Tri Tôn là một huyện miền núi, nằm ở phía tây tỉnh An Giang và có đường biên giới với Campuchia về phía tây bắc (tại các xã Vĩnh Gia, Lạc Quới) với chiều dài 15 km và có cửa khẩu phụ Vĩnh Gia tại xã Vĩnh Gia. Vậy hiện nay Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) cập nhật mới nhất như thế nào? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Bản đồ huyện Tri Tôn (An Giang):
2. Các xã phường thuộc huyện Tri Tôn (An Giang):
Hiện nay, huyện Tri Tôn (An Giang) có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 03 thị trấn và 12 xã, cụ thể như sau:
STT | Các xã phường thuộc huyện Tri Tôn (An Giang) |
1 | Thị trấn Tri Tôn |
2 | Thị trấn Ba Chúc |
3 | Thị trấn Cô Tô |
4 | Xã An Tức |
5 | Xã Châu Lăng |
6 | Xã Lạc Quới |
7 | Xã Lê Trì |
8 | Xã Lương An Trà |
9 | Xã Lương Phi |
10 | Xã Núi Tô |
11 | Xã Ô Lâm |
12 | Xã Tà Đảnh |
13 | Xã Tân Tuyến |
14 | Xã Vĩnh Gia |
15 | Xã Vĩnh Phước |
3. Vị trí đị lý huyện Tri Tôn (An Giang):
Tri Tôn là huyện lớn nhất tỉnh An Giang với diện tích tự nhiên khoảng 60.039,74 ha, chiếm tới gần 17% diện tích toàn tỉnh. Huyện Tri Tôn (An Giang) có vị trí địa lý như sau:
- Phía đông huyện Tri Tôn giáp với huyện Châu Thành và huyện Thoại Sơn
- Phía Đông Bắc và phía Bắc huyện Tri Tôn giáp với thị xã Tịnh Biên
- Phía Tây bắc huyện Tri Tôn giáp với với huyện Kiri Vong, tỉnh Takeo, Campuchia
- Phía Tây và Tây Nam huyện Tri Tôn giáp huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang.
Với vị trí địa lý này, Tri Tôn khá thuận lợn so với những huyện, thị xã của tỉnh trong việc giao thương, đặc biệt là giao thương với những tuyến khu du lịch nổi tiếng như Châu Đốc – Chùa Bà núi Sam – Cửa khẩu Xuân Tô – Núi Cấm – Tức Dụp – Ô Tà Sóc – Nhà Mồ Ba Chúc – Hà Tiên – Kiên Giang hay Khu du lịch Óc Eo – Núi Cô Tô,…
Song song đó, huyện Tri Tôn có mạng lưới hệ thống đường bộ, đường thủy với nhiều những tuyến đường huyết mạch nối Tri Tôn với các huyện và những nơi khác trong khu vực.
Ngoài ra, huyện Tri Tôn là một trong 05 huyện (gồm Tri Tôn, Tịnh Biên, Châu Đốc, An Phú, Tân Châu) – thị thành biên giới của tỉnh An Giang giáp với Vương quốc Campuchia và có tới hơn 15km đường biên giới với Campuchia và gần Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Hà Tiên, vị thế này không chỉ giúp cho việc đi lại được thuận tiện, đảm bảo giao lưu giữa huyện và các nơi khác trong khu vực mà còn rất thuận lợi để trao đổi hàng hóa vưới nước bạn Campuchia và khu vực, đây cũng chính là lợi thế so sánh đặc biệt để phát triển kinh tế cửa khẩu của huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thương mại, dịch vụ và kinh tế biên mậu giữa 2 nước, đồng thời là giữ vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh quốc phòng, góp phần ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế.
4. Tình hình phát triển kinh tế huyện Tri Tôn (An Giang):
Theo UBND huyện Tri Tôn, 9 tháng của năm 2024, UBND huyện đã thực hiện được 140/168 đầu công việc. Cùng với đó, các ngành, các cấp đã nỗ lực, triển khai hiệu quả những nhiệm vụ được giao. Trong đó, khu vực nông – lâm – thủy sản tiếp tục được phát triển ổn định; diện tích sản xuất nông nghiệp, số lượng đàn vật nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản tăng so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 405 tỷ đồng, tăng 6,33% so cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu của dịch vụ ăn uống, lưu trú đạt gần 5.607 tỷ đồng, tăng 17,15%. Huyện đã đón 740.440 lượt khách, tập trung đông tại những điểm du lịch như Khu di tích lịch sử cách mạng đồi Tức Dụp; Khu Liên hợp Thể thao – Du lịch Tà Pạ – Soài Chek, hồ Soài So (thuộc xã Núi Tô); Khu Di tích Lịch sử nhà mồ Ba Chúc (thuộc thị trấn Ba Chúc); khu tham quan, ẩm thực hồ Ô Thum (xã Ô Lâm)…
Ở lĩnh vực văn hóa – xã hội có những kết quả nổi bật, góp phần vào “bức tranh” phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương. Công tác huy động học sinh đến lớp năm học 2024 – 2025 đạt đến 98,13% so kế hoạch. Ngành Y tế tăng cường những giải pháp phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Việc chăm lo cho các đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội được thực hiện chu đáo. Đặc biệt, công tác thu ngân sách đã có nhiều tích cực, vượt dự toán tỉnh giao. Bên cạnh đó, công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản, môi trường cũng được chú trọng. Các hoạt động văn hóa – thông tin, thể dục – thể thao triển khai với nhiều các nội dung, hình thức. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Năm 2025, huyện thực hiện tốt chương trình khuyến công hỗ trợ đầu tư, khuyến khích những cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đổi mới thiết bị công nghệ nhằm để nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu sản phẩm. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024. Tập trung đôn đốc tiến độ thực hiện những dự án đầu tư, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu giải ngân hết kế hoạch vốn được giao trong năm 2024. Triển khai tốt công tác an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe Nhân dân; thực hiện hiệu quả trong phong trào thi đua “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”, hoàn thành mục tiêu đã đề ra trên cả nước trong năm 2025. Đẩy mạnh công tác giới thiệu việc làm, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động; tăng cường việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh biên giới.
5. Các di tích – thắng cảnh huyện Tri Tôn (An Giang):
Các di tích – thắng cảnh huyện Tri Tôn (An Giang) có thể kể đến như:
- Chùa Svay-ton (Xvayton): Địa danh Tri Tôn được xuất phát từ ngôi chùa Khmer này. Theo lời kể dân gian ngày xưa, ở nơi đây ít người sinh sống, trên những ngọn cây cao có rất nhiều khỉ thường xuống đất níu kéo người. Nên khi bắt đầu xây chùa thì người dân đã đặt cho ngôi chùa tên là Xvayton (Xvay: Khỉ; Ton: đeo, níu kéo). Ngôi chùa đã có lịch sử trên 200 năm, nằm ở ngay trung tâm của thị trấn Tri Tôn, trong chùa còn đang lưu giữ được bộ kinh Slấc-rích (kinh viết trên lá thốt nốt khô) rất có giá trị về văn hóa lịch sử của người Khmer.
- Đồi Tức Dụp: Là một ngọn núi nhỏ của núi Cô Tô (Phụng Hoàng Sơn) thuộc xã An Tức. Tức Dụp có độ cao 216 m và diện tích trên 2 km2, cấu trúc khá độc đáo với rất nhiều hang sâu, động lớn và chằn chịt. Hiện nay, xung quanh khu vực dưới chân đồi đã xây dựng thành một khu du lịch và giải trí khá rộng lớn.
- Nhà Mồ Ba Chúc: Cách thị trấn Tri Tôn khoảng 17 km về phía Tây Nam, Khu chứng tích được xây dựng nhằm để tưởng nhớ 3157 người dân Ba Chúc bị Pol Pot (Khmer Đỏ) thảm sát, giết hại một cách tàn nhẫn, dã man trong vòng 11 ngày đêm vào năm 1978. Nhà mồ hiện còn đang lưu giữ 1159 bộ xương cốt trong tủ kính.
- Hồ Soài So: Nằm ngay dưới chân núi Cô Tô cách trung tâm huyện chưa đầy 2 km, đây là nơi khá mát mẻ, yên tĩnh được thiên nhiên ban tặng. Do hồ nằm ở cạnh núi nên có thể leo núi thưởng ngoạn phong cảnh hoang sơ đắm mình với những con suối chảy trong xanh mát lạnh.
- Hồ Tà Pạ: Đây là dấu vết còn xót lại của khu vực khai thác đất đá đã bị cấm của một vài công ty khai thác trước đây. Lên đây sẽ được ngắm toàn bộ thị trấn Tri Tôn ở độ cao khoảng 50m tại tháp phật Thích Ca.
- Ô Tà Sóc – núi Dài xã Lương Phi: Ô Tà Sóc, theo tên gọi của người dân tộc Khmer. Tức là suối Ông Sóc, nằm ở trên triền cao của núi Dài (Ngọa Long Sơn), nay thuộc ấp Ô Tà Sóc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Ô Tà Sóc chính là căn cứ vững chắc của cách mạng, nơi Tỉnh ủy An Giang trú đóng từ năm 1962 đến năm 1967, sau đó Tỉnh ủy Châu Hà cũng có một thời gian đóng nơi đây.
- Hồ Soài Check: Một hồ nước thủy lợi, mới hoàn thành xong năm 2016. Với dung tích chứa được 293.000m3, hồ Soài Check ở ấp Tô Thuận, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, An Giang vừa đảm bảo việc cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng, vừa phục vụ sản xuất và bảo vệ rừng phòng hộ trong lưu vực 2,26 km².
THAM KHẢO THÊM: