Thị xã Bỉm Sơn Thanh Hóa là một trong những địa phương đông dân cư và phát triển trong tỉnh Thanh Hóa, được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế động lực, đồng thời là cửa ngõ phía Bắc tỉnh Thanh Hóa. Cùng bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) dưới đây tìm hiểu nhé.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa):
2. Các xã phường thuộc thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa):
Hiện nay, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa có 8 xã phường trực thuộc.
STT | Các xã phường thuộc thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) |
1 | Phường Ba Đình |
2 | Phường Ngọc Trạo |
3 | Phường Bắc Sơn |
4 | Phường Lam Sơn |
5 | Phường Đông Sơn |
6 | Phường Phú Sơn |
7 | Xã Quang Trung |
8 | Xã Hà Lan |
3. Giới thiệu thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa):
Thị xã Bỉm Sơn được thành lập ngày 18/12/1981 theo Quyết định 157/ HĐBT của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính phủ) trên cơ sở Thị trấn Bỉm Sơn (Thành lập ngày 29/7/1977 theo Quyết định 140/BT-TTg của Bộ trưởng phủ thủ tướng), Thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung và Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (nay là Huyện Hà Trung – Thanh Hoá). Là đơn vị nằm ở vùng địa đầu tỉnh Thanh Hoá và của cả miền Trung.
3.1. Đặc điểm tự nhiên:
- Vị trí địa lý:
Thị xã Bỉm Sơn nằm ở phía Bắc của tỉnh Thanh Hóa, cách thành phố Thanh Hoá 34 km về phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 120 km về phía Bắc, nằm ở toạ độ 20 độ 2’-20 độ 9′ vĩ độ Bắc và 105 độ 47′ – 105 độ 56’ kinh độ Đông, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp huyện Nga Sơn và huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
+ Phía Tây và phía Nam giáp huyện Hà Trung.
+ Phía Bắc giáp thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Thị xã Bỉm Sơn nằm trên mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi với tuyến đường sắt Bắc – Nam, Quốc lộ 1 chạy qua, tạo nên mối giao thương rộng lớn với các tỉnh trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
- Diện tích – dân số:
Thị xã Bỉm Sơn có diện tích 63,86 km². Dân số năm 2022 là 69.826 người, mật độ dân số đạt 1.093 người/km², số hộ gia đình: 17.005.
- Đặc điểm địa hình:
Bỉm Sơn là vùng đất có địa hình thấp dần từ tây sang đông. Đặc điểm địa chất của Bỉm Sơn thuộc đới cấu tạo Sơn La, phụ đới Ninh Bình, đất đá của vùng được tạo thành vào nguyên đại Trung sinh – kỷ Tơriát cách ngày nay khoảng trên 300 triệu năm. Tuy diện tích không rộng nhưng Bỉm Sơn vừa có vùng đồng bằng, vùng núi đá, vùng đồi và sông suối. Vùng đồi núi kéo dài từ Tây Bắc đến Bắc Đông Bắc với diện tích 5.097,12ha, vùng đồng bằng có diện tích 1.518,98ha, núi đá có đặc điểm của những sa thạch là đá rát, đá phiến sét và xen kẽ những mạch đá vôi chìm nổi, vùng đồng bằng thuận tiện cho phát triển nông nghiệp và cũng là diện tích đất dự trữ cho phát triển đô thị.
- Khí hậu:
Thị xã Bỉm Sơn chịu ảnh hưởng của ba vùng khí hậu xen kẽ là Tây Bắc – Đông bắc Bắc Bộ và cận bắc Trung Bộ. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,60 độ, lượng mưa trung bình đạt 1.514 mm/năm, độ ẩm không khí trung bình 80%, chế độ gió biến chuyển theo mùa, nắng lắm, mưa nhiều,…
- Tài nguyên thiên nhiên
Thị xã Bỉm Sơn có nhiều tiềm năng to lớn, đặc biệt là tiềm năng khoáng sản phục vụ công nghiệp xây dựng. Diện tích mỏ đá ở Bỉm Sơn có tới 1.052,730 ha chiếm khoảng 15,9% tổng diện tích tự nhiên. Trữ lượng đá vôi ở Bỉm Sơn dự báo có tới vài tỷ mét khối, lượng đá vôi đã thăm dò là hơn 600 triệu m3. Chất lượng đá vôi ở Bỉm Sơn có hàm lượng ô xít canxi và ô xít mangiê rất thích hợp cho sản xuất xi măng và là nguyên liệu tốt để sản xuất các hoá chất như đất đèn, bột nhẹ, làm chất lọc đường và làm đá ốp lát. Bỉm Sơn còn có đá phiến sét có chất lượng phù hợp để sản xuất xi măng thay thế cho loại đất sét dẻo. Đá phiến sét là nguyên liệu chính xếp sau đá vôi để sản xuất xi măng Poóclăng. Hiện nay trữ lượng đá phiến sét đã thăm dò là hơn 640 triệu tấn, dự báo trữ lượng có thể lên đến hàng tỷ tấn. Ngoài hai nguyên liệu trên Bỉm Sơn còn có đất sét dẻo để làm gạch ngói, trữ lượng đủ cho các nhà máy gạch ngói có công suất 100 triệu viên/năm. Nguồn nước ngầm trong lòng đất Bỉm Sơn đã được Đoàn địa chất 47 thăm dò xác định thuộc dạng nước ngầm cáctơ, trữ lượng khá phong phú để phục vụ cho sản xuất công nghiệp.
Do phần lớn diện tích đất đồi nên Bỉm Sơn có ưu thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, trồng rừng, cũng là lợi thế cho phát tiển đô thị và phát triển công nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp ở Bỉm Sơn là: 1.264,17 ha. Toàn thị xã có 1.264,17 ha đất rừng sản xuất.
3.2. Lịch sử:
Địa bàn thị xã Bỉm Sơn ngày nay vốn là một vùng đất ở phía bắc huyện Hà Trung.
Ngày 8 tháng 3 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Hà Trung trực thuộc huyện Hà Trung.
Ngày 29 tháng 6 năm 1977, thành thị trấn Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở một phần các xã Hà Dương và Hà Lan thuộc huyện Hà Trung, nhằm hỗ trợ cho Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn – nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
Ngày 18 tháng 12 năm 1981, thị xã Bỉm Sơn được thành lập, bao gồm thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung, Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (hợp nhất từ 2 huyện Hà Trung và Nga Sơn).
Ngày 29 tháng 9 năm 1983, thành lập 3 phường: Ba Đình, Lam Sơn, Ngọc Trạo trên cơ sở giải thể thị trấn Bỉm Sơn.
Ngày 4 tháng 4 năm 1991, thành lập phường Bắc Sơn trên cơ sở thị trấn nông trường Hà Trung vừa giải thể và một phần phường Ba Đình.
Ngày 11 tháng 4 năm 2002, thành lập phường Đông Sơn trên cơ sở 1.931,1 ha diện tích tự nhiên và 8.650 nhân khẩu của phường Lam Sơn.
Ngày 8 tháng 12 năm 2009, thành lập phường Phú Sơn trên cơ sở điều chỉnh 287,85 ha diện tích tự nhiên và 7.163 nhân khẩu của xã Quang Trung.
Ngày 29 tháng 5 năm 2015, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 601/QĐ-BXD công nhận thị xã Bỉm Sơn là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Ngày 1 tháng 12 năm 2019, sáp nhập xã Hà Lan vào phường Đông Sơn.
Thị xã Bỉm Sơn có 6 phường và 1 xã trực thuộc như hiện nay.
3.3. Danh lam thắng cảnh:
- Làng cổ Đông Sơn:
Làng cổ Đông Sơn được bình chọn là 1 trong 10 ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam, hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp bình yên, dịu êm đầy mê hoặc. Vị trí đắc địa đem lại cho ngôi làng cây cối xanh tươi, khí hậu mát mẻ khiến nơi đây toát lên vẻ đẹp hùng vĩ, kỳ ảo, hồn thiêng có nhiều linh ứng. Không gian văn hóa đậm chất truyền thống, mang đầy tính thời gian chính là sức hấp dẫn chính bởi nơi đây hội tụ những yếu tố như: Khảo cổ, lịch sử văn hóa, danh thắng, cách mạng và kiến trúc,…
- Đền Sòng Sơn, đền Chín Giếng:
Bỉm Sơn Thanh Hóa vốn nổi tiếng bởi đây là địa điểm gắn với rất nhiều di tích lịch sử và danh thắng thắng cảnh khác nhau, trong đó có đền Chín Giếng, đền Sòng Sơn. Khu đền này gắn liền với những câu chuyện lịch sử và tâm linh nổi tiếng, điều này khiến nơi đây thu hút không chỉ khách du lịch địa phương đến tìm hiểu, khám phá. Mỗi dịp lễ đến, nơi đây luôn nhận được sự chú ý từ hàng vạn các khách du lịch tìm đến đây để tham quan, vãn cảnh cũng như dâng hương với mong muốn bình an, may mắn.
- Động Cửa Buồng:
Động Cửa Buồng tạo nên gồm 3 động: Động Đào Nguyên, động Cửa Buồng và động Cô Tiên có vị trí nằm ở giữa 2 núi Điều Sơn và Tượng Sơn.
Theo như những câu chuyện lịch sử lưu truyền về vua Nguyễn Huệ khi đưa đại binh tới phương Bắc đã tổ chức cuộc nghị bàn kế sách về giải phóng Thăng Long ngay tại đây, vua Nguyễn Huệ được thần mách kế nên mới có thể thể thắng trận được.
Để bày tỏ lòng thành nơi đây, vua Nguyễn Huệ đã có 2 câu đối nhằm cảm ơn các thánh nhân đã mách nước. Tới thời điểm hiện tại, 2 câu đố đó vẫn còn được lưu giữ ở đền Cây Vải hay đền Giếng Tiên.
- Hồ Cánh Chim:
Hồ Cánh Chim sở hữu diện tích lên tới 201.000m2 cùng 33.000m2 trữ lượng nước, hồ Cánh Chim mang cái tên này bởi khi đứng trên đèo Ba Dội nhìn từ cao xuống thì đập vào mắt chúng ta là hình dáng cánh chim đang vút bay lên cao. Hồ Cánh chim mang trong mình nét đẹp đầy hoang sơ, thu hút. Địa điểm này đã trở thành danh thắng của quốc gia thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài địa phương đến khám phá, trải nghiệm.
Vô vàn hoạt động có thể kể đến nơi đây như: Tắm hồ, camping, vãn cảnh, đi thuyền, câu cá,…
- Thác Cổng Trời:
Khu du lịch sinh thái ở thác Cổng Trời mang lại cho du khách cảm giác được lạc vào chốn hoang sơ đầy trữ tình với rừng nguyên sinh cùng nhiều mạch nước tự nhiên.
Thác Cổng Trời được hình thành từ những khe suối, dòng nước chảy lớn, nhỏ trên đỉnh núi Bù Mùn, có độ cao khoảng trên một nghìn mét so với mực nước biển.
Đến với nơi này, du khách có thể tự mình tham gia các hoạt động như tắm thác, trải nghiệm đặc sản của núi rừng Bỉm Sơn, Thanh Hóa,…
THAM KHẢO THÊM: