Thành phố Thuận An nằm tại tỉnh Bình Dương, là một trong những đô thị phát triển nhanh chóng ở Việt Nam. Thành phố Thuận An là trung tâm kinh tế và là thành phố lớn nhất tỉnh về dân số. Nhằm giúp bạn đọc có thêm kiến thức về thành phố Thuận An, mời bạn đọc tham khảo bài viết Bản đồ, các xã phường thuộc TP Thuận An (Bình Dương).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thành phố Thuận An (Bình Dương):
2. Thành phố Thuận An (Bình Dương) có bao nhiêu xã phường?
Thành phố Thuận An có 10 đơn vị hành chính cấp phường, xã; bao gồm 9 phường và 1 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách xã phường thuộc thành phố Thuận An |
1 | Phường An Phú |
2 | Phường An Thạnh |
3 | Phường Bình Chuẩn |
4 | Phường Bình Hòa |
5 | Phường Bình Nhâm |
6 | Phường Hưng Định |
7 | Phường Lái Thiêu |
8 | Phường Thuận Giao |
9 | Phường Vĩnh Phú |
10 | Xã An Sơn |
3. Giới thiệu thành phố Thuận An:
3.1. Vị trí địa lý:
Thành phố Thuận An nằm ở phía nam tỉnh Bình Dương, giữa thành phố Thủ Dầu Một và Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Dĩ An.
- Phía tây giáp Quận 12 và các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh qua sông Sài Gòn.
- Phía nam giáp thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phía bắc giáp các thành phố Thủ Dầu Một và Tân Uyên.
Thành phố Thuận An có diện tích 83,71 km², dân số năm 2021 là 618.984 người, mật độ dân số đạt 7.394 người/km². Thành phố Thuận An là trung tâm kinh tế và là thành phố lớn nhất tỉnh về dân số.
3.2. Hệ thống giao thông thành phố Thuận An:
- Quốc lộ 13:
Tuyến chính: Quốc lộ 13 là tuyến giao thông quan trọng kết nối Thành phố Thuận An với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên. Tuyến đường này giúp thúc đẩy giao thương và vận chuyển hàng hóa giữa các khu vực.
- Đường ĐT 743:
Tuyến phụ: Đường ĐT 743 nối Thành phố Thuận An với các khu vực lân cận như thị xã Dĩ An, thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Đây là tuyến đường quan trọng giúp kết nối các khu công nghiệp và khu dân cư trong khu vực.
- Đường ĐT 746:
Tuyến phụ: Đường ĐT 746 nối Thuận An với các xã và phường trong khu vực, tạo thuận lợi cho việc di chuyển trong nội thành và kết nối với các khu vực lân cận.
- Đường ĐT 747:
Tuyến phụ: Đường ĐT 747 kết nối Thành phố Thuận An với các khu vực như thị xã Bến Cát và huyện Phú Giáo, giúp di chuyển giữa các khu vực trong tỉnh Bình Dương.
- Hệ thống sông và kênh rạch:
Sông: Thành phố có một số sông và kênh rạch nhỏ, như sông Đồng Nai và kênh Tân Phước. Các con sông và kênh này không chỉ cung cấp nước cho nông nghiệp mà còn đóng vai trò trong việc thoát nước và điều hòa khí hậu.
Giao thông thủy: Mặc dù hệ thống sông và kênh rạch không phải là phương tiện giao thông chính, chúng vẫn hỗ trợ việc di chuyển và vận chuyển hàng hóa ở một số khu vực.
3.3. Quy hoạch giao thông – đô thị – công nghiệp thành phố Thuận An:
- Về quy hoạch giao thông:
Quy hoạch giao thông thành phố Thuận An được thực hiện theo Đồ án Quy hoạch giao thông tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Trên địa bàn thành phố Thuận An có nhiều tuyến giao thông huyết mạch chạy qua, điển hình như:
+ Tuyến Quốc lộ 13
+ Tuyến Mỹ Phước – Tân Vạn
+ Tuyến ĐT 743
+ Tuyến ĐT 743B
Thuận An lên đô thị loại II, đồng nghĩa với việc đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến giáo dục, y tế, việc làm và chất lượng đời sống cho dân cư. Do đó, về cơ bản, có những nhiệm vụ mà Thuận An đặc biệt ưu tiên trong giai đoạn tới. Dưới đây là những công trình giao thông được thực hiện nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới trên địa bàn thành phố Thuận An, gồm:
+ Quốc lộ 13 (mặt cắt 1-1), hướng tuyến từ cầu Vĩnh Bình đến hết ranh thị xã Thủ Dầu Một: Lộ giới 64m.
+ Đường nối từ đường tỉnh 746 xuống đường 22 tháng 2: Đường sẽ mở theo quy hoạch ở phường Thuận Giao đáng chú ý có tuyến đường dài khoảng 970 m nối từ đường tỉnh 746 xuống đường 22 tháng 2. Tuyến đi qua đoạn chùa Thiên Ân.
+ Đường nối từ đường sẽ mở ở mục 7 lên phía đông bắc: Đây là tuyến đường dài khoảng 2,3 km nối từ đường sẽ mở ở mục 7 và kéo lên phía đông bắc, cắt qua đường Mỹ Phước – Tân Vạn.
+ Đường nối từ đường 22 tháng 2 lên đường sẽ mở ở mục 8: Trong tương lai phường Thuận Giao sẽ có tuyến đường dài khoảng 575 m nối từ đường 22 tháng 2 ở đoạn trường THPT Trần Văn Ơn và kéo lên đường sẽ mở ở mục 8.
+ Đường ĐT 743a (từ km2 500 đến ĐT743b) và đường ĐT743b (từ ngã 3 An Phú đến Khu công nghiệp Sóng Thần), mặt cắt 2-2, lộ giới 54m.
+ Đường ĐT 743c (hướng tuyến từ cầu Ông Bố đi ngã 3 Đông Tân) và ĐT746 (từ ngã 3 Bình Quới đến ngã 3 Bình Hòa), mặt cắt 3-3, lộ giới 42m.
+ Đường Mỹ Phước – Tân Vạn và đường Vành Đai 3: hướng tuyến và mặt cắt ngang theo dự án cụ thể. Hướng Bắc Nam gồm đường ĐT 745, đường Thủ Khoa Huân nối dài qua Tân Uyên, đường tỉnh lộ 43 về Gò Dưa (Thành phố Hồ Chí Minh), đường liên khu vực số 1, 2, 5, 6, 7, 9 (mặt cắt 6-6): lộ giới 32m; Hướng Đông Tây gồm hai tuyến đường Độc lập và Tự do (khu công nghiệp Việt Nam – Singapore), tuyến liên khu vực số 3, 4, 8, 10 (mặt cắt 6-6): lộ giới 32m.
+ Đường Nguyễn Trãi: lộ giới 25m.
+ Đường Nguyễn Văn Tiết: lộ giới 24m.
+ Đường vào cầu Phú Long mới (6 làn xe): lộ giới từ 34m – 48,5m.
- Về quy hoạch đô thị:
Là đô thị loại ba, có diện tích tự nhiên 8.369 ha, dân số 623.752 người, TP Thuận An được định hướng trở thành trung tâm đô thị – dịch vụ của Bình Dương. Những năm qua, TP Thuận An đã tập trung chỉ đạo, huy động hiệu quả nhiều nguồn lực để khai thác tối đa lợi thế về vị trí, tiềm năng.
Không gian đô thị Thuận An theo quy hoạch sẽ được phân vùng và định hướng phát triển như sau:
+ Ổn định các khu chức năng đã hình thành, phát triển các khu mới.
+ Xây dựng mới kết hợp với cải tạo, nâng cấp các cơ sở, hạ tầng hiện có để từng bước nâng cấp đô thị Thuận An thành một đô thị văn minh, hiện đại.
+ Giữ lại và thu hút lấp đầy tại các khu, cụm công nghiệp hiện hữu theo hướng thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, ít lao động phổ thông. Không mở thêm các khu, cụm công công nghiệp trong đô thị.
+ Phát triển hạ tầng kỹ thuật khu vườn cây Lái Thiêu để phát triển thành vùng dịch vụ, du lịch mang tính sinh thái (khoảng 1000ha). Phát triển mở rộng không gian đô thị ra khu vực ven sông Sài Gòn.
+ Từng bước chuyển đổi chức năng các cơ sở công nghiệp nằm chen lẫn trong các khu dân cư sang loại hình công nghiệp công nghệ sạch. Di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, các cụm công nghiệp không còn phù hợp như lò gạch ngói thủ công, cơ sở nhuộm, mạ, hóa chất, thuốc trừ sâu, trại chăn nuôi, giết mổ gia súc… Chuyển diện tích đất đai các cơ sở này sang mục đích dân dụng.
+ Phát triển trung tâm hành chính tại khu hành chính hiện hữu tại Lái Thiêu, mở rộng về hướng Bình Nhâm.
+ Phát triển các khu nhà ở, khu dân cư đô thị gần với trung tâm thương mại – dịch vụ và các hạ tầng kinh tế – xã hội phục vụ dân sinh.
+ Phát triển đường ven sông Sài Gòn tạo cảnh quan phát triển du lịch dịch vụ giải trí trên sông.
- Về quy hoạch phát triển công nghiệp:
Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Thuận An được định hướng theo Kế hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Dương. Hiện tại trong kỳ 2021-2030 thành phố đã có một số khu công nghiệp và quy hoạch xây mới, mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.
Danh sách các khu công nghiệp hiện đại tại thành phố Thuận An, gồm:
+ KCN VSIP 1: KCN này được xây dựng tại xã Thuận An với tổng diện tích là 500 ha, tập trung khoảng 200 nhà đầu tư đến từ 25 quốc gia khác nhau và hơn 100.000 lao động. Vốn đầu tư dành cho Khu công nghiệp này lên đến 3 tỷ USD.
+ KCN VSIP 2A:KCN này được thành lập năm 2006 tại xã Thuận Hòa với tổng số vốn đầu tư là 1,3 tỷ USD, diện tích là 345 ha. Đặc biệt, KCN VSIP 2A còn là 1 phần trong khu liên hợp Công nghệ, Dịch vụ, Đô thị của tỉnh Bình Dương.
+ KCN VSIP 2B: KCN VSIP 2B hoạt động tại xã Thuận Hòa, được xây dựng với tổng diện tích là 1700 ha. Nơi đây thu hút rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài (Mỹ, Nhật), hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất bao bì, thực phẩm.
+ Khu công nghiệp Đồng An: KCN này được xây dựng tại xã Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương với tổng diện tích là 122,5 ha và do Công ty Cổ phần Thương mại, Sản xuất và Xây dựng Hưng Thịnh làm chủ đầu tư.
+ Khu công nghiệp Việt Hương 1: Được đưa vào hoạt động từ năm 1996 với số vốn là 56,4 tỷ đồng, KCN Việt Hương 1 được đánh giá là một trong những khu vực thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Mặc dù diện tích không quá lớn, chỉ 36ha (trong đó 25 ha dùng để xây dựng xí nghiệp) nhưng KCN này lại đầu tư rất nhiều vào hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo nên tiện ích cho các doanh nghiệp hoạt động.
+ Khu công nghiệp An Thạnh: Khu công nghiệp này có diện tích quy hoạch là khoảng 46,1 ha, không quá lớn nhưng vẫn có sức hút với nhiều nhà đầu tư của nước ngoài.
THAM KHẢO THÊM: