Huyện Phú Xuyên nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 35km theo quốc lộ 1A và tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Pháp Vân, cách khu du lịch chùa Hương 27km về phía Tây Nam. Đây là một huyện nằm ở ngoại ô thủ đô với nhiều tuyến đường quan trong đi qua. Để biết thêm thông tin về huyện này, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, danh sách đường phố huyện Phú Xuyên (Hà Nội).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Phú Xuyên (Hà Nội):
Huyện Phú Xuyên nằm ở phía Nam của thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 30 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài khoảng 60 km, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 110 km, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Khoái Châu và huyện Kim Động thuộc tỉnh Hưng Yên
- Phía Tây giáp huyện Ứng Hòa
- Phía Nam giáp thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam
- Phía Bắc giáp huyện Thường Tín và huyện Thanh Oai.
2. Danh sách đường phố huyện Phú Xuyên (Hà Nội):
STT | Danh sách đường phố huyện Phú Xuyên |
1 | Quốc lộ 1A |
2 | CT01 |
3 | Pháp Vân – Cầu Giẽ |
4 | DT 428 |
5 | DT 429 |
6 | Đỗ Xá – Quang Sơn |
7 | Xóm Trại |
8 | Đê |
9 | Đầu Cầu |
10 | Cây Sung |
11 | Xóm Bưởi |
12 | Nguyễn Ngọc Minh |
13 | Vân Từ |
3. Giới thiệu về huyện Phú Xuyên (Hà Nội):
Vị trí địa lý
Huyện Phú Xuyên nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 35km theo quốc lộ 1A và tuyến cao tốc Cầu Giẽ – Pháp Vân, cách khu du lịch chùa Hương 27km về phía Tây Nam. Sau khi được sáp nhập vào thủ đô Hà Nội ngày 1/8/2008, huyện Phú Xuyên được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để có thể tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển toàn diện về kinh tế, xã hội.
Phú Xuyên có địa hình tương đối bằng phẳng, dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Theo đặc điểm địa hình lãnh thổ, huyện chia thành 2 vùng như sau:
- Vùng phía Đông đường quốc lộ 1A là những xã có địa hình cao với cốt cao trung bình từ 3-4m.
- Vùng phía Tây đường quốc lộ 1A là những xã thuộc vùng trũng, có cốt cao trung bình từ 1,5-3m.
Về cơ bản, huyện có địa hình thấp trũng, hàng năm nước mưa từ các vùng lân cận đổ về thường gây ngập úng cục bộ trên địa bàn. Phú Xuyên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa với 4 kiểu thời tiết: Mùa xuân ấm áp, mùa hè nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 23-24,6 độ C. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2.
Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là 11.329,9ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng chiếm 3.235,9ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chưa sử dụng. Trước đây Phú Xuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội. Một số xã giáp sông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2000ha.
Trên địa bàn huyện có trên 30km sông chảy qua đó là sông Hồng, sông Nhuệ, sông Duy Tiên, sông Lương, sông Vân Đình. Phú Xuyên cũng có hệ thống giao thông rất thuận lợi, có tuyến đường sắt Bắc – Nam dài gần 12km chạy qua, tuyến đường thủy sông Hồng dài 17km, tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dài 7km, điểm đầu đường Cầu Giẽ – Ninh Bình, đường Quốc lộ 1A dài 12km trên địa bàn huyện, đó là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội của Phú Xuyên.
Hành chính
Huyện có 27 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, gồm 2 thị trấn: Phú Xuyên (huyện lỵ), Phú Minh và 25 xã. Trong đó, các xã huyện Phú Xuyên bao gồm: Vân Từ, Văn Hoàng, Tri Trung, Tri Thủy, Tân Dân, Sơn Hà, Quang Trung, Quang Lãng, Phượng Dực, Phúc Tiến, Phú Yên, Phú Túc, Nam Triều, Nam Tiến, Nam Phong, Minh Tân, Khai Thái, Hồng Thái, Hồng Minh, Hoàng Long, Đại Xuyên, Đại Thắng, Chuyên Mỹ, Châu Can, Bạch Hạ.
Kinh tế
Kinh tế huyện Phú Xuyên hiện tại chủ yếu vẫn là nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ đang phát triển. Huyện có nhiều làng nghề thủ công tiêu biểu như làng nghề Tò he truyền thống ở Xuân La, làng nghề khảm trai truyền thống ở Chuyên mỹ, nghề thêu ren ở Sơn Hà, Dân Chủ, nghề may mặc ở Vân Từ, nghề làm giấy ở Hồng Minh, nghề dệt lụa ở Quang Trung, nghề đóng giày ở Phú yên, nghề mộc ở Tân Dân, nghề mây tre đan ở Phúc Tú,…
Phú Xuyên có tiềm năng đất đai trù phú và nguồn lao động dồi dào. Về nông nghiệp, miền Đông huyện chiếm 17,4% diện tích đất canh tác, là vùng đất bãi phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển hoa màu, cây công nghiệp, chăn nuôi; miền Tây huyện với hơn 60% diện tích canh tác là vựa lúa quan trọng của Thủ đô, có khả năng lớn về nuôi cá nước ngọt, các loại gia cầm, gia súc.
Chợ, siêu thị
Trên địa bàn huyện có siêu thị bán lẻ Lan Chi mart và 17 chợ phiên tại 16 xã, thị trấn: Tri Thủy, Quang Lãng, Bạch Hạ, TT Phú Minh, Phú Yên, Nam Tiên, Tân Dân, Khai Thái, Chuyên Mỹ, Châu Can, Minh Tân, Phú Túc, TT Phú Xuyên, Phúc Tiến, Hồng Minh, Hoàng Long.
Giáo dục
Huyện có 1 trường trung cấp nghề và 1 trường cao đẳng nghề, đào tạo khoảng trên 1000 học viên hàng năm với các ngành nghề phong phú, đa dạng. Các trường hệ trung học phổ thông: THPT Đồng Quan, THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, THPT Phú Xuyên A, THPT Phú Xuyên B, THPT Tân Dân, Trung tâm GDTX Phú Xuyên.
Y tế
Trên địa bàn huyện có bệnh viện đa khoa huyện Phú Xuyên và Trung tâm y tế huyện Phú Xuyên đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Hạ tầng giao thông
Phú Xuyên là một trong số ít địa phương có hệ thống giao thông đa dạng cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy. Nhìn chung, các hệ tuyến giao thông này được nâng cấp không ngừng tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong giai đoạn tới, đặc biệt là sự chia cắt do sự phát triển thiếu đồng bộ giữa cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, Cầu Giẽ – Ninh Bình với hệ thống đường cấp huyện và giao thông nông thôn.
Đường bộ:
- Tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ có tổng chiều dài 7km, điểm đầu của tuyến nằm tại Cầu Giẽ (Ninh Bình) tạo cơ hội kết nối huyện Phú Xuyên với tỉnh Ninh Bình.
- Quốc lộ 1A có tổng chiều dài 12km chạy qua địa bàn huyện Phú Xuyên, điểm cuối ở ngay lối vào sân vận động Phú Xuyên.
- Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến đường tỉnh đi qua (ĐT 428, ĐT 429) và các tuyến đường liên huyện, liên xã, đường đê sông Hồng tạo điều kiện thuận lợi cho Phú Xuyên mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa trên địa bàn thành phố.
Trong tương lai, một số tuyến giao thông trên địa bàn huyện cũng được nâng cấp, cải tạo, mở rộng:
- Nâng cấp, cải tạo mở rộng quốc lộ 1A với quy mô mặt cắt ngang 30-36m (4 làn xe cơ giới), đoạn tuyến qua phạm vi đô thị vệ tinh Phú Xuyên xây dựng mở rộng theo chuẩn đường đô thị, quy mô mặt cắt 30-36m (4 làn xe cơ giới, 2 làn đường gom hỗn hợp và vỉa hè).
- Nâng cấp cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với quy mô bề rộng mặt cắt ngang điển hình 71,5-128m, cấp hạng là đường cao tốc loại A, quy mô 6 làn xe cao tốc và đường gom song hành 2 bên
- Xây dựng mới tuyến đường cao tốc Tây Bắc – Quốc lộ 5 với quy mô mặt cắt ngang điển hình B=90m (6 làn cao tốc, đoạn qua đô thị có đường gom song hành 2 bên).
- Xây mới trục Đỗ Xá – Quan Sơn với mặt cắt 36,5m, cấp hạng là đường cấp II đồng bằng và xây dựng mới tuyến đường Ngọc Hồi – Phú Xuyên kết nối Phú Xuyên với đô thị trung tâm, bề rộng mặt cắt ngang 40m.
- Xây dựng mới tuyến trục phát triển kinh tế Bắc Nam theo hướng Đông – Tây, kết nối từ các huyện phía Tây đến tuyến đường Đỗ Xá – Quan Sơn thuộc địa phận Phú Xuyên, quy mô mặt cắt ngang 42m.
- Bên cạnh đó, cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ 428, 429, đường đê sông Hồng.
Đường sắt
Về đường sắt, trên địa bàn huyện Phú Xuyên có tuyến đường sắt Bắc – Nam đoạn chạy qua địa bàn huyện dài gần 12km. Tuyến giao thông này sẽ được cải tạo nâng cấp thành đường đôi khổ 1435mm, xây mới ga Phú Xuyên trên tuyến.
Đường thủy
Phú Xuyên còn có 2 con sông chảy qua là sông Hồng và sông Nhuệ ở phía Tây, đặc biệt là sông Hồng có khả năng phát triển hệ thống các cảng sông nội địa phục vụ cho vận tải đường sông. Các xã, thị trấn trong huyện đều có đường ô tô vào đến trung tâm.
THAM KHẢO THÊM: