Tuy Đức là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Đắk Nông, thuộc khu vực Tây Nguyên. Đây là huyện có nhiều đặc điểm tự nhiên, kinh tế và văn hóa độc đáo, gắn liền với các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trong vùng. Xin mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau về Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tuy Đức (Đắk Nông).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Tuy Đức (Đắk Nông):
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Tuy Đức (Đắk Nông)?
Huyện Tuy Đức có tất cả 6 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Đắk Búk So (huyện lỵ) |
2 | Đắk Ngo |
3 | Đắk R’Tíh |
4 | Quảng Tâm |
5 | Quảng Tân |
6 | Quảng Trực |
3. Tìm hiểu chung về huyện Tuy Đức (Đắk Nông):
Huyện Tuy Đức được thành lập theo Nghị định 142/2006/NĐ-CP, ngày 22/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ.
Vị trí địa lý:
Huyện Tuy Đức nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Đắk Nông, có vị trí địa lý như sau:
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Đắk Song
-
Phía Tây tiếp giáp với huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
-
Phía Nam tiếp giáp với huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và huyện Đắk R’lấp
-
Phía Bắc tiếp giáp với Campuchia
Huyện Tuy Đức là huyện biên giới, cách trung tâm tỉnh lỵ Gia Nghĩa, Đăk Nông khoảng 50km, có Quốc lộ 14C, Tỉnh lộ 686, 681 chạy qua, có cửa khẩu Buk Prăng tiếp giáp với biên giới Campuchia,… là những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, nhất là thương mại và du lịch.
Diện tích, dân số:
Huyện Tuy Đức có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 1.123,27 km² và dân số khoảng 65.678 người (2020), mật độ dân số đạt khoảng 58 người/km².
Đặc điểm địa hình:
Cũng như các vùng lân cận, địa hình của Tuy Đức nhìn chung khá phức tạp, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 800 đến 1.200m và bị chia cắt mạnh, thấp dần theo hướng Đông Bắc – Tây Nam và chia thành 3 dạng địa hình chính gồm:
-
Dạng cao nguyên Bazan: Phân bố ở khu vực phía Bắc và Tây Bắc của huyện, có độ cao từ 700m-900m thuộc địa bàn các xã Quảng Trực, Quảng Tân, Đăk Buk So, Quảng Tâm, Đăk RTih. Phần đỉnh cao nguyên tương đối ít dốc, song phần sườn rất dốc và chia cách mạnh. Thảm thực vật chủ yếu là thảm cỏ, cây bụi, rừng lồ ô, tre nứa,…
-
Dạng gò, đồi núi thấp: Phân bố ở phía Nam và Tây Nam của huyện, thuộc phần còn lại của xã Quảng Trực và toàn bộ xã Đăk Ngo. Độ cao trung bình từ 400m – 700m, độ đốc dưới 1.500m. Thảm thực vật chủ yếu là cây lâu năm, lúa nước, rừng trồng xen lẫn các trắng cỏ.
-
Dạng thung lũng bồi tụ: Phân bố ven các dòng sông, suối nhỏ hẹp với độ dốc từ 0 – 80, được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ mẫu chất phù sa, dốc tụ. Thảm thực vật chủ yếu cây nông nghiệp ngắn ngày.
Đặc điểm khí hậu:
Về khí hậu, Tuy Đức nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm với 2 mùa rõ rệt trong năm là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung tới 90% lượng mưa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến cuối tháng 3 năm sau, có lượng mưa không đáng kể. Nhiệt độ trung bình năm là 22,9°C, tháng cao nhất là 35,5°C (tháng 4), tháng thấp nhất là 14,0°C (tháng 2) thuận lợi cho phát triển các loại cây trồng nhiệt đới. Số giờ nắng trung bình dao động từ 1.600 – 2.300 giờ/năm, độ ẩm trung bình hàng năm khoảng 86,0%. Huyện Tuy Đức chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính là gió mùa Tây Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 10 và gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
Nhìn chung, đặc điểm điều kiện khí hậu của huyện khá thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các loại cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây thực phẩm có giá trị kinh tế. Tuy nhiên, do lượng mưa phân bố theo mùa, nhiều nắng và gió, địa hình dốc, lượng bốc hơi cao, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.
Lịch sử, truyền thống, văn hóa, di tích thắng cảnh:
Trải qua bao thế hệ với lịch sử đấu tranh, văn hóa, di tích, thắng cảnh, truyền thống cách mạng và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, mảnh đất Tuy Đức đã sản sinh và nuôi dưỡng những người con ưu tú viết nên trang sử quê hương rạng rỡ với truyền thống văn hóa đặc sắc gắn liền với truyền thống anh dũng, kiên cường trong đấu tranh cách mạng.
Ngày nay, trên địa bàn huyện còn để lại nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như:
-
Khu di tích lịch sử Anh hùng dân tộc M’Nông N Trang Lơng
-
Di tích đồn Bu Meerra và Bia tưởng niệm Henry Maitre (Hăngrimet) do thực dân Pháp xây dựng
-
Làng Bu Nơr A, Bu Nơr B quê hương của nghĩa quân, cũng là nơi Hăngrimet bị nghĩa quân tiêu diệt vào năm 1917
Cộng đồng dân cư trên địa bàn huyện gồm 20 dân tộc, trong đó người Kinh chiếm đa số còn lại là người dân tộc thiểu số như: người MNông, Tày, Ê đê, Nùng, Dao, Thái,… chung sống đoàn kết gắn bó, cần cù chịu khó, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau với những nét phong tục, tín ngưỡng, lễ hội, tập quán sinh hoạt, văn hóa đặc sắc riêng, làm đa dạng và phong phú đời sống văn hóa sinh hoạt cộng đồng, cùng những thành tựu đạt được trong lao động, sản xuất, đã đánh dấu sự nỗ lực vươn lên không ngừng của người dân nên mảnh đất này.
Khu di tích lịch sử Anh hùng dân tộc M’Nông N’Trang Lơng hiện đang triển khai xây dựng dự án phục dựng di tích này gồm các hạng mục như:
- Nhà bảo tàng trưng bày những hiện vật, hình ảnh của nghĩa quân và cuộc kháng chiến
-
Di tích đồn Bu Mêra, Bia tưởng niệm Hăngrimet do thực dân Pháp xây dựng 1935 tại ngã 3 biên giới
-
Làng Bu Nơr, quê hương của nghĩa quân, cũng là nơi Hăngrimet bị nghĩa quân tiêu diệt năm 1914
-
Bon Bu Nơr A và khu di tích Bon Bu Nơr B được phục dựng theo nguyên mẫu làng cổ MNông
Khi đưa vào sử dụng sẽ là điểm du lịch tham quan hấp dẫn, đồng thời là địa điểm giáo dục truyền thống, bảo tồn lưu giữ những giá trị vật chất và tinh thần của nhân dân.
Tuy Đức có tiềm năng rất lớn cho phát triển du lịch với những cánh rừng già hoang sơ, núi non hùng vĩ, thác nước nên thơ, khí hậu lại ôn hòa, ¹mát mẻ. Ngoài các tiềm năng du lịch tự nhiên, huyện còn có tiềm năng rất lớn trong du lịch văn hóa, lịch sử với một nền văn hóa cổ truyền phong phú và đa dạng của nhiều dân tộc anh em sinh sống lâu đời trên địa bàn. Mặt khác, trên địa bàn huyện có cửa khẩu Bu Prăng rất thuận lợi cho việc giao lưu quốc tế. Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ đang từng bước được đầu tư xây dựng, nâng cấp đáp ứng tốt nhu cầu lưu trú của khách du lịch.
Các điểm du lịch tiềm năng có thể đầu tư khai thác trong giai đoạn tới, gồm: Trên địa bàn huyện hiện có 61 bộ chiêng, 1 nghệ nhân chỉnh chiêng, 24 nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng, 72 nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng, 8 đội văn nghệ dân gian. Các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào cũng được khôi phục như: lễ mừng mùa, lễ phát rẫy, lễ sum họp cộng đồng, lễ cắm nêu cúng lúa, hát sử thi, dân ca M’Nông, cùng với các hoạt động lễ hội là trang phục truyền thống, ẩm thực, cồng chiêng, nghệ thuật diễn xướng mang đậm bản sắc văn hóa được trình diễn, giữ gìn và phát huy.
4. Quy hoạch sử dụng đất của huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đến năm 2030:
Quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Tuy Đức được xác định theo Quyết định 2079/QĐ-UBND tỉnh Đắk Nông.
Vị trí và diện tích các khu vực chuyển mục đích sử dụng và đưa vào sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến 2030, báo cáo thuyết minh quy hoạch sử dụng đất đến 2030, huyện Tuy Đức.
Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đắk Nông không những thể hiện thông tin chung mà còn là cơ sở pháp lý cho từng khu đất cụ thể tại huyện. Ở mỗi khu đất khác nhau sẽ có những đặc điểm cũng như giá trị riêng. Chính vì thế mà cũng có nhiều loại bản đồ quy hoạch tương ứng với từng khu vực.
Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Tuy Đức được Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông phê duyệt là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện giao đất, cho thuê đất và đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
THAM KHẢO THÊM: