Huyện Trà Ôn là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, nằm ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Đây được biết đến là một vùng đất có vị trí địa lý và đặc trưng văn hóa độc đáo, gắn liền với sông nước miền Tây. Xin mời bạn đọc cùng có thời gian theo dõi bài viết dưới đây Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Trà Ôn (Vĩnh Long).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Trà Ôn (Vĩnh Long):
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1203/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024). Theo đó, sáp nhập xã Thiện Mỹ vào thị trấn Trà Ôn.
Huyện Trà Ôn có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Trà Ôn (Vĩnh Long)?
Huyện Trà Ôn có 13 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Trà Ôn (huyện lỵ) và 12 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Trà Ôn (huyện lỵ) |
2 | Xã Hòa Bình |
3 | Xã Hựu Thành |
4 | Xã Lục Sĩ Thành |
5 | Xã Nhơn Bình |
6 | Xã Phú Thành |
7 | Xã Tân Mỹ |
8 | Xã Thới Hòa |
9 | Xã Thuận Thới |
10 | Xã Tích Thiện |
11 | Xã Trà Côn |
12 | Xã Vĩnh Xuân |
13 | Xã Xuân Hiệp |
3. Tìm hiểu chung về huyện Trà Ôn (Vĩnh Long):
Vị trí địa lý:
Trà Ôn nằm ở phía Tây Nam tỉnh Vĩnh Long, cách Thị xã Vĩnh Long khoảng 35 km và cách Thành Phố Cần Thơ chưa đầy 17 km theo đường chim bay, được giới hạn từ 9⁰52’40” đến 10⁰05’30” độ vĩ Bắc và từ 105⁰50’30” đến 106⁰06’00” độ kinh Đông.
Huyện Trà Ôn có địa giới hành chính như sau:
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Tam Bình, ranh giới là sông Mang Thít
-
Phía Nam tiếp giáp với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
-
Phía Tây tiếp giáp với huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang; huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng qua sông Hậu và quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Vũng Liêm
Diện tích, dân số:
Huyện Trà Ôn có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 267,14 km² và dân số khoảng 137.117 người (2019). Mật độ dân số đạt khoảng 513 người/km².
Kinh tế:
Nền kinh tế của huyện Trà Ôn chủ yếu là nông nghiệp và chăn nuôi, đặc biệt là trồng cây trái và nuôi tôm.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, huyện Trà Ôn là một trong những địa phương có năng suất và sản lượng trái cây cao, đặc biệt là với cây xoài và bưởi. Các sản phẩm nông nghiệp khác như lúa, đậu, khoai cũng được trồng ở đây.
Trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện Trà Ôn có một diện tích lớn được sử dụng để nuôi thủy sản, đặc biệt là cá tra. Ngoài ra, huyện còn có các làn gia cầm như lợn, bò, trâu,…
Tuy nhiên, kinh tế của huyện Trà Ôn vẫn đang gặp một số khó khăn trong việc cải thiện sản lượng và chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân.
Giao thông:
Trà Ôn có mạng lưới giao thông thuỷ bộ thuận lợi, nối liền huyện với Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Cần Thơ và các tỉnh miền. Quốc Lộ 54, tỉnh lộ 901, 904, 906, 907 đi ngang qua huyện nối Trà Ôn với các tỉnh Trà Vinh, Đồng Tháp. Sông Hậu nằm cặp bờ Tây của huyện, sông Mang Thít nằm ở bờ Tây Bắc của huyện nối liền sông Tiền với sông Hậu và sông Trà Ngoa nối từ sông Măng Thít xuyên ngang qua giữa huyện đến giáp tỉnh Trà Vinh.
4. Điều kiện tự nhiên của huyện Trà Ôn (Vĩnh Long):
Địa hình:
Địa hình của huyện Trà Ôn khá phẳng, có độ cao trung bình từ 1 đến 2 m so với mực nước biển.
Địa hình cao từ sông Hậu, sông Trà Ôn và sông Mang Thít thấp dần về phía Đông Bắc, cao trình biến thiên từ 1,25 – 0,5 m: Vùng có cao trình từ 1 – 1,25 m gồm các xã ven sông Hậu và sông Trà Ôn – Mang Thít như Tích Thiện, Thị trấn Trà Ôn và Tân Mỹ. Vùng có cao trình từ 0,75 – 1 m gồm các xã Vĩnh Xuân, Thuận Thới, Hựu Thành, Trà Côn. Vùng có cao trình từ 0,5 – 0,75 m gồm các xã Hòa Bình, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Thới Hòa.
Khí hậu:
Trà Ôn cũng như các vùng Nam Bộ, mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 26 – 27⁰C (tháng 4 nóng nhất: 36°C, tháng giêng nhiệt độ thấp nhất: 29⁰C), bình quân hàng năm có 2.600 giờ nắng, ẩm độ trung bình 80 – 83% (độ ẩm tối đa khoảng 92% và tối thiểu khoảng 62%).
Hàng năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, đây là mùa nắng gay gắt ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, trung bình có khoảng 115 ngày mưa, với lượng mưa khoảng 1400 – 1500 mm.
Đất đai:
Đất đai ở đây là đất phù sa, rất màu mỡ và phù hợp với các loại cây trồng như lúa, rau, cây ăn trái và cây công nghiệp.
Diện tích tự nhiên là 26.714,43 ha – chiếm 17,8% diện tích tự nhiên toàn tỉnh:
Đất sản xuất nông nghiệp 22.026 ha chiếm 82,44% diện tích tự nhiên, trong đó: đất trồng cây hàng năm 12.691,89 ha – chiếm 57,81% đất nông nghiệp.
Đất phi nông nghiệp 4.684,89 ha, chiếm 17,54%, đất ở 802,81 ha, chiếm hơn 0,06% diện tích đất tự nhiên.
Về tính chất cơ hóa, đất đai của huyện được chia thành 03 nhóm chính:
-
Nhóm đất phèn 8.512 ha, chiếm 33,33 % diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã vùng trũng như Hòa Bình, Xuân Hiệp, Nhơn Bình, Thới Hòa và 1 phần của Thuận Thới, Hựu Thành. Tuy là đất phèn nhưng tầng sinh phèn ở rất sâu (đất phèn nông chỉ chiếm 34%), được cải tạo và canh tác khá thuần thục, bố trí 2 – 3 vụ lúa trong năm cho năng suất khá cao.
-
Nhóm đất phù sa 17.140 ha chiếm 67,11% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã ven tuyến sông Hậu và sông Mang Thít, là vùng đất phì nhiêu thuận tiện cho trồng cây ăn quả.
-
Nhóm đất cát giồng: 185 ha chiếm 0,72% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở 3 giồng cát: giồng Thanh Bạch (thị trấn Trà Ôn), giồng La Ghì (xã Vĩnh Xuân) và giồng Gòn (xã Thuận Thới), chủ yếu là đất thổ cư, trồng cây lâu năm và rau màu.
Sông ngòi:
Huyện Trà Ôn có nhiều kênh rạch, sông ngòi, đặc biệt là sông Hậu chảy qua địa bàn huyện và tạo nên một hệ thống kênh rạch phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và thủy sản.
Khoáng sản:
Có 2 nguồn khoáng sản chủ yếu là cát sông trên sông Hậu với trữ lượng khá lớn và có 13 thân sét diện tích 6.168,18 ha với trữ lượng sét 57,82 triệu m³ tập trung ở các thị trấn Trà Ôn, Tân Mỹ, Trà Côn, Vĩnh Xuân, Tích Thiện, Thuận Thới, Hựu Thành, Nhơn Bình, Thới Hoà.
Hệ động vật, thực vật:
Hệ động vật, thực vật rất phong phú đa dạng.
Về thực vật, có đủ các loại cây nhiệt đới, chủ yếu là cây lúa nước và có hầu hết các loại rau màu, cây lương thực, cây công nghiệp, cây thuốc, cây ăn trái.
Về động vật, gần như nuôi được hầu hết các loại gia súc, gia cầm như heo, bò, trâu, gà, vịt, dê,… và có đủ các loại cá, tôm nước ngọt. Động vật hoang đã có cả những loại quý hiếm như tôm càng xanh, rùa, rắn, cu đất, le le, cúm núm, dơi sen,…
5. Lịch sử hình thành huyện Trà Ôn (Vĩnh Long):
Trà Ôn là quận của tỉnh Cần Thơ từ năm 1921, có 2 tổng: An Trường với 8 làng và Bình Lễ với 7 làng.
Ngày 17 tháng 6 năm 1954, quận nhận thêm các làng Tích Thiện, Vĩnh Xuân. Trà Côn tách từ quận Cầu Kè cùng tỉnh.
Năm 1956, chính quyền Sài Gòn cho thành lập tỉnh Tam Cần, lấy thị trấn Trà Ôn làm tỉnh lỵ.
Năm 1957, tỉnh Tam Cần bị giải thể. Trà Ôn sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Bình sau được đưa về tỉnh Vĩnh Long.
Sau năm 1956, quận Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Bình, các làng gọi là xã, có 3 tổng, Bình Lễ với 3 xã, Thành Trị với 5 xã, Bình Thới với 3 xã; quận lỵ đặt tại xã Tân Mỹ. Sau năm 1965, các tổng mặc nhiên giải thể.
Ngày 14 tháng 1 năm 1967, quận Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Trà Ôn trở thành huyện của tỉnh Cửu Long.
Ngày 11 tháng 3 năm 1977, huyện Trà Ôn bị giải thể, địa bàn nhập vào các huyện Cầu Kè và Vũng Liêm, tỉnh Cửu Long.
Ngày 29 tháng 9 năm 1981, huyện Trà Ôn được tái lập, trên cơ sở tách thị trấn Trà Ôn cùng 8 xã từ huyện Cầu Kè và 3 xã từ huyện Vũng Liêm, huyện Trà Ôn lúc này bao gồm thị trấn Trà Ôn và 11 xã: Hoà Bình, Hựu Thành, Lục Sĩ Thành, Thuận Thới, Tích Thiện, Vĩnh Xuân, Tân Mỹ, Thiện Mỹ, Thới Hoà, Trà Côn, Xuân Hiệp.
Ngày 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Cửu Long tách thành tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, huyện Trà Ôn thuộc tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 9 tháng 8 năm 1994, huyện thành lập thêm 2 xã Nhơn Bình và Phú Thành.
Ngày 28 tháng 9 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1203/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2023 – 2025 (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2024). Theo đó, sáp nhập xã Thiện Mỹ vào thị trấn Trà Ôn.
Huyện Trà Ôn có 1 thị trấn và 12 xã như hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: