Huyện Văn Lãng là một huyện biên giới thuộc tỉnh Lạng Sơn, nằm phía Bắc tỉnh Lạng Sơn. Huyện Văn Lãng có diện tích là 561 km2, dân số năm 2018 là 54.800 người, dân số năm 2019 là 49.6969 người. Để có cái nhìn đầy đủ về huyện Văn Lãng, mời bạn đọc tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) nhé.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn:
Huyện Văn Lãng nằm ở phái Bắc tỉnh Lạng Sơn, có vị trí địa lý:
- Phía Đông giáp huyện Cao Lộc và thành phố Sùng Tả thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
- Phía Tây giáp huyện Bình Gia.
- Phía Nam giáp huyện Văn Quan.
- Phía Bắc giáp huyện Tràng Định.
Huyện Văn Lãng có diện tích 561 km2, dân số năm 2018 là 54.800 người, dân số năm 2019 là 49.696 người. Huyện lỵ là thị trấn Na Sầm nằm trên đường quốc lộ 4, cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km về phía Tây Bắc, cách thành phố Cao Bằng 95 km về hướng Đông Nam và cách Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị 15 km về hướng Tây Bắc.
Toàn huyện có tổng số 44 trường học, 6 cụm chợ chính là chợ Na Sầm, chợ Tân Thanh, chợ Nà Hình, chợ Hoàng Văn Thụ và chợ Hội Hoan. Huyện có chợ biên giới với Trung Quốc, nổi tiếng nhất là chợ cửa khẩu Tân Thanh. Huyện có ngọn núi cao là Khâu Khú thuộc xã Thanh Long, với độ cao khoảng 800 m so với mặt nước biển.
2. Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Văn Lãng có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 16 xã. Danh sách cụ thể được liệt kê tại bảng dưới đây:
STT | Danh sách thị trấn, xã thuộc huyện Văn Lãng |
1 | Thị trấn Na Sầm (huyện lỵ) |
2 | Xã Bắc Hùng |
3 | Xã Bắc La |
4 | Xã Bắc Việt |
5 | Xã Gia Viễn |
6 | Xã Hoàng Văn Thụ |
7 | Xã Hoàng Việt |
8 | Xã Hội Hoan |
9 | Xã Hồng Thái |
10 | Xã Nhạc Kỳ |
11 | Xã Tân Mỹ |
12 | Xã Tân Tác |
13 | Xã Tân Thanh |
14 | Xã Thành Hòa |
15 | Xã Thanh Long |
16 | Xã Thụy Hùng |
17 | Xã Trùng Khánh |
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Lãng (Lạng Sơn):
Ngày 20 tháng 7 năm 2021, UBND huyện Văn Lãng ban hành thông báo 394/TB-UBND về việc Công bố công khai Quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đến năm 2030. Theo thông báo, diện tích các loại đất phân bổ trong năm kế hoạch là 56.741,36 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 48.292,64 ha
- Đất phi nông nghiệp: 5.946,89 ha
- Đất chưa sử dụng: 2.501,83 ha
Về quy hoạch sử dụng đất, vị trí và diện tích các khu vực chuyển quy hoạch được thực hiện trên trong bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn có một phần diện tích được quy hoạch thị trấn Na Sầm đến 2030. Thị trấn Na Sầm là một trong 17 đơn vị hành chính trực thuộc huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, do đó quy hoạch giao thông, sử dụng đất thị trấn Na Sầm cũng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Về quy hoạch phát triển công nghiệp, huyện Văn Lãng tập trung xây dựng hoàn thiện 02 cụm công nghiệp Văn Lãng 1 và Văn Lãng 2 tại Cốc Lĩnh, Thôn Hợp Nhất, xã Tân Mỹ. Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Văn Lãng được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn. Ngày 31/13/2021 UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành quyết định 2592/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2022 huyện Văn Lãng.
4. Giới thiệu Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn):
4.1. Lịch sử hình thành:
Huyện Văn Lãng được thành lập vào ngày 16 tháng 12 năm 1964 trên cơ sở hợp nhất 2 huyện Văn Uyên và Thoát Lãng. Sau khi thành lập huyện Văn Lãng gồm 2 thị trấn: Na Sầm, Đồng Đăng và 27 xã. Năm 1975, hợp nhất hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn thành tỉnh Cao Lạng, huyện Văn Lãng thuộc tỉnh Lạng Sơn vừa được tái lập. Ngày 10 tháng 6 năm 1982, tách 6 xã: Hồng Phong, Phú Xá, Bình Trung, Bảo Lâm và Thụy Hùng A (sau đổi lại xã Thụy Hùng), Song Giáp và thị trấn Đồng Đăng để sáp nhập vào huyện Cao Lộc; sáp nhập xã Hành Thanh và xã Phượng Long thành xã Thanh Long; sáp nhập xã Tân Yên và xã Mỹ Cao thành xã Tân Mỹ; đổi tên xã Thụy Hùng B thành xã Thụy Hùng. Ngày 21 tháng 11 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 818/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Lạng Sơn (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2020). Theo đó:
- Sáp nhập xã Nam La vào xã Hội Hoan
- Giải thể 3 xã Tân Lang, Tân Việt và Trùng Quán
- Sáp nhập thôn Thanh Hảo và một phần thôn Bó Củng thuộc xã Tân Lang, 7 thôn: Đoàn Kết, Lũng Thuông, Tồng Kịt, Nà Mành, Lũng Vài, Bản Vjac thuộc xã Trùng Quán, 4 thôn: Nà Cạn, Khong Búm, Bó Mịn, Nà Là và một phần thôn Bản Quan thuộc xã Tân Việt cùng với toàn bộ xã An Hùng thành xã Bắc Hùng.
- Sáp nhập 5 thôn: Kéo Van, Pò Lâu, Tà Coóc, Khun Roọc, Bản Làng và một phần thôn Bó Củng thuộc xã Tân Lang, 6 thôn: Pàn Kinh, Nà Chồng. Pà Danh, Bản Gioong, Khun Gioong, Nà Chi thuộc xã Trùng Quán, 2 thôn: Nà Lẹng, Pá Mỵ và một phần thôn Bản Quan thuộc xã Tân Việt thành xã Bắc Việt.
- Sáp nhập 3 thôn: Tân Hội, Nà Cưởm, Nà Chà thuộc xã Tân Lang và 5 thôn: Thâm Mè A, Thâm Mè B, Khun Slam, Nà Khách, Lũng Cùng thuộc xã Hoàng Việt vào thị trấn Na Sầm.
- Huyện Văn Lãng hiện nay có 1 thị trấn và 16 xã trực thuộc như hiện nay.
4.2. Kinh tế:
Là huyện miền núi, biên giới nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lạng Sơn, cách thành phố Lạng Sơn 30 km theo Quốc lộ 4A, Văn Lãng là địa phương sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế, cửa khẩu, thương mại- dịch vụ; nông – lâm nghiệp,… và luôn có sức hấp dẫn riêng đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong giai đoạn 2020 – 2025, huyện Văn Lãng đặt mục tiêu phát triển kinh tế đi đôi với phát triển toàn diện hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp tục kêu gọi, huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế nhằm khai thác tối đa tềm năng, lợi thế của địa phương. Đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, lồng ghép các chương trình hỗ trợ mô hình phát triển sản xuất, tập trung thu hút nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng trọng tâm là hạ tầng kinh tế cửa khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch và nông nghiệp nông thôn. Tăng cường tuyên truyền, quảng bá du lịch, các sản phẩm của địa phương, thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch,… hướng tới xây dựng huyện Văn Lãng trở thành huyện biên giới phát triển toàn diện về kinh tế, văn hóa, quốc phòng, an ninh.
Đối với các ngành nông – lâm nghiệp thì huyện tập trung thu hút, phát triển theo hướng khai thác thế mạnh kinh tế đồi rừng tạo thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung về cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày có thế mạnh như: Hoa hồi, quýt, thạch đen,… Đổi mới hình thức tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chặt chẽ giữa các hộ nông dân, hợp tác xã với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ, phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, trong đó tập trung phát triển đàn bò, khôi phục sản xuất đối với chăn nuôi lợn; sử dụng có hiệu quả diện tích mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản. Huyện Văn Lãng cũng đề ra mục tiêu quy hoạch vùng Hồng Vành Khuyên tại các xã Tân Mỹ, Tân Thanh, Hoàng Việt,…
Về tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp, huyện ưu tiên quan tâm đến các dự án thiết thực, thu hút những nhà đầu tư có năng lực thực sự và những dự án có quy mô lớn. Để thu hút nhà đầu tư, bên cạnh tiềm năng, lợi thế thì mỗi địa phương phải tạo được môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, chú trọng thực hiện tốt cơ chế quy hoạch và giải phóng mặt bằng, xây dựng môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng.
THAM KHẢO THÊM: