Yên Thế có địa hình đồi núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc (Việt Nam), nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, giáp giới với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Để biết thêm thông tin về huyện Yên Thế, mời các bạn tham khảo bài viết Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Yên Thế (Bắc Giang) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Yên Thế (Bắc Giang):
2. Huyện Yên Thế (Bắc Giang) có bao nhiêu xã phường?
Hiện nay, Yên Thế là huyện có 19 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 02 thị trấn, cụ thể:
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Yên Thế |
1 | Xã Đồng Tiến |
2 | Xã Canh Nậu |
3 | Xã Xuân Lương |
4 | Xã Tam Tiến |
5 | Xã Đồng Vương |
6 | Xã Đồng Hưu |
7 | Xã Đồng Tâm |
8 | Xã Tam Hiệp |
9 | Xã Tiến Thắng |
10 | Xã Hồng Kỳ |
11 | Xã Đồng Lạc |
12 | Xã Đông Sơn |
13 | Xã Tân Hiệp |
14 | Xã Hương Vĩ |
15 | Xã Đồng Kỳ |
16 | Xã An Thượng |
17 | Thị trấn Phồn Xương |
18 | Xã Tân Sỏi |
19 | Thị trấn Bố Hạ |
3. Giới thiệu về huyện Yên Thế (Bắc Giang):
- Lịch sử hình thành
HuyệnYên Thế là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp suốt 30 năm (1884- 1913) do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo.Trên đất Yên Thế hiện nay còn lưu lại được nhiều di tích quý báu của Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế.
Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, Yên Thế trở lại là huyện của tỉnh Bắc Giang, nhưng các đơn vị hành chính dưới huyện không giữ như cũ, mà thay đổi như: bỏ cấp tổng, cấp xã được mở rộng hơn, nhỏ hơn tổng nhưng lớn hơn làng, bao gồm một số thôn xóm, các đơn vị châu, phủ bị bãi bỏ.
Năm 1957, theo Nghị định số 532-TTg ngày 6/11/1957 của Thủ tướng Chính phủ huyện Yên Thế chia thành 02 huyện Yên Thế và Tân Yên. Đến nay huyện Yên Thế có 19 xã và 02 thị trấn là: Xuân Lương, Canh Nậu, Tam Tiến, Đồng Vương, Đồng Tiến, Tiến Thắng, An Thượng, Tân Hiệp, Tam Hiệp, Hồng Kỳ, Phồn Xương, Đồng Lạc, Tân Sỏi, Đồng Kỳ, Đồng Hưu, Hương Vỹ, Đông Sơn, Bố Hạ, Đồng Tâm, thị trấn TT Cầu Gồ và thị trấn Bố Hạ.
Ngày 8 tháng 3 năm 1967, thành lập thị trấn nông trường Yên Thế trực thuộc huyện Yên Thế.
Sau năm 1975, huyện Yên Thế thuộc tỉnh Hà Bắc, bao gồm thị trấn Bố Hạ, thị trấn nông trường Yên Thế và 16 xã: An Thượng, Bố Hạ, Canh Nậu, Đồng Hưu, Đồng Kỳ, Đồng Lạc, Đông Sơn, Đồng Vương, Hương Vĩ, Phồn Xương, Tam Hiệp, Tam Tiến, Tân Hiệp, Tân Sỏi, Tiến Thắng, Xuân Lương.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị trấn Cầu Gồ trên cơ sở một phần diện tích và dân số của hai xã Tam Hiệp và Phồn Xương, thành lập xã Hồng Kỳ từ một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đồng Kỳ.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, huyện Yên Thế thuộc tỉnh Bắc Giang vừa được tái lập.
Ngày 11 tháng 5 năm 1999, thành lập xã Đồng Tiến trên cơ sở 3.700 ha diện tích tự nhiên và 3.116 nhân khẩu của xã Đồng Vương.
Ngày 6 tháng 11 năm 2008, giải thể thị trấn nông trường Yên Thế để thành lập xã Đồng Tâm.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Phồn Xương và thị trấn Cầu Gồ để thành lập thị trấn Phồn Xương, sáp nhập xã Bố Hạ vào thị trấn Bố Hạ.
- Vị trí địa lý
Yên Thế có địa hình đồi núi trung du, thuộc vùng Đông Bắc (Việt Nam), nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, giáp giới với hai tỉnh Thái Nguyên và Lạng Sơn. Địa hình thấp dần theo hướng Đông Nam, phía Bắc là vùng núi thấp dưới chân dãy núi Bắc Sơn, mà dãy núi này hay được biết đến hơn với cái tên cánh cung Bắc Sơn chạy từ Lạng Sơn sang Thái Nguyên (một trong năm dãy núi hình vòng cung tạo nên nét đặc trưng của địa hình vùng Đông Bắc). Phía Đông Nam huyện Yên Thế giáp huyện Lạng Giang, ranh giới tự nhiên là con sông Thương một sông lớn trong hệ thống sông Thái Bình, phía Nam và Tây Nam giáp huyện Tân Yên, đều của tỉnh Bắc Giang. Phía Tây và phía Bắc Yên Thế giáp các huyện của tỉnh Thái Nguyên, kể từ Tây lên Bắc lần lượt là: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai. Toàn bộ phía Đông Yên Thế giáp với huyện Hữu Lũng của tỉnh Lạng Sơn. Chảy qua giữa huyện, theo hướng Đông Nam là con sông Sỏi, một nhánh nhỏ đầu nguồn của sông Thương.
- Diện tích, dân số
Huyện Yên Thế có diện tích 301,26 km², dân số năm 2013 là 102.574 người với 8 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 27%. Dân số thành thị có 9.457 người (chiếm 9,85%); dân số nông thôn 86.549 người (chiếm 90,15%); mật độ dân số trung bình 314 người/km².
- Giao thông
Đường bộ có tỉnh lộ 292, chạy theo hướng Đông Nam – Tây Bắc, từ thị trấn Kép của huyện Lạng Giang, cắt ngang địa bàn huyện lần lượt qua các thị trấn Bố Hạ và Phồn Xương và quốc lộ 17 chạy theo hướng từ thị trấn Nhã Nam của huyện Tân Yên đi qua thị trấn Phồn Xương và Xã Tam Tiến, Xã Xuân Lương Huyện Yên Thế sang huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
- Văn hóa
Yên Thế là nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa chống lại thực dân Pháp gần 30 năm (1884 – 1913) do người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám lãnh đạo. Hiện nay trên đất Yên Thế còn lưu lại được nhiều di tích quý báu của Khu di tích khởi nghĩa Yên Thế: Năm 1957 chuyển xã Hợp Tiến về huyện Đồng Hỷ của tỉnh Thái Nguyên quản lý.
Đồn Phồn Xương là trung tâm của cuộc khởi nghĩa, nơi đây đã xây dựng nhà lưu niệm cuộc khởi nghĩa của nông dân Yên Thế. Hàng năm vào các ngày 15,16,17 tháng 3 dương lịch đã diễn ra lễ kỷ niệm cuộc khởi nghĩa, đón hàng vạn khách thập phương trong cả nước về dự hội.
Các di tích lịch sử – văn hoá khác: Đồn Hố Chuối, Đồn Hom, Chùa Lèo, Đình Dĩnh Thép, chùa Thông là những di tích lịch sử ghi lại những chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Yên Thế trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp ngót 30 năm.
- Du lịch
+ Quần thể khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám bao gồm: Khu trung tâm (Đại bản doanh), Đồn Hố Chuối (Phồn Xương), Đình Dĩnh Thép (Tân Hiệp), Đồn Hom (Tam Hiệp), chùa Thông (Đồng Lạc), Chùa Lèo (Phồn Xương).
+ Di tích Kỳ Đồng (xã Hồng Kỳ).
+ Đền Nguyệt Hồ (xã Hương Vĩ).
+ Đền Cô (Đền Cầu Khoai – xã Tam Hiệp).
+ Đền Trắng, Đền Thượng (xã Đông Sơn).
+ Lễ hội Yên Thế, lễ hội Đền Cầu Khoai, lễ hội Đình Dĩnh Thép, lễ hội Đình Bố Hạ, Hương vĩ, Đông Sơn, lễ hội Chùa Lèo (TT Phồn Xương).
+ Các điểm du lịch sinh thái: hồ Cầu Rễ, hồ Đá Ong (Tiến Thắng), hồ Suối Cấy (Đồng Kỳ), hồ Ngạc Hai (Xuân Lương), hồ Quỳnh (Canh Nậu, Tam Tiến), đập dâng Sông Sỏi (Tam Hiệp), thác Ngà (Xuân Lương).
+ Các làng nghề: Chế biến chè (Xuân Lương), nuôi ong lấy mật (Hồng Kỳ), chế biến chè lam, bánh khảo (Tam Tiến).
+ Các điểm vui chơi, giải trí: TT Phồn Xương, khu Trung tâm di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám (mở rộng), khu vui chơi giải trí Bố Hạ.
- Kinh tế
+ Sản xuất Công nghiệp – Xây dựng
Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,4%/năm. Đến nay, đã xây dựng, bổ sung xong quy hoạch 04 cụm công nghiệp và 03 điểm công nghiệp với tổng diện tích trên 100ha; đã có 06 dự án được triển khai thực hiện và đi vào hoạt động, bao gồm 03 nhà máy may xuất khẩu, 01 nhà máy chế biến chè xanh, chè đen xuất khẩu, 02 cơ sở chế biến gia cầm, tạo việc làm cho trên 3.000 lao động. Bên cạnh đó, các ngành nghề nông thôn như: Sản xuất gạch, vôi hòn, cay vôi, mộc dân dụng, tre đan, khai thác cát sỏi, chế biến lâm sản,… tiếp tục phát triển thu hút khoảng 4.000 hộ tham gia, góp phần giải quyết việc làm cho trên 10.000 lao động.
+ Hoạt động dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng bình quân huyện đạt 28,23 %/năm. Dịch vụ vận tải, viễn thông phát triển nhanh, khối lượng luân chuyển hành khách, hàng hóa trên 15 %/năm; số thuê bao điện thoại đạt 91,5 máy/100 dân. Mạng lưới chợ, nhất là chợ nông thôn được củng cố và phát triển mạnh góp phần to lớn trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiêu thụ nông sản cho nông dân, thực hiện tốt công tác quảng bá, giới thiệu các loại sản phẩm có thế mạnh của địa phương như: Gà đồi Yên Thế, Chè xanh Bản Ven,…
THAM KHẢO THÊM: