Đức Phổ đã trở thành một cái tên quen thuộc với nhiều người; là nơi công tác, chiến đấu, hy sinh của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm. Trên địa bàn thị xã Đức Phổ rải rác có các đồi núi. Để tìm hiểu thêm về thị xã Đức Phổ, mời bạn đọc theo dõi bài viết Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi):
2. Thị xã Đức Phổ có bao nhiêu xã phường?
Thị xã Đức Phổ có 15 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, trong đó bao gồm 8 phường và 7 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách xã, phường thuộc thị xã Đức Phổ |
1 | Phường Nguyễn Nghiêm |
2 | Phường Phổ Hòa |
3 | Phường Phổ Minh |
4 | Phường Phổ Ninh |
5 | Phường Phổ Quang |
6 | Phường Phổ Thạnh |
7 | Phường Phổ Văn |
8 | Phường Phổ Vinh |
9 | Xã Phổ An |
10 | Xã Phổ Châu |
11 | Xã Phổ Cường |
12 | Xã Phổ Khánh, |
13 | Xã Phổ Nhơn |
14 | Xã Phổ Phong |
15 | Xã Phổ Thuận |
3. Giới thiệu thị xã Đức Phổ:
3.1. Vị trí địa lý:
Thị xã Đức Phổ nằm ở phía đông nam tỉnh Quảng Ngãi, cách thành phố Quảng Ngãi 48 km về phía nam, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp Biển Đông.
- Phía bắc giáp huyện Mộ Đức.
- Phía tây bắc giáp huyện Nghĩa Hành.
- Phía tây giáp huyện Ba Tơ.
- Phía nam giáp thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
Thị xã Đức Phổ có diện tích 372,76 km², dân số năm 2019 là 150.927 người, mật độ dân số đạt 405 người/km². Đức Phổ đã trở thành một cái tên quen thuộc với nhiều người; là nơi công tác, chiến đấu, hy sinh của liệt sĩ, bác sĩ Đặng Thùy Trâm qua cuốn Nhật ký Đặng Thùy Trâm và đặc biệt là nền văn hóa Sa Huỳnh đã trở thành một thuật ngữ của ngành khảo cổ học. Đức Phổ còn là quê hương của Nguyễn Nghiêm, Trần Đức Lương…
3.2. Điều kiện tự nhiên:
Địa hình thị xã Đức Phổ khá phức tạp, đa dạng, bị chia cắt mạnh, núi và đồng bằng xen kẽ, một số nhánh núi của dãy Trường Sơn chạy ra tận bờ biển. Có 3 dạng địa hình:
- Vùng bắc sông Trà Câu có địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng trọng điểm sản xuất lúa
- Vùng nam sông Trà Câu đến núi Dâu có núi và đồng bằng xen kẽ, có nhiều sông, suối, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc giảm từ tây sang đông, thường bị ngập úng vào mùa mưa
- Vùng nam núi Dâu đến đèo Bình Đê chủ yếu là đồi núi và có một số dãy núi chạy suốt ra bờ biển, có một ít đồng bằng nhỏ hẹp nằm cạnh các suối và xen kẽ với núi.
Trên địa bàn thị xã Đức Phổ rải rác có các đồi núi như: núi Dâu, núi Cửa, một phần núi Lớn (núi Dầu Rái), núi Giàng, núi Bé, núi Xương Rồng, núi Chóp Vung, núi Nga, núi Mồ Côi, núi Diêm, núi Giàng Thượng, núi Giàng Hạ, núi Sầu Đâu, núi Khỉ, núi Chà Phun, núi Làng…
Sông lớn nhất là sông Trà Câu, số còn lại chỉ là sông suối nhỏ bắt nguồn từ huyện Ba Tơ chảy về với đặc điểm chung là diện tích lưu vực hẹp, sông nhỏ, lòng dốc.
- Sông Trà Câu bắt nguồn từ vùng đông nam huyện Ba Tơ, đoạn trên gọi là sông Ba Liên hay sông Vực Liêm, chảy theo hướng tây – tây bắc đến đông – đông nam rồi đổ ra cửa biển Mỹ Á. Sông Trà Câu được coi là một trong những con sông lớn của tỉnh Quảng Ngãi.
- Sông Lò Bó bắt nguồn từ vùng núi phía nam huyện, có độ cao 300m, chảy theo hướng tây nam – đông bắc, diện tích lưu vực khoảng 36 km², chiều dài 27,8 km.
- Sông Thoa là chi lưu của sông Vệ, chảy qua địa bàn Mộ Đức và đông thị xã Đức Phổ, hợp dòng ở hạ lưu với sông Trà Câu đổ ra cửa biển Mỹ Á.
- Sông Trường dài 4 km, hợp với hạ lưu sông Lò Bó và cùng đổ ra cửa biển Mỹ Á.
Vùng dốc dọc sông Trà Câu, trên địa phận các xã Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ Văn, Phổ An, Phổ Quang có đồng bằng tương đối rộng, là vùng trọng điểm sản xuất lúa của Đức Phổ. Vùng đất nam sông Trà Câu đến núi Dâu và từ núi Dâu đến đèo Bình Đê chỉ có đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt, không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.
Đức Phổ có bờ biển dài trên 40 km, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh, là đầu mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề cá, đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Ở dọc ven biển phía đông nam Đức Phổ có hai đầm lớn là đầm Lâm Bình và đầm An Khê. Đây cũng là hai đầm đáng kể nhất trong toàn tỉnh Quảng Ngãi. Đầm An Khê xưa còn gọi là đầm Cẩm Khê hay Phú Khê, nổi tiếng có nhiều cá (cá Phú Khê – ngạn ngữ).
Đức Phổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Có 2 mùa gió chính là gió mùa đông với hướng gió thịnh hành là tây bắc đến bắc và gió mùa hạ với hướng gió chính là đông đến đông nam. Tốc độ gió trung bình 2 – 4 m/s, nhiệt độ trung bình trong năm là 25,8 °C. Lượng mưa cả năm đạt 1.915mm. Trên biển trung bình hằng năm có 135 ngày gió mạnh (cấp 6 trở lên) gây ảnh hưởng đến thời gian đi biển của ngư dân, nhất là vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
3.3. Kinh tế thị xã Đức Phổ:
Đức Phổ xuất phát từ kinh tế nông ngư lạc hậu, song có điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển kinh tế khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, nhưng nông, lâm, ngư nghiệp (chủ yếu là nông nghiệp) vẫn chiếm tỷ trọng khá cao. Các ngành kinh tế cơ bản như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ ngày càng phát triển, nhưng vẫn chưa chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế.
Cơ cấu kinh tế Đức Phổ dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, giảm tỷ trọng nông – ngư – lâm nghiệp. Tỷ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp từ 58,3% năm 2023, năm 2024 giảm còn 52,4%, đến năm 2023 giảm còn 10.9%. Ngành thương mại – dịch vụ từ 20,7% năm 2023 lên 25,7% năm 2024, đến quý 1 của năm 2025 đạt 39,6%. Ngành công nghiệp – xây dựng từ 20,8% năm 2023 tăng lên 25,7% năm 2024, đến 2025 đạt 49,5%.
Đến năm 2023, nông – lâm – ngư nghiệp vẫn là lĩnh vực kinh tế quan trọng nhất của Đức Phổ, tổng giá trị sản xuất nông – lâm – thủy sản là 975.579 triệu đồng, trong đó thủy sản chiếm đến 370.667 triệu đồng, kế đến là nông nghiệp 247.034 triệu đồng, lâm nghiệp 11.442 triệu đồng. Xét về lao động thì toàn huyện Đức Phổ năm 2005 có 81.460 người, trong đó lao động ở ngành nông lâm nghiệp là 56.261 người, ở ngành thủy sản là 8.538 người, công nghiệp và xây dựng là 7.191 người, dịch vụ là 9.470 người.
Đến năm 2024, tổng giá trị sản xuất toàn huyện đạt 7356,9 tỷ đồng, tăng trưởng 18,7 % so với năm 2014.Trong đó:
– Nông lâm thủy sản đạt 803,4 tỷ đồng (chiếm 10,9%)
– Công nghiệp Xây dựng đạt 3.638,5 tỷ đồng (chiếm 49,5%)
– Thương mại dịch vụ đạt 2.915 tỷ đồng (chiếm 39,6%)
Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 50 triệu đồng/ người, tăng 25% so với năm 2023.
Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, Ban Thường vụ Thị ủy Đức Phổ đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt nhiều kết quả tích cực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực; sản xuất công nghiệp – xây dựng được duy trì; thương mại, dịch vụ, du lịch từng bước phục hồi. Công tác thu hút đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội có bước phát triển đáng kể. Quốc phòng, an ninh được tăng cường; trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội được bảo đảm, đời sống nhân dân được cải thiện. Ước đến cuối năm 2024, có 95% gia đình, có 99% thôn, tổ dân phố và 92% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa. Việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa được chú trọng. Công tác xây dựng, phát triển toàn diện con người Đức Phổ về đức, trí, thể, mỹ đáp ứng yêu cầu đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững được quan tâm thực hiện. Chất lượng công tác GD&ĐT từng bước được nâng cao.
THAM KHẢO THÊM: