Văn Giang là một huyện nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hưng Yên. Huyện Văn Giang nằm bên tả ngạn của bờ sông Hồng, có vị trí nằm cách thành phố Hưng Yên khoảng 40 km về phía Bắc, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20 km về phía Đông Nam. Mời các bạn theo dõi bài viết về: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Văn Giang (Hưng Yên).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên:
Huyện Văn Giang nằm ở phía Bắc tỉnh Hưng Yên, bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách thành phố Hưng Yên 40 km về phía Bắc, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 20 km về phía Đông Nam. Và đây là vùng đất cổ, là huyện có lịch sử hình thành lâu đời, thế kỷ X vùng đất này trở thành trung tâm chiếm đóng của thủ lĩnh Lữ Đường, một trong 12 sứ quân cai trị giai đoạn xen giữa nhà Ngô và nhà Đinh.
- Vị trí địa lý của huyện:
+ Phía Đông giáp huyện Yên Mỹ và huyện Văn Lâm.
+ Phía Bắc giáp huyện Gia Lâm.
+ Phía Tây giáp huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
+ Phía Nam giáp huyện Khoái Châu.
2. Huyện Văn Giang (Hưng Yên) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Văn Giang có 11 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 1 thị trấn và 10 xã. Cụ thể:
STT | Danh sách các xã, thị trấn thuộc huyện Văn Giang |
1 | Thị trấn Văn Giang |
2 | Xã Cửu Cao |
3 | Xã Liên Nghĩa |
4 | Xã Long Hưng |
5 | Xã Mễ Sở |
6 | Xã Tân Tiến |
7 | Xã Thắng Lợi |
8 | Xã Vĩnh Khúc |
9 | Xã Phụng Công |
10 | Xuân Quan |
11 | Xã Nghĩa Trụ |
3. Giới thiệu huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên:
3.1. Lịch sử hình thành:
Đây là vùng đất cổ, là huyện có lịch sử hình thành lâu đời, thế kỷ X vùng đất này trở thành trung tâm chiếm đóng của thủ lĩnh Lữ Đường, một trong 12 sứ quân cai trị giai đoạn giữa nhà Ngô và nhà Đinh. Trước năm 1947, huyện Văn Giang là một trong 5 huyện thuộc cụm phía Nam sông Đuống thuộc tỉnh Bắc Ninh. Năm 1947, huyện Văn Giang của tỉnh Bắc Ninh được sáp nhập vào tỉnh Hưng Yên. Huyện Văn Giang khi đó gồm 11 xã: Cửu Cao, Liên Nghĩa, Long Hưng, Mễ Sở, Nghĩa Trụ, Phụng Công, Tân Tiến, Thắng Lợi, Văn Phúc (huyện lỵ), Vĩnh Khúc, Xuân Quan. Về địa lý hành chính huyện Văn Giang ngày nay chính là huyện Văn Giang thời điểm từ trước năm 1977. Ngày 11 tháng 3 năm 1977, hợp nhất huyện Văn Giang và huyện Yên Mỹ thành huyện Văn Yên.
Ngày 24 tháng 2 năm 1979, cắt 14 xã của huyện Văn Yên trong đó có 9 xã của huyện Văn Giang cũ (trừ xã Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc) sáp nhập với huyện Khoái Châu thành huyện Châu Giang. Số xã còn lại của huyện Văn Yên hợp nhất với huyện Văn Mỹ thành huyện Mỹ Văn. Ngày 14 tháng 5 năm 1999, chuyển xã Văn Phúc thành thị trấn Văn Giang. Ngày 24 tháng 7 năm 1999, Chính phủ ban hành Nghị định 60/1999/NĐ-CP về việc chia huyện Châu Giang thành 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang và chuyển 2 xã Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc thuộc huyện Mỹ Văn cũ.
Huyện Văn Giang có diện tích có 7.316,8 ha diện tích đất tự nhiên và 91.780 nhân khẩu, gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc, cụ thể là 1 thị trấn và 10 xã. Huyện có nhiều lễ hội như: Hội Hai Bà Trưng, hội Chử Đồng Tử – Tiên Dung, hội chùa ông Khổng, hội đình Bến,… Đặc sản nổi tiếng của Văn Giang có thể kể đến như bánh giày, bánh khúc, bánh tẻ, bánh cuốn,…
3.2. Quy hoạch chung đô thị:
Huyện Văn Giang có diện tích là 71,95 km2. Đô thị Văn Giang có tính chất là trung tâm kinh tế (dịch vụ, thương mại, công nghiệp và phát triển nhà ở), văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục – đào tạo của khu vực; là đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng thủ đô Hà Nội, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Nội dung quy hoạch đô thị Văn Giang gồm: Khảo sát và đánh giá hiện trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội và thực trạng của quy hoạch đô thị; định hướng phát triển không gian đô thị, đề xuất các cấu trúc hoặc hình thái không gian chính của đô thị, hướng phát triển, luận chứng chọn phương án khả thi; tổ chức các khu chức năng đô thị; định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế – xã hội,… Cụ thể, UBND tỉnh Hưng Yên yêu cầu UBND huyện Văn Giang xây dựng đô thị, kế hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm để tổ chức thực hiện, tổ chức lập kế hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000, quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 trên địa bàn huyện theo định hướng. Lập quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị Văn Giang, đôn đúc kiểm tra việc triển khai lập quy hoạch đối với các chủ đầu tư được giao lập quy hoạch khác trên địa bàn.
- Theo định hướng phát triển không gian, đô thị Văn Giang được phân thành 03 phân vùng, bao gồm:
+ Vùng đô thị hóa tập trung: Phần diện tích chọn đất xây dựng các khu đô thị được xác định trên cơ sở mở rộng của thị trấn Văn Giang hiện nay và gắn kết với 2 khu đô thị lớn là khu đô thị Ecopark và Dream City, gồm từng phần hoặc toàn bộ địa phận hành chính các xã Xuân Quan, Phụng Công, Cửu Cao, Long Hưng, Liên Nghĩa, Nghĩa Trụ.
+ Xung quanh vùng đô thị hóa tập trung là các vùng đệm (phát triển công nghiệp sạch, công nghệ cao, logistic, thương mại, dịch vụ,…)
+ Vùng bãi ngoài đê: Phát triển đô thị sinh thái, dịch vụ du lịch, cảnh quan môi trường, gắn với các khu dân cư hiện hữu được cải tạo, nâng cấp, nông nghiệp sinh thái.
=> Khu trung tâm đô thị huyện Văn Giang được xây dựng tại khu vực phía Nam đường vành đai 3,5 vùng Thủ đô (thuộc địa bàn thị trấn Văn Giang, xã Long Hưng), diện tích khoảng 40 ha. Trung tâm hành chính cấp xã giữ nguyên vị trí hiện nay.
3.3. Hạ tầng và giao thông:
- Hạ tầng:
Hiện nay trên địa bàn huyện Văn Giang đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Ecopark nằm ở các xã Xuân Quan, Phụng Công và một phần xã Cửu Cao, thị trấn Văn Giang; khu đô thị Vinhomes Dream City (The Empire) nằm ở hai xã là Long Hưng và Nghĩa Trụ; khu nhà ở Xuân Quan nằm ở xã Xuân Quan; khu đô thị Đại An (The Crown) một phần nằm ở xã Nghĩa Trụ; khu đô thị mới Bắc Văn Giang nằm ở thị trấn Văn Giang..Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 65%.
- Giao thông:
Văn Giang nằm bên tả ngạn sông Hồng giáp ranh thành phố Hà Nội là huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh. Hệ thống giao thông khá phát triển và đồng bộ kết nối với thành phố Hà Nội và các đô thị, cụm công nghiệp, quốc lộ, các đường vành đai,… Huyện có cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chạy qua và nhiều tỉnh lộ quan trọng liên kết vùng:
+ Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
+ Tỉnh lộ 379: Nối đường vành đai 3 Hà Nội với quốc lộ 39 đi qua 5 xã, thị trấn của huyện. Đoạn tuyến đi qua hyện đi qua các khu đô thị Ecopark, khu đô thị Văn Giang, khu dân cư thị trấn Văn Giang,..
+ Tỉnh lộ 376: Nối quốc lộ 5 với huyện Tiên Lữ qua duy nhất một xã của huyện là Vĩnh Khúc. Đoạn tuyến đi qua huyện tại cụm công nghiệp Vĩnh Phúc.
+ Tỉnh lộ 377: Nối từ thị trấn Văn Giang với các huyện Khoái Châu, Kim Động và Ân Thi. Đoạn tuyến thuộc huyện đi qua nhiều làng nghề hoa, cây cảnh như Liên Nghĩa, Mễ Sở,…
+ Tỉnh lộ 379B (nguyên là tỉnh lộ 179 cũ): Nối tỉnh lộ 378 với đường Kiêu Kỵ, quốc lộ 5, đường Ỷ Lan,… thuộc thành phố Hà Nội
+ Tỉnh lộ 381C: kết nối khu công nghiệp Phố Nối A với xã Tân Tiến. Trên tuyến có cầu Mới bắc qua sông Bắc Hưng Hải thuộc xã Vĩnh Khúc.
+ Tỉnh lộ 378: tuyến đường đê tả sông Hồng, tả Luộc. Đoạn tuyến thuộc huyện đi qua khu đô thị Ecopark, làng gốm Xuân Quan và các làng nghề hoa cây cảnh như Phụng Công, Thắng Lợi, Mễ Sở,..
+ Tỉnh lộ 382B: đoạn qua huyện đi qua khu đô thị Đại An, Dream City
+ Các đường vành đai 3,4,5 (dự án)
+ Đường thủy: sông Hồng chảy qua 6 xã, thị trấn huyện.
=> Về quy hoạch, huyện Văn Giang được xác định theo bảng chia đất đai giai đoạn 2021 – 2030 đươc UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt ngày 30/1/2022.
THAM KHẢO THÊM: