Huyện Vĩnh Bảo nằm ở phía Nam của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km. Huyện có Quốc lộ 10 sang Thái Bình (hướng Tây Nam), hướng ngược lại lên phía Bắc là hướng đi trung tâm thành phố Hải Phòng qua các huyện Tiên Lãng, An Lão. Để biết thêm thông tin, mời các bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng:
2. Huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Vĩnh Bảo có 30 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Vĩnh Bảo (huyện lỵ) và 29 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Vĩnh Bảo |
1 | Thị trấn Vĩnh Bảo |
2 | Xã Dũng Tiến |
3 | Xã Giang Biên |
4 | Xã Thắng Thuỷ |
5 | Xã Trung Lập |
6 | Xã Việt Tiến |
7 | Xã Vĩnh An |
8 | Xã Vĩnh Long |
9 | Xã Hiệp Hoà |
10 | Xã Hùng Tiến |
11 | Xã An Hoà |
12 | Xã Tân Hưng |
13 | Xã Tân Liên |
14 | Xã Nhân Hoà |
15 | Xã Tam Đa |
16 | Xã Hưng Nhân |
17 | Xã Vinh Quang |
18 | Xã Đồng Minh |
19 | Xã Thanh Lương |
20 | Xã Liên Am |
21 | Xã Lý Học |
22 | Xã Tam Cường |
23 | Xã Hoà Bình |
24 | Xã Tiền Phong |
25 | Xã Vĩnh Phong |
26 | Xã Cộng Hiền |
27 | Xã Cao Minh |
28 | Xã Cổ Am |
29 | Xã Vĩnh Tiến |
30 | Xã Trấn Dương |
3. Giới thiệu về huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng):
- Lịch sử
Huyện Vĩnh Bảo thành lập vào năm Minh Mạng thứ 19 (1838) từ 5 tổng của huyện Tứ Kỳ (An Bồ, Bắc Tạ, Viên Lang, Đông Tạ, Can Trì) và 3 tổng của huyện Vĩnh Lại (Thượng Am, Đông Am và Ngải Am). Huyện lỵ lúc đầu ở tổng An Bồ, sau di dời về tổng Đông Tạ đều nằm ở địa giới huyện Tứ Kỳ cũ nên lịch sử huyện Vĩnh Bảo thời trước khi thành lập (1838) là theo lịch sử của các huyện Tứ Kỳ và Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Thời Hán (206 TCN – 220) vùng đất Vĩnh Bảo thuộc quận Giao Chỉ. Đời nhà Đinh và Tiền Lê (970 – 1009) thuộc Hồng Châu. Thời Lý (1010 – 1225) thuộc lộ Hồng. Thời Trần (1226 – 1400) vùng đất Vĩnh Bảo thuộc châu Hạ Hồng, phủ lộ Tân Hưng.
Thời nhà Hồ (1400 – 1407) vùng đất này thuộc phủ lộ Tân Hưng, trấn Hải Đông. Thời thuộc Minh hay còn gọi là Hậu Trần (1407 – 1427) vùng đất Vĩnh Bảo thuộc địa bàn châu Hạ Hồng, phủ Tân An (Yên). Thời Lê sơ (1428 – 1527) vùng đất Vĩnh Bảo thuộc lộ Nam Sách, sau là thừa tuyên Nam Sách. Năm Quang Thuận thứ 10 (1469) thừa tuyên Nam Sách đổi thành thừa tuyên Hải Dương và năm Hồng Đức thứ 21 (1490) thừa tuyên Hải Dương đổi thành xứ Hải Dương. Năm Hồng Thuận nguyên niên (1509) xứ Hải Dương đổi thành trấn Hải Dương.
Từ năm Minh Đức nguyên niên (1527) đến năm Hồng Minh thứ 2 (1592) thời nhà Mạc, trấn Hải Dương đổi thành đạo Hải Dương. Thời Lê trung hưng đổi thành trấn Hải Dương như cũ. Thời Tây Sơn từ năm Thái Đức nguyên niên (1778) đến năm Bảo Hưng thứ 2 (1802) thuộc phủ Nam Sách, trấn Hải Dương. Từ năm Gia Long nguyên niên (1802) đến năm Gia Long thứ 12 (1813) thuộc phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương.
Năm 1822 phủ Thượng Hồng đổi thành phủ Bình Giang, còn phủ Hạ Hồng đổi thành phủ Ninh Giang. Từ thời gian này 4 huyện (hoặc phân phủ) thuộc phủ Ninh Giang là Gia Lộc, Thanh Miện, Tứ Kỳ và Vĩnh Lại.
Năm Minh Mạng thứ 19 (1838) nhà Nguyễn cắt 5 tổng của huyện Tứ Kỳ (An Bồ, Viên Lang, Đông Tạ, Bắc Tạ, Can Trì), 3 tổng của huyện Vĩnh Lại (Đông Am, Thượng Am, Ngải Am) thành lập ra huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Từ năm Tự Đức thứ 5 (1852) thì phủ Ninh Giang kiêm nhiếp cả huyện Vĩnh Bảo.
Đến năm 1890, phần đất 3 tổng còn lại (Kê Sơn, An Lạc và Hạ Am) bên triền tả sông Hóa từ ngã ba Tranh đến sông Thái Bình của huyện Vĩnh Lại và làng Tranh Chử được giao cho huyện Vĩnh Bảo và Vĩnh Bảo được mở rộng tới 11 tổng, cuối thế kỷ XIX tổng Bắc Tạ tách làm 2 tổng là Uy Nỗ và Bắc Tạ và Vĩnh Bảo từ 1901 có 12 tổng gồm 2 lục tổng.
Từ cuối năm 1952, huyện Vĩnh Bảo thuộc tỉnh Kiến An.
Từ ngày 27 tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng, từ đó Vĩnh Bảo là một huyện ngoại thành của Hải Phòng. Từ lúc ban đầu sáp nhập, huyện gồm 25 xã, đến năm 1956 mở thêm 4 xã thành 29 xã như hiện nay.
Ngày 18 tháng 3 năm 1986, thành lập thị trấn Vĩnh Bảo – thị trấn huyện lỵ huyện Vĩnh Bảo – trên cơ sở 223,8 ha diện tích tự nhiên với 4.336 nhân khẩu của xã Tân Hưng và 28 ha diện tích tự nhiên với 1.061 nhân khẩu của xã Nhân Hòa.
- Vị trí địa lý
Huyện Vĩnh Bảo nằm ở phía Nam của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 40 km. Huyện có Quốc lộ 10 sang Thái Bình (hướng Tây Nam), hướng ngược lại lên phía Bắc là hướng đi trung tâm thành phố Hải Phòng qua các huyện Tiên Lãng, An Lão. Huyện Vĩnh Bảo được bao bọc kín xung quanh bởi ba con sông là sông Luộc, sông Hóa, sông Thái Bình. Các vị trí tiếp giáp của huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng như sau:
+ Phía Đông của huyện Vĩnh Bảo tiếp giáp huyện Tiên Lãng với ranh giới là sông Thái Bình.
+ Phía Tây của huyện Vĩnh Bảo tiếp giáp huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình (qua sông Hóa) và huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương (qua sông Luộc).
+ Phía Nam của huyện Vĩnh Bảo tiếp giáp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình qua sông Hóa.
+ Phía Bắc của huyện Vĩnh Bảo tiếp giáp huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương qua sông Luộc.
- Diện tích và dân số
Theo thống kê năm 2019, huyện Vĩnh Bảo có diện tích 183,30 km², dân số là 182.835 người trong đó có 8.435 (5%) người sống ở khu vực thành thị và 174.400 (95%) người sống ở khu vực nông thôn. Mật độ dân số đạt 998 người/km².
- Kinh tế
Huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp như cấy lúa, chăn nuôi lợn, trâu bò, gia cầm, trồng rau cỏ, hoa màu. Ngoài ra, huyện cũng sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp như chiếm tỷ trọn nhỏ trong cơ cấu kinh tế (nông nghiệp chiếm 67%, dịch vụ công nghiệp chiếm 35%) và không có nhà máy xí nghiệp.
- Hệ thống giao thông
Đường bộ: Huyện Vĩnh Bảo có hệ thống đường bộ khá phát triển với các tuyến đường chính kết nối với trung tâm thành phố Hải Phòng và các huyện lân cận.
+ Đường Quốc Lộ 37: Đường Quốc Lộ 37 là tuyến đường quan trọng đi qua huyện Vĩnh Bảo. Tuyến đường thuộc Quốc lộ 37 đã giúp nối liền huyện Vĩnh Bảo với thành phố Hải Phòng và các khu vực lân cận. Đây là tuyến đường chính cung cấp giao thông đường bộ giữa huyện trong tỉnh và các địa phương khác.
+ Các tuyến đường tỉnh lộ và đường huyện lộ: Ngoài đường Quốc Lộ 37, huyện Vĩnh Bảo cũng có một mạng lưới các tuyến đường tỉnh lộ và đường huyện lộ khác, kết nối các khu vực nông thôn với trung tâm hành chính và các địa phương khác.
+ Đường nội bộ: Các khu vực dân cư và nông thôn trong huyện được kết nối thông qua các đường nội bộ, đảm bảo việc di chuyển hàng ngày của cư dân, giúp nâng cao đời sống nhân dân của toàn huyện.
Đường thủy: Vĩnh Bảo có mạng lưới sông ngòi phong phú. Tuyến đường thủy này đã hỗ trợ giao thông và đẩy mạnh hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy của người dân nơi đây.
Xe buýt: Huyện Vĩnh Bảo có các tuyến xe buýt liên kết với thành phố Hải Phòng và các khu vực khác trong tỉnh, cung cấp phương tiện công cộng cho cư dân di chuyển.
- Làng nghề
Huyện Vĩnh Bảo có ít các làng nghề và nghề truyền thống. Nhóm mộc điêu khắc có làng nghề Bảo Hà. Nhóm nghề dệt chiếu ở Đồng Minh số hộ tham gia giảm nhiều, có nguy cơ mai một. Nhóm nghề thương mại dịch vụ hầu như chưa phát triển đáng kể ở tất cả các xã. Vĩnh Bảo thuộc nhóm những huyện có tỉ lệ số hộ tham gia lĩnh vực thương mại dịch vụ thấp nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng. Các làng nghề, ngành nghề phụ ở huyện Vĩnh Bảo như:
+ Làm con giống rối nước Nhân Mục (Nhân Hòa).
+ Làng nghề tạc tượng, sơn mài Bảo Hà (Đồng Minh).
+ Nghề trồng và chế biến thuốc lào Lý Học.
+ Làng nghề vớt cá bột nuôi cá giống Hội Am (Cao Minh).
+ Nghề dệt chiếu xã Đồng Minh.
+ Nghề trồng và chế biến thuốc lào Liên Am.
THAM KHẢO THÊM: