Thành phố Lào Cai là một thành phố nằm tại biên giới phía Bắc và là tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây có cửa khẩu quốc tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía bắc Việt Nam với phía Nam Trung Quốc. Để biết thêm thông tin về thành phố Lao Cai, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc thành phố Lào Cai (Lào Cai).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai:
2. Thành phố Lào Cai (Lào Cai) có bao nhiêu xã, phường?
Thành phố Lào Cai có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường và 7 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc thành phố Lào Cai |
1 | Phường Duyên Hải |
2 | Phường Lào Cai |
3 | Phường Cốc Lếu |
4 | Phường Kim Tân |
5 | Phường Bắc Lệnh |
6 | Phường Pom Hán |
7 | Phường Xuân Tăng |
8 | Phường Bình Minh |
9 | Xã Thống Nhất |
10 | Xã Đồng Tuyển |
11 | Xã Vạn Hoà |
12 | Phường Bắc Cường |
13 | Phường Nam Cường |
14 | Xã Cam Đường |
15 | Xã Tả Phời |
16 | Xã Hợp Thành |
17 | Xã Cốc San |
3. Giới thiệu về thành phố Lào Cai (Lào Cai):
- Lịch sử
Sau khi chiếm được Việt Nam vào ngày 29 tháng 9 năm 1881, người Pháp đặt các vùng thượng du Bắc Kỳ thành các đạo quan binh, áp dụng chế độ quân quản, Lào Cai thuộc Đạo quan binh số 4, đóng lỵ sở tại Sơn La. Ngày 3 tháng 10 năm 1896, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định chuyển lỵ sở Đạo quan binh số 4 về Lào Cai. Vùng đất Lão Nhai trước đây trở thành trung tâm lỵ sở đạo quan binh số 4 bao gồm xã Nam Lô, phố Bảo Thắng, vạn Bảo Thắng, xã Cam Đường, xã Lạc Sơn (Nhạc Sơn), xã Đồng Quán. Nhằm củng cố đạo lỵ quan binh 4, ngày 22 tháng 2 năm 1902, trung tâm lỵ sở được nâng cấp thành trung tâm đô thị Lào Cai.
Năm 1954, hòa bình lập lại ở miền Bắc, thị xã Lào Cai được chia thành 10 khu: Lào Cai, Trần Hợp, Cốc Lếu, Sơn Đạo, Đồng Tuyển, Duyên Hải, Cầu Đen, Kim Hải, Tân Ấp A, Tân Ấp B. Ngày 1 tháng 11 năm 1960, tại Đại hội Đảng bộ toàn thể thị xã Lào Cai lần thứ I ban hành Nghị quyết sáp nhập 10 khu thành 4 khu phố đó là: Lào Cai, Cốc Lếu, Kim Tân, Duyên Hải.
Ngày 11 tháng 2 năm 1963, do nhu cầu phát triển khu mỏ apatit, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số
Ngày 1 tháng 1 năm 1976, ba tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ sáp nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn, thị xã Lào Cai trở thành thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Hoàng Liên Sơn, bao gồm 4 tiểu khu: Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai và xã Vạn Hòa (xã Vạn Hòa trước thuộc huyện Bảo Thắng, từ năm 1960 trực thuộc thị xã Lào Cai). Năm 1978, tỉnh lỵ chuyển về thị xã Yên Bái.
Ngày 16 tháng 1 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định 15-CP. Theo đó, sáp nhập xã Đồng Tuyển thuộc huyện Bát Xát và các thôn Tân Lập, Phú Thịnh, Bắc Tà, An Lac, Vĩ Kim I, Vĩ Kim II, Trâu Ví I, Trâu Ví II, Lò Gạch và Chính Cường của xã Nam Cường thuộc huyện Bảo Thắng (các thôn kể trên của xã Nam Cường hợp thành xã ngoại thị: xã Nam Cường ngoài) và thôn Na Mo của xã Bản Phiệt huyện Mường Khương (sáp nhập vào xã Vạn Hòa) vào thị xã Lào Cai quản lý.
Ngày 17 tháng 4 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 168-CP về việc sáp nhập thị xã Cam Đường vào thị xã Lào Cai.
Trong chiến tranh biên giới năm 1979, thị xã Lào Cai bị thiệt hại nặng nề. Xã Đồng Tuyển và 3 tiểu khu Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân trở thành vành đai trắng nên bị giải thể. Ngoài ra, cầu Cốc Lếu bị đánh sập gây chia cắt giao thông hai bờ sông Hồng nên vào ngày 26 tháng 2 năm 1980, tiểu khu Lào Cai và xã Vạn Hòa nằm ở tả ngạn tạm thời chuyển về trực thuộc huyện Bảo Thắng, đến năm 1991 mới trở lại trực thuộc thị xã Lào Cai.
Ngày 17 tháng 9 năm 1981, Ủy ban nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn ban hành Quyết định số 1218/QĐ-UBND chia tách xã Cam Đường để thành lập phường Thống Nhất và phường Xuân Tăng.
Tháng 4 năm 1982, xã Đồng Tuyển được tái lập, bao gồm cả địa bàn các khu Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân trước đây.
Ngày 27 tháng 9 năm 1983, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 106-HĐBT về việc sáp nhập xã Nam Cường trong và xã Nam Cường ngoài thành xã Nam Cường.
Ngày 13 tháng 1 năm 1986, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định 8-HĐBT về việc tách hai xã Tả Phời và Hợp Thành thuộc huyện Bảo Thắng để sáp nhập vào thị xã Lào Cai quản lý.
Thị xã Lào Cai sau khi điều chỉnh địa giới có 5 xã: Cam Đường, Đồng Tuyển, Hợp Thành, Nam Cường, Tả Phời và 4 phường: Bắc Lệnh, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Lào Cai được tái lập, thị xã Lào Cai trở lại là tỉnh lỵ tỉnh Lào Cai.
Ngày 9 tháng 6 năm 1992, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 205-HĐBT. Theo đó, tái lập thị xã Cam Đường trên cơ sở tách 4 phường: Bắc Lệnh, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và 4 xã: Cam Đường, Hợp Thành, Nam Cường, Tả Phời thuộc thị xã Lào Cai.
Ngày 1 tháng 7 năm 1992, Ban Tổ chức – Cán bộ của Chính phủ ban hành Quyết định số 412/TCCP chia xã Nam Cường thuộc thị xã Cam Đường thành hai xã Nam Cường và Bắc Cường. Đồng thời chuyển xã Bắc Cường về thị xã Lào Cai quản lý.
Ngày 3 tháng 6 năm 1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 31/CP về việc thành lập các phường thuộc thị xã Lào Cai. Theo đó, chuyển 5 tiểu khu: Lào Cai, Duyên Hải, Cốc Lếu, Kim Tân, Phố Mới thành 5 phường có tương ứng. Trước đó vào năm 1992, các tiểu khu Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân được tái lập từ một phần xã Đồng Tuyển, còn tiểu khu Phố Mới được thành lập từ một phần xã Vạn Hòa.
Từ đó, thị xã Lào Cai có 5 phường: Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Phố Mới và 3 xã: Bắc Cường, Đồng Tuyển, Vạn Hòa.
Ngày 31 tháng 1 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 16/2002/NĐ-CP về việc sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Lào Cai và thị xã Cam Đường thành thị xã Lào Cai.
Thị xã Lào Cai có diện tích tự nhiên là 23.095,8 ha và 77.167 người với 16 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 9 phường: Bắc Lệnh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Phố Mới, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và 7 xã: Bắc Cường, Cam Đường, Đồng Tuyển, Hợp Thành, Nam Cường, Tả Phời, Vạn Hòa.
Ngày 30 tháng 11 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 195/2004/NĐ-CP Theo đó:
+ Thành lập thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai trên cơ sở toàn bộ 22.150 ha diện tích tự nhiên và 100.225 người của thị xã Lào Cai.
+ Chuyển 2 xã Bắc Cường và Nam Cường thành 2 phường có tên tương ứng.
+ Thành lập phường Bình Minh trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích và dân số của xã Cam Đường.
Ngày 30 tháng 10 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1975/QĐ-TTg công nhận thành phố Lào Cai là đô thị loại II trực thuộc tỉnh Lào Cai.
Đến cuối năm 2019, thành phố Lào Cai có 17 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 12 phường: Bắc Cường, Bắc Lệnh, Bình Minh, Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Lào Cai, Nam Cường, Phố Mới, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và 5 xã: Cam Đường, Đồng Tuyển, Hợp Thành, Tả Phời, Vạn Hòa.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 896/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Lào Cai (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 3 năm 2020). Theo đó:
+ Sáp nhập 33,09 km² diện tích tự nhiên và 7.142 người thuộc 15 thôn của xã Gia Phú, huyện Bảo Thắng vào phường Thống Nhất.
+ Sáp nhập toàn bộ 19,06 km² diện tích tự nhiên và 4.390 người của xã Cốc San, huyện Bát Xát vào thành phố Lào Cai.
+ Sáp nhập 2,05 km² diện tích và 650 người thuộc 2 thôn: Kim Thành 1, Kim Thành 2 của xã Quang Kim, huyện Bát Xát vào phường Duyên Hải.
+ Sáp nhập phường Phố Mới vào phường Lào Cai.
+ Điều chỉnh địa giới hành chính các phường Cốc Lếu, Duyên Hải, Kim Tân, Bình Minh, Pom Hán, Thống Nhất, Xuân Tăng và xã Đồng Tuyển.
+ Giải thể phường Thống Nhất sau khi điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập xã Thống Nhất.
- Vị trí địa lý
Thành phố Lào Cai là một thành phố nằm tại biên giới phía Bắc và là tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai, Việt Nam. Nơi đây có cửa khẩu quốc tế Lào Cai là nơi giao thương quan trọng ở phía Bắc Việt Nam với phía Nam Trung Quốc và từ đó thành phố Lào Cai trở thành cửa ngõ quan trọng mở cửa thị trường Việt Nam với các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc và cả các tỉnh nằm sâu trong nội địa Trung Quốc. Thành phố Lào Cai cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 286 km và cách thị xã Sa Pa 40 km theo quốc lộ 4D.
+ Phía Đông của thành phố Lào Cai tiếp giáp huyện Bảo Thắng.
+ Phía Tây của thành phố Lào Cai tiếp giáp huyện Bát Xát.
+ Phía Nam của thành phố Lào Cai tiếp giáp thị xã Sa Pa.
+ Phía Bắc của thành phố Lào Cai tiếp giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
- Diện tích và dân số
Thành phố Lào Cai có tổng diện tích đất tự nhiên là 282,13 km², dân số vào năm 2019 là 130.671 người, mật độ dân số đạt khoảng 463 người/km².
- Kinh tế
Hiện nay thành phố Lào Cai đã tiến hành kè dọc theo 2 bên sông Hồng, tạo ra một cảnh quan đẹp và là điểm nhấn cho thành phố. Khu vực giáp bờ phải sông Hồng ở phía Bắc thành phố được quy hoạch phân lô để xây dựng các biệt thự. Phần nối giữa thị xã Lào Cai với thị trấn Cam Đường, trước đây chỉ là núi đồi bỏ hoang, giờ đây một khu đô thị mới – khu đô thị Lào Cai – Cam Đường đang được xây dựng để làm trung tâm mới của thành phố. Các cơ quan đầu não của tỉnh đã và đang chuyển về đây. Một con đường rộng 58 m với 4 làn xe, đại lộ Trần Hưng Đạo, đi giữa khu đô thị mới là điểm nhấn quan trọng của thành phố.
- Giao thông
Về đường sắt: Thành phố Lào Cai là ga cuối cùng của tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai. Từ đây người dân có thể chuyển tiếp sang Trung Quốc bằng đường bộ hoặc thậm chí bằng đường sắt bằng các chuyến tàu liên vận quốc tế. Ở phía Bắc chỉ có 2 tỉnh duy nhất có được điều kiện thuận lợi này là Lạng Sơn và Lào Cai.
Về đường bộ, Quốc lộ 4D nối thành phố Lào Cai với các huyện bên cạnh là Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa với tỉnh Lai Châu và với Quốc lộ 32. Quốc lộ 4E và Quốc lộ 70 nối thành phố với các huyện phía Đông Nam của tỉnh và với các tỉnh ở phía Nam. Đây cũng là điểm cuối của đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Toàn thành phố có tổng cộng hơn 20 tuyến đường, gồm có: Triệu Quang Phục, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Nguyễn Du, Đinh Bộ Lĩnh,…
THAM KHẢO THÊM: