Yên Định là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa, vùng Bắc Trung Bộ. Trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 28 km về phía Tây Bắc. Đây là địa phương có tuyến Đường cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đang được xây dựng đi qua. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Yên Định (Thanh Hóa).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa:
Trên đây là Bản đồ hành chính huyện Yên Định cũ.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1260/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó, chuyển 2 xã Quý Lộc và Yên Lâm thành hai thị trấn có tên tương ứng. Từ đó, huyện Yên Định có 4 thị trấn và 22 xã như hiện nay.
2. Huyện Yên Định (Thanh Hóa) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Yên Định có 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 4 thị trấn và 22 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Yên Định |
1 | Thị trấn Thống Nhất |
2 | Xã Yên Lâm |
3 | Xã Yên Tâm |
4 | Xã Yên Phú |
5 | Xã Quí Lộc |
6 | Xã Yên Thọ |
7 | Xã Yên Trung |
8 | Xã Yên Trường |
9 | Xã Yên Phong |
10 | Xã Yên Thái |
11 | Xã Yên Hùng |
12 | Xã Yên Thịnh |
13 | Xã Yên Ninh |
14 | Xã Yên Lạc |
15 | Xã Định Tăng |
16 | Xã Định Hòa |
17 | Xã Định Thành |
18 | Xã Định Công |
19 | Xã Định Tân |
20 | Xã Định Tiến |
21 | Xã Định Long |
22 | Xã Định Liên |
23 | Thị trấn Quán Lào |
24 | Xã Định Hưng |
25 | Xã Định Hải |
26 | Xã Định Bình |
3. Giới thiệu về huyện Yên Định (Thanh Hóa):
- Lịch sử
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Yên Định vẫn là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Thanh Hóa, bỏ đơn vị hành chính trung gian là cấp tổng và thành lập đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó có 6 xã được bắt đầu bằng chữ Yên: Yên Phong, Yên Phú, Yên Ninh, Yên Thọ, Yên Khang, Yên Quý và 6 xã bằng chữ Định: Định Hoà, Định Thành, Định Tân, Định Hưng, Định Long và Định Tường.
Đến năm 1949 – 1950, 12 xã được tách thành 24 xã.
Khi thực hiện giảm tô (1954 – 1955) huyện được chia thành 28 xã: Định Bình, Định Công, Định Hải, Định Hòa, Định Hưng, Định Liên, Định Long, Định Tân, Định Tăng, Định Thành, Định Tiến, Định Tường, Yên Bái, Yên Giang, Yên Hùng, Yên Lạc, Yên Lâm, Yên Lộc, Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phú, Yên Quý, Yên Tâm, Yên Thái, Yên Thịnh, Yên Thọ, Yên Trung và Yên Trường.
Ngày 5 tháng 7 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ra Quyết định số 177-CP giải thể huyện Thiệu Hóa, sáp nhập 15 xã vùng tả ngạn sông Chu của huyện Thiệu Hóa vào huyện Yên Định và đổi tên thành huyện Thiệu Yên, huyện lỵ đóng tại Kiểu (xã Yên Trường), gồm 43 xã và được chia thành ba vùng:
+ 15 xã vùng Thiệu gồm: Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, Thiệu Tiến, Thiệu Thành, Thiệu Công, Thiệu Long, Thiệu Phú, Thiệu Phúc, Thiệu Hưng, Thiệu Nguyên, Thiệu Duy, Thiệu Giang, Thiệu Quang, Thiệu Thịnh và Thiệu Hợp.
+ 16 xã vùng Yên gồm: Yên Quý, Yên Lộc, Yên Thọ, Yên Trung, Yên Phú, Yên Lâm, Yên Tâm, Yên Giang, Yên Phong, Yên Thái, Yên Bái, Yên Trường, Yên Ninh, Yên Lạc, Yên Hùng và Yên Thịnh.
+ 2 xã vùng Định gồm: Định Hải, Định Hưng, Định Tân, Định Tiến, Định Tường, Định Tăng, Định Long, Định Liên, Định Hòa, Định Bình, Định Thành và Định Công.
Ngày 23 tháng 10 năm 1978, sáp nhập 2 xã Yên Quý và Yên Lộc thành xã Quý Lộc và chuyển thị trấn nông trường Thống Nhất từ huyện Lương Ngọc về huyện Thiệu Yên quản lý.
Ngày 17 tháng 2 năm 1979, sáp nhập 2 xã: Định Công và Định Thành thành xã Công Thành. Đến ngày 2 tháng 10 năm 1981, chia xã Công Thành trở lại thành 2 xã: Định Công và Định Thành.
Đầu năm 1986, di chuyển huyện lỵ Thiệu Yên về Quán Lào (xã Định Tường).
Ngày 23 tháng 12 năm 1988, thành lập thị trấn Thiệu Yên (thị trấn huyện lỵ huyện Thiệu Yên) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của các xã Định Tường và Định Long.
Ngày 18 tháng 11 năm 1996, tách 15 xã vùng Thiệu để tái lập huyện Thiệu Hóa. Huyện Thiệu Yên còn lại 2 thị trấn, 27 xã và được đổi lại tên cũ là huyện Yên Định. Đồng thời, thị trấn Thiệu Yên được đổi tên thành thị trấn Quán Lào (thị trấn huyện lỵ huyện Yên Định).
Huyện Yên Định có thị trấn Quán Lào (huyện lỵ), thị trấn nông trường Thống Nhất và 27 xã: Định Bình, Định Công, Định Hải, Định Hòa, Định Hưng, Định Liên, Định Long, Định Tân, Định Tăng, Định Thành, Định Tiến, Định Tường, Quý Lộc, Yên Bái, Yên Giang, Yên Hùng, Yên Lạc, Yên Lâm, Yên Ninh, Yên Phong, Yên Phú, Yên Tâm, Yên Thái, Yên Thịnh, Yên Thọ, Yên Trung, Yên Trường.
Ngày 15 tháng 10 năm 2009, giải thể thị trấn nông trường Thống Nhất để thành lập thị trấn Thống Nhất.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:
+ Sáp nhập xã Yên Giang vào xã Yên Phú
+ Sáp nhập xã Yên Bái vào xã Yên Trường
+ Sáp nhập xã Định Tường vào thị trấn Quán Lào.
Ngày 27 tháng 4 năm 2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1260/NQ-UBTVQH14 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2021). Theo đó, chuyển 2 xã Quý Lộc và Yên Lâm thành hai thị trấn có tên tương ứng.
- Vị trí địa lý
Yên Định là một huyện bán sơn địa nằm dọc theo sông Mã, cách thành phố Thanh Hóa 28 km về phía Tây Bắc, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp huyện Vĩnh Lộc với ranh giới là sông Mã.
+ Phía Tây giáp huyện Ngọc Lặc và huyện Thọ Xuân.
+ Phía Nam giáp huyện Thiệu Hóa với ranh giới là sông Cầu Chày.
+ Phía Bắc giáp huyện Cẩm Thủy.
- Diện tích và dân số
Huyện Yên Định có tổng diện tích đất tự nhiên là 228,83 km², dân số vào năm 2019 là 165.830 người, mật độ dân số đạt 725 người/km².
- Khí hậu
Khí hậu của Yên Định thuộc dạng nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, nền nhiệt cao, hàng năm có 1.700-1.800 giờ nắng; gió mùa Đông Bắc thịnh hành vào mùa đông, gió mùa Tây Nam thịnh hành vào mùa hè. Khí hậu như vậy là thuận lợi cho cây trồng phát triển nhưng thiên tai, nhất là lụt bão và khô hạn luôn luôn là mối đe dọa đối với sản xuất nông nghiệp, tài sản và sinh hoạt của con người. Khi mưa đạt tới 200 – 300 mm thường gây úng lớn. Tuy nhiên lượng mưa tập trung theo từng thời điểm và phân bố không đều trong năm nên dễ gây khô hạn cho một vùng rộng lớn (vì mạch nước ngầm bị khô kiệt hoặc gây ra nạn rửa trôi làm cho 25% ruộng đất bị bạc mầu).
- Điều kiện tự nhiên
Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa nằm ở phía Tây Bắc thành phố Thanh Hóa, thuộc vùng đồng bằng trung du – bán sơn địa, kẹp giữa lưu vực sông Mã và sông Cầu Chày.
Đồng bằng Yên Định được cấu tạo bởi lượng phù sa trải ra trên một bề rộng hơi nghiêng về phía Đông Nam, còn rìa Tây Bắc là các dải đất cao từ 2,8m đến 15m, được cấu tạo bằng lớp phù sa cổ của sông Mã và sông Cầu Chày. Những đồi núi sót lại có độ cao trung bình 200m – 300m, hợp nên từ các đá phún trào, đá vôi, cát kết và đá phiến.
Xa xưa, Yên Định được bao phủ bởi những cánh rừng rậm rạp, với lim ở Định Tăng, đinh ở Định Tường, rù rì ở Yên Phong cùng nhiều cánh rừng khác trải khắp vùng Yên Thọ, Yên Lạc, Định Hòa, Định Bình, Định Thành,… Ngày nay, rừng tự nhiên ở huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa hầu như không còn, thay vào đó là những vùng đất trồng tre, luồng, đất trồng cây lâm nghiệp theo dự án 327, tập trung ở các xã Yên Lâm, Yên Giang, Nông trường Thống Nhất, Yên Tâm, Yên Thịnh, Yên Hưng, Định Tiến với diện tích 836 ha, chủ yếu trên đất dốc, cồn, bãi ven sông, hồ, đầm, hón, sông cụt. Huyện Yên Định đã tập trung đẩy mạnh diện tích rừng trồng, so với diện tích rừng tự nhiên như trước, huyện Yên Định có diện tích rừng trồng tương đối lớn.
THAM KHẢO THÊM: