Thị xã Trảng Bàng nằm ở phía đông nam tỉnh Tây Ninh, Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối kinh tế giữa miền Đông và miền Tây Nam Bộ. Bài viết dưới đây với chủ đề Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh) sẽ cung cấp cho các bạn đọc các thông tin khái quát về thị xã Trảng Bàng.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh):
LƯU Ý: TRÊN ĐÂY LÀ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CŨ CỦA THỊ XÃ TRẢNG BÀNG
Cuối năm 2019, huyện Trảng Bàng có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Trảng Bàng (huyện lỵ) và 10 xã: An Hòa, An Tịnh, Bình Thạnh, Đôn Thuận, Gia Bình, Gia Lộc, Hưng Thuận, Lộc Hưng, Phước Chỉ, Phước Lưu.
Ngày 10 tháng 1 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 865/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 2 năm 2020). Theo đó:
-
Thành lập thị xã Trảng Bàng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Trảng Bàng
-
Điều chỉnh địa giới hành chính xã Gia Lộc và thị trấn Trảng Bàng để thành lập 2 phường có tên tương ứng
-
Chuyển 4 xã: An Hòa, An Tịnh, Gia Bình và Lộc Hưng thành 4 phường có tên tương ứng
-
Hợp nhất 2 xã Phước Lưu và Bình Thạnh thành xã Phước Bình.
Sau khi thành lập, thị xã Trảng Bàng có 6 phường và 4 xã trực thuộc như hiện nay.
Ngày 10 tháng 2 năm 2025, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 111/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Trảng Bàng là đô thị loại III.
* Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:
-
Xã Bình Thạnh
-
Xã Phước Lưu
2. Có bao nhiêu xã phường thuộc thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh)?
Thị xã Trảng Bàng có 10 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 6 phường, 4 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Phường An Hòa |
2 | Phường An Tịnh |
3 | Phường Gia Bình |
4 | Phường Gia Lộc |
5 | Phường Lộc Hưng |
6 | Phường Trảng Bàng |
7 | Xã Đôn Thuận |
8 | Xã Hưng Thuận |
9 | Xã Phước Bình |
10 | Xã Phước Chỉ |
3. Thông tin khái quát về thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh):
* Vị trí địa lý:
Thị xã Trảng Bàng nằm ở phía Đông Nam tỉnh Tây Ninh, có tuyến quốc lộ 22 nối Thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnôm Pênh của Campuchia đi qua. Thị xã có vị trí địa lý:
-
Phía Đông và Đông Nam tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh
-
Phía Tây tiếp giáp với Campuchia
-
Phía Tây Bắc tiếp giáp với các huyện Bến Cầu và Gò Dầu
-
Phía Nam và Tây Nam tiếp giáp với tỉnh Long An
-
Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Bình Dương và huyện Dương Minh Châu
Thị xã Trảng Bàng cách TPHCM 40km, cách Củ Chi 12km. Cách Gò Dầu 11km, cách thành phố Tây Ninh 50km.
Thị xã là cửa ngõ phía Tây của TPHCM và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam. Đường xuyên Á (quốc lộ 22) qua Phnompenh và đường quốc lộ 22B nối Xiêm Riệp – Campuchia tới thành phố Hồ Chí Minh đều qua Trảng Bàng. Dự án phát triển Đường Hồ Chí Minh xuyên Việt từ Bắc vào Nam qua Trảng Bàng. Trảng Bàng là cánh cửa của Tây Ninh liên hệ với TP.HCM và ĐBSCL. Các đường giao thông từ Tây Ninh về TPHCM và đi các tỉnh đều phải qua Trảng Bàng.
* Diện tích, dân số:
Thị xã Trảng Bàng có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 340,14 km² và dân số khoảng 161.831 người (2019), trong đó thành thị có 113.701 người (70%), nông thôn có 48.130 người (30%). Mật độ dân số đạt khoảng 476 người/km².
* Tiềm năng thế mạnh:
+ Thị xã Trảng Bàng là cửa ngõ của tỉnh Tây Ninh với TP.Hồ Chí Minh.
+ Gần các đô thị lớn, có tuyến đường bộ QL22 – tuyến Xuyên Á, tuyến đường Cao tốc và đường sắt HCM – Mộc Bài, QL14C, tuyến đường thủy sông Sài Gòn, Vàm Cỏ Đông.
+ Khả năng phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nông nghiệp đô thị với các đặc sản nông nghiệp, nghề truyền thống.
+ Có nguồn lao động lớn, trẻ, chất lượng ngày càng cao.
+ Là thị xã nằm trong nhóm địa phương có sự phát triển KTXH dẫn đầu tỉnh Tây Ninh.
Trong thời gian tới, đầu tư xây dựng thị xã Trảng Bàng để trở thành một cực tăng trưởng lớn ở phía Nam của Tỉnh trên cơ sở phát huy hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường của các dự án phát triển KCN: Linh Trung III, Phước Đông – Bời Lời, Trảng Bàng, Thành Thành Công và các trung tâm dịch vụ – du lịch và nông nghiệp kỹ thuật cao gắn kết với các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật diện rộng.
* Món ăn nổi tiếng:
Bánh canh Trảng Bàng và bánh tráng Trảng Bàng được khá nhiều du khách thập phương yêu thích. Đặc biệt là món bánh tráng phơi sương. Trước khi ăn, vào buổi tối, khi nhìn thấy những chậu kiểng ươn ướt man mát hơi sương, người ta đem các vỉ bánh ra phơi độ một, hai phút để hơi sương thấm vào bánh, làm cho bánh có độ dẻo vừa đủ mà không ướt, nát. Bánh tráng phơi sương thường được phục vụ cùng với thịt luộc và rau sống (dùng bánh tráng để cuốn thịt và rau, do đó bánh cần có độ dẻo), chấm nước mắm tỏi ớt.
* Lịch sử anh hùng:
Quê hương Trảng Bàng đã trải qua cuộc kháng chiến chống giặc Mỹ cực kì khốc liệt cùng với địa đạo Củ Chi tạo nên vành đai cách mạng. Ngày nay, còn đó địa đạo An Thới là chiến tích. Ngoài ra, thị xã Trảng Bàng còn hai lần phong tặng Anh Hùng: Anh hùng trong chống giặc và Anh hùng trong sản xuất. Ngày nay, Trảng Bàng là thị xã có Khu Công nghiệp tập trung lớn nhất tỉnh. Trảng Bàng là vùng đất địa linh nhân kiệt. Nhìn từ trên cao, vùng đất này có hình dáng như con chim phụng đang cất cánh bay cao.
4. Quy hoạch giao thông thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh):
Quy hoạch giao thông thị xã Trảng Bàng có các tuyến giao thông huyết mạch chạy qua như:
-
Tuyến Quốc lộ 22
-
Tuyến ĐT 6
-
Tuyến ĐT 782
-
Tuyến ĐT 787
Trong quy hoạch giao thông của thị xã Trảng Bàng, nhiều tuyến đường, hạ tầng cơ sở khác được tỉnh và thị xã Trảng Bàng tiếp tục đầu tư trong thời gian tới, từng bước hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đưa thị xã Trảng Bàng phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, tiến lên xây dựng thành phố trực thuộc tỉnh.
Thời gian qua, thị xã Trảng Bàng được tỉnh quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Tỉnh đã đầu tư cầu An Phước, tạo điều kiện cho thị xã Trảng Bàng phát triển cánh Tây địa phương. Tỉnh cũng đang triển khai dự án mở rộng, nâng cấp đường 787 và gần đây nhất là dự án nâng cấp mở rộng đường 789 vừa có lệnh khởi công.
Nhiều tuyến đường, hạ tầng cơ sở khác được tỉnh và thị xã Trảng Bàng tiếp tục đầu tư trong thời gian tới, từng bước hoàn thiện hạ tầng cơ sở, đưa thị xã Trảng Bàng phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại III, tiến lên xây dựng thành phố trực thuộc tỉnh.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường 789 là tuyến giao thông trọng điểm của tỉnh nên việc khởi công dự án này sẽ góp phần đáp ứng tốc độ phát triển kinh tế – xã hội ngày càng năng động của thị xã Trảng Bàng hiện nay.
Đường 789 hiện tại được đầu tư đã lâu, mặt đường hẹp nhưng có nhiều xe tải trọng lớn lưu thông chở hàng hóa, vật liệu xây dựng,… đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại nên tuyến đường đã trở nên quá tải, thường xuyên xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến việc lưu thông, vận chuyển hàng hoá của người dân.
Đầu tư nâng cấp, mở rộng đường 789 còn đáp ứng được sự mong đợi của người dân huyện Dương Minh Châu và thị xã Trảng Bàng nhiều năm qua. Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng ngành giao thông tỉnh (BQLDA), đường 789 được đầu tư tổng chiều dài tuyến là 24,04km, đầu tư phần đường chia làm 1 đoạn và 3 cầu (cầu Bùng Binh, cầu Cá Chúc và cầu Ngang).
Dự án có điểm đầu tại ranh giữa huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh và thị xã Trảng Bàng. Điểm cuối tại cầu Bến Củi, thuộc địa phận xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu. Đường 789 được thiết kế nâng cấp, mở rộng trên mặt đường hiện hữu theo tiêu chuẩn TCVN 4054:2005, vận tốc thiết kế 80km/h với quy mô như sau: phần xe cơ giới gồm 4 làn xe x 3,5m = 14m, phần phân cách giữa (bố trí chiếu sáng) là 0,5m, dải an toàn 2 bên x 0,5m = 1m, lề đường gia cố 2 làn x 3m = 6m và lề đất hai bên đường, mỗi bên 0,5m, tổng cộng mặt đường theo thiết kế rộng 22,5m.
Dự án đường 789 được chia làm 2 gói thầu xây lắp, gồm gói thầu số 20 thi công xây dựng đoạn từ Km0+000 đến Km12+000, đã khởi công ngày 6.6.2022, dự kiến hoàn thành ngày 5.6.2024. Gói thầu số 21, thi công xây dựng đoạn từ Km12+000 đến Km24+040, đã khởi công ngày 15.7.2022, dự kiến hoàn thành ngày 14.7.2024.
5. Quy hoạch phát triển công nghiệp thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh):
Về phát triển công nghiệp, ngày 16/02/2022, UBND tỉnh Tây Ninh phê duyệt tại Quyết định số 403/QĐ-UBND Đồ án quy hoạch chi tiết Khu kho cảng Thành Thành Công, phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng.
Một số thông tin về quy hoạch chi tiết Khu kho cảng Thành Thành Công như sau:
+ Địa điểm quy hoạch: phường An Hòa, thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh
+ Khu vực lập quy hoạch có phạm vi, ranh giới tứ cận:
-
Phía Bắc, phía Nam và phía Đông: Giáp nhà máy điện mặt trời TTC 1.
-
Phía Tây: Giáp sông Vàm Cỏ Đông.
-
Quy mô quy hoạch: 360.198,8 m2 (36,02 ha).
-
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Thành Thành Công.
-
Tính chất: Là khu kho cảng phục vụ Khu công nghiệp Thành Thành Công và các khu công nghiệp trong vùng.
-
Phân kỳ đầu tư: Đầu tư hoàn hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các hạng mục công trình theo quy hoạch chi tiết được duyệt bằng nguồn vốn của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận đầu tư được cấp.
THAM KHẢO THÊM: