Yên Dũng là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Giang, có dãy núi Nham Biền chạy theo hướng Đông – Tây, cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km về phía Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 59 km. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Yên Dũng (Bắc Giang).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang:
2. Huyện Yên Dũng (Bắc Giang) có bao nhiêu xã phường?
Các đơn vị Hành chính Huyện Yên Dũng có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Nham Biền (huyện lỵ), Tân An và 16 xã: Cảnh Thụy, Đồng Phúc, Đồng Việt, Đức Giang, Hương Gián, Lãng Sơn, Lão Hộ, Nội Hoàng, Quỳnh Sơn, Tân Liễu, Tiến Dũng, Tiền Phong, Trí Yên, Tư Mại, Xuân Phú, Yên Lư.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Yên Dũng |
1 | Thị trấn Nham Biền |
2 | Thị trấn Tân An |
3 | Xã Lão Hộ |
4 | Xã Hương Gián |
5 | Xã Quỳnh Sơn |
6 | Xã Nội Hoàng |
7 | Xã Tiền Phong |
8 | Xã Xuân Phú |
9 | Xã Tân Liễu |
10 | Xã Trí Yên |
11 | Xã Lãng Sơn |
12 | Xã Yên Lư |
13 | Xã Tiến Dũng |
14 | Xã Đức Giang |
15 | Xã Cảnh Thụy |
16 | Xã Tư Mại |
17 | Xã Đồng Việt |
18 | Xã Đồng Phúc |
3. Giới thiệu về huyện Yên Dũng (Bắc Giang):
- Lịch sử
Đây là một vùng đất cổ có bề dày về lịch sử văn hoá và truyền thống khoa bảng. Yên Dũng tự hào là một vùng đất thiêng với huyền thoại 99 con chim phượng hoàng cấu tạo nên dãy Nham Biền kỳ vĩ; có chốn tổ Chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) (xã Trí Yên) của thiền phái Trúc Lâm do vua Trần Nhân Tông sáng lập từ thế kỷ XIII, chùa được coi là trường Đại học phật giáo đầu tiên ở Việt Nam. Yên Dũng tự hào là nơi sinh ra hai cha con tiến sĩ Đào Toàn Mân và Trạng nguyên Đào Sư Tích (xã Song Khê), nơi ẩn chứa và phát tích tinh hoa của nhiều thế hệ; một vùng đất đã biết lấy câu trong sách thánh hiền để dạy con cháu: “Thiên kim di tử, bất như nhất kinh”, nghĩa là để cho con ngàn vàng không bằng một quyển sách. Bởi vậy từ xưa Yên Dũng đã sinh ra và nuôi dưỡng hàng chục tiến sĩ làm nên niềm tự hào của một vùng quê hiếu học. Đến nay truyền thống ấy đã và đang được các thế hệ người Yên Dũng kế tiếp.
Sau năm 1975, huyện Yên Dũng có 23 xã: Cảnh Thụy, Đồng Phúc, Đồng Sơn, Đồng Việt, Đức Giang, Hương Gián, Lãng Sơn, Lão Hộ, Nham Sơn, Nội Hoàng, Quỳnh Sơn, Song Khê, Tân An, Tân Liễu, Tân Mỹ, Tân Tiến, Thắng Cương, Tiến Dũng, Tiền Phong, Trí Yên, Tư Mại, Xuân Phú, Yên Lư.
Ngày 29-8-1994, thành lập thị trấn Neo – thị trấn huyện lị huyện Yên Dũng – trên cơ sở 3 thôn Tân An của xã Cảnh Thụy, thôn Phấn Lôi của xã Nham Sơn và thôn Bến Đám của xã Tân Liễu.
Ngày 12-7-2007, thành lập thị trấn Tân Dân trên cơ sở điều chỉnh 494,34 ha diện tích tự nhiên và 5.448 nhân khẩu của xã Tân An.
Từ năm 2010, 4 xã: Đồng Sơn, Song Khê, Tân Mỹ, Tân Tiến được sáp nhập vào thành phố Bắc Giang.
Dự kiến năm 2020, thị trấn Tân Dân và 4 xã: Hương Gián, Nội Hoàng, Tân Liễu, Tiền Phong sẽ được sáp nhập vào thành phố Bắc Giang.
- Vị trí địa lý
Yên Dũng là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Bắc Giang, có dãy núi Nham Biền chạy theo hướng Đông – Tây, cách thành phố Bắc Giang khoảng 15 km về phía Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 59 km. Tỉnh Bắc Giang nổi tiếng với ba con sông lớn chảy qua tỉnh là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Cả ba con sông này đều chảy qua huyện Yên Dũng và hội tụ tại Kiếp Bạc, Hải Dương.
Phạm vi ranh giới của huyện như sau:
+ Phía Đông huyện Yên Dũng giáp huyện Lục Nam và thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
+ Phía Tây huyện Yên Dũng giáp huyện Việt Yên.
+ Phía Nam huyện Yên Dũng giáp thị trấn Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh với ranh giới là sông Cầu.
+ Phía Bắc huyện Yên Dũng giáp thành phố Bắc Giang và huyện Lạng Giang.
- Diện tích và dân số
Huyện có diện tích 185,9 km2 và dân số là 135.075 người (năm 2010). Chảy xuyên qua huyện Yên Dũng là con sông Thương uốn lượn cung cấp phù sa cho các xã Tân Tiến, Xuân Phú, Tân Liễu, Tiến Dũng, Trí Yên, Lão Hộ. Tỉnh Bắc Giang nổi tiếng với ba con sông lớn chạy xuyên qua tỉnh là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu. Cả ba con sông này đều chảy qua huyện Yên Dũng và hội tụ tại Kiếp Bạc, Hải Dương.
- Hành chính
Huyện chia thành 18 đơn vị hành chính: Gồm 02 thị trấn và 16 xã gồm Thị trấn Nham Biền, Thị trấn Tân An, xã Đồng Việt, xã Đồng Phúc, xã Đức Giang, xã Tiến Dũng, xã Tư Mại, xã Cảnh Thụy, xã Tân Liễu, xã Nội Hoàng, xã Tiền Phong, xã Yên Lư, xã Lão Hộ, xã Trí Yên, xã Hương Gián, xã Lãng Sơn, xã Quỳnh Sơn, xã Xuân Phú.
Các cơ quan hành chính của huyện nằm ở thị trấn Nham Biền. Các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện: Văn phòng HĐND&UBND huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Nội vụ, Phòng Lao động – Thương binh xã hội, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện, Ban quản lý dự án, Trung tâm VHTT-TT, Trung tâm PTQĐ&CCN, Đội quản lý GTTTXD&MT, Trung tâm dịch vụ KTNN.
- Tài nguyên
Tài nguyên đất đai của huyện tương đối đa dạng, phong phú, với tổng diện tích tự nhiên trên 19.173,83 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp khoảng 12.656,24 ha (bao gồm đất đồi núi với phần lớn diện tích thuộc dãy núi Nham Biền, đất ruộng bằng phẳng và đất thấp trũng), diện tích đất phi nông nghiệp 6.470,71 ha; diện tích đất chưa sử dụng là 46,88 ha.
- Giao thông
Hệ thống giao thông với các tuyến Quốc lộ 1, Quốc lộ 17 và 4 tuyến đường tỉnh (398, 299, 299B, 293) chạy qua địa bàn huyện, ngoài ra còn có hệ thống giao thông đường thuỷ do được bao bọc bởi 3 con sông (sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam) là điều kiện thuận lợi trong việc liên kết vùng, giao thương và tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nằm ở vị trí sát với thành phố Bắc Giang, liền kề khu tam giác kinh tế phía Bắc và gần các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Bắc Ninh; trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh – Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng, huyện Yên Dũng được xác định là một trong bốn huyện, thành phố của tỉnh Bắc Giang trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội năm 2021.
- Nông nghiệp
Là một vùng đất phù sa cổ, có nhiều cánh động rộng, bằng phẳng cùng vời hệ thống thuỷ lợi đã và đang được cứng hoá, huyện có điều kiện để phát triển ngành nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp 12.656,24 ha, trong đó diện tích trồng lúa là 8.666,04 ha, Yên Dũng đang tích cực đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt là lúa chất lượng cao. Nuôi trồng thuỷ sản cũng là thế mạnh của huyện với 1006,8 ha mặt nước tự nhiên và diện tích chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Với điều kiện đó, Yên Dũng được quy hoạch là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của tỉnh Bắc Giang.
4. Bản đồ quy hoạch huyện Yên Dũng (Bắc Giang):
Ngày 22/7/2021, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quyết định số 743/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 huyện Yên Dũng.
Diện tích và cơ cấu các loại đất có diện tích đất tự nhiên huyện Yên Dũng: 20.599,65 ha
+ Đất nông nghiệp: 12.677,54 hà
+ Đất phi nông nghiệp: 6.449.36 hà
+ Đất chưa sử dụng: 46,92 hà
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất
+ Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp: 5.657,91 hà
+ Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp: 218,14 ha
+ Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở: 366.23 hà
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào mục đích sử dụng
+ Đất nông nghiệp: 13.09 hà
+ Đất nông nghiệp khác: 9,49 hà
Vị trí, diện tích các khu đất được chuyển mục đích sử dụng được xác định theo Bản đồ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Yên Dũng.
THAM KHẢO THÊM: