huyện có thu nhập đầu người cao nhất thành phố Hà Nội. Cũng nhờ đó, đời sống người dân được nâng cao, hạ tầng dân sinh phát triển… thể hiện rõ rệt ở các thôn xã có nghề, đặc biệt là ở thị trấn Liên Quan, các xã Bình Phú, Hữu Bằng, Chàng Sơn, Phùng Xá.
Cơ sở y tế
Toàn huyện có 26 cơ sở y tế công lập, gồm Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thất, trung tâm y tế huyện Thạch Thất, Phòng khám đa khoa khu vực Yên Bình và 23 trạm y tế xã, thị trấn.
Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của huyện Thạch Thất nằm trong 3 tuyến quốc lộ lớn: quốc lộ 21 ở phía Tây, quốc lộ 32 ở phía Bắc, đường Láng Hoà Lạc (Đại lộ Thăng Long) ở phía Nam, là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương với các vùng lân cận. Cụ thể:
- Quốc lộ 21 đi qua xã Bình Yên, Thạch Hoà với tổng chiều dài 6km. Tuyến đường này là cầu nối giao thông quan trọng giữa huyện Thạch Thất với các huyện Xuân Mai, Quốc Oai và thị xã Sơn Tây, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hàng hóa.
- Quốc lộ 32 đi qua xã Đại Đồng với chiều dài 3,5km.
- Đại lộ Thăng Long đi qua các xã Đồng Trúc, Thạch Hòa, Hà Bằng với tổng chiều dài 6,4km, rộng 6-8 làn xe. Đây là tuyến đường huyết mạch kết nối đô thị Láng Hòa Lạc với trung tâm thành phố, gắn kết với hệ thống Ba Vì – Đồng Mô và sông Tích.
- Tỉnh lộ 419 nối đường 32 với đường Láng Hoà Lạc và huyện Quốc Oai, đi qua các xã Phùng Xá, Bình Phú, Thạch Xá, Chàng Sơn, thị trấn Liên Quan, Phú Kim, Đại Đồng, tổng chiều dài toàn tuyến là 13,5km.
- Đường tỉnh lộ 420 đi qua xã Dị Nậu, Canh Nậu, Hương Ngải, Phú Kim, Kim Quan, Bình Yên với tổng chiều dài 15,23km.
- Tỉnh lộ 446 đi qua xã Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình với chiều dài 3km.
THAM KHẢO THÊM: