Huyện Tiên Yên nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm huyện cách thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái khoảng 90 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 255 km. Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến quốc lộ đi qua như Quốc lộ 18, Quốc lộ 18C, Quốc lộ 4,... Mời các bạn theo dõi bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Yên Viên (Quảng Ninh).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh:
Huyện Tiên Yên nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Ninh. Trung tâm huyện cách thành phố Hạ Long và thành phố Móng Cái khoảng 90 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội 255 km. Trên địa bàn huyện Tiên Yên có nhiều tuyến quốc lộ đi qua như Quốc lộ 18, Quốc lộ 18C, Quốc lộ 4,… Giao thông đường thủy cũng khá thuận lợi với các bến cảng sâu, kín như cảng Mũi Chùa, Thác Côi, Bến Châu với cảng Vạn Hoa ngoài cửa biển Tiên Yên. Ngoài ra còn có dự án cao tốc Vân Đồn – Móng Cái thuộc huyện Yên Viên (Quảng Ninh) đang được triển khai xây dựng.
- Vị trí địa lý trên bản đồ:
+ Phía Đông huyện Tiên Yên giáp huyện Đầm Hà.
+ Phía Tây huyện Tiên Yên giáp huyện Ba Chẽ và huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.
+ Phía Nam huyện Tiên Yên giáp thành phố Cẩm Phả (qua sông Ba Chẽ) và huyện đảo Vân Đồn (qua sông Voi Lớn).
+ Phía Bắc huyện Tiên Yên giáp huyện Bình Liêu.
2. Huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Tiên Yên có 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 1 thị trấn và 10 xã. Cụ thể như sau:
STT | Danh sách xã, thị trấn thuộc huyện Tiên Yên |
1 | Thị trấn Tiên Yên (huyện lỵ) |
2 | Xã Đại Dực |
3 | Xã Điền Xá |
4 | Xã Đông Hải |
5 | Xã Đông Ngũ |
6 | Xã Đồng Rui |
7 | Xã Hà Lâu |
8 | Xã Hải Lăng |
9 | Xã Phong Dụ |
10 | Xã Tiên Lãng |
11 | Xã Yên Thần |
3. Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Huyện Tiên Yên:
- Theo Điều 1 Quyết định số 840/QĐ-UBND, kế hoạch sử dụng đất trong quy hoạch huyện Tiên Yên được xác định thông qua cơ cấu 03 loại đất, bao gồm:
+ Đất nông nghiệp: 57.773, 94 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 7.349,18 ha
+ Đất chưa sử dụng: 47,16 ha.
=> Vị trí, diện tích các khu đất phải chuyển mục đích sử dụng đất được xác định theo bản đồ qua hoạch sử dụng đất trong giai đoạn 2021 – 2030, tỷ lệ 1/10.000 giai đoạn 2021 – 2030, huyện Tiên Yên.
- Quy hoạch giao thông huyện Tiên Yên tuân theo quy hoạch giao thông chung tỉnh Hưng Yên. Ngoài ra, huyện còn tích cực kêu gọi đầu tư phát trển các khu đô thị kết hợp dịch vụ dọc tuyến đường:
+ Quốc lộ 18A từ đầu cầu Ba Chẽ xã Hải Lăng đến hết xã Đông Hải.
+ Quốc lộ 18C từ khu Đồng Vàng – xã Yên Than đến trung tâm hoạt động thị trấn Tiên Yên.
+ Quốc lộ 4B từ khu Tài Tùng – xã Yên Than đến khu cảng Mũi Chùa – Tiên Lãng.
+ Đường từ trung tâm Tiên Lãng đi khu Hạ Trang Đông – xã Đông Hải.
4. Giới thiệu huyện Tiên Yên (Quảng Ninh):
4.1. Lịch sử hình thành:
Nhiều di chỉ khảo cổ học được tìm thấy gần cửa sông Hà Tràng cho thấy con người đã cư trú ở đây vào thời kỳ đồ đá mới. Thời Tiền Lê, vùng đất này thuộc châu Tân An. Thời Minh là huyện của phủ Tân Yên. Đến đời Lê, là châu Tĩnh Yên thuộc phủ Hải Đông, thừa tuyên An Bang, sau là châu Tân Yên. Đời Hậu Lê vì kỵ húy của vua Lê Kính Tông là Duy Tân, nên đổi là Tiên Viên. Đời Nguyễn đổi thuộc phủ Hải Ninh, tỉnh Quảng Yên. Trong kháng chiến chống Pháp thuộc tỉnh Hải Ninh. Từ ngày 30 tháng 10 năm 1963, hai tỉnh Quảng Yên và Hải Ninh hợp nhất thành tỉnh Quảng Ninh, huyện Tiên Yên trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm thị trấn Tiên Yên và 9 xã: Đại Dực, Điền Xá, Đông Ngũ, Đồng Rui, Hà Lâu, Hải Lạng, Phong Dụ, Tiên Lãng, Yên Than.
Ngày 6 tháng 11 năm 1965, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 397 – NV thành lập xã Đông Hải trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Đông Ngũ, sáp nhập hai thôn của xã Hải Lạng và Tiên Lãng vào thị trấn Tiên Yên. Ngày 12 tháng 6 năm 2006, thành lập xã Đại Thành trên cơ sở điều chỉnh một phần diện tích đất tự nhiên và dân số của xã Đại Dực. Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của xã Đại Thành trở lại xã Đại Dực. Huyện Tiên Yên có 1 thị trấn và 10 xã như hiện nay. Ngày 14 tháng 7 năm 2020, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 928/QĐ-BXD công nhận thị trấn Tiên Yên mở rộng ( gồm thị trấn Tiên Yên và 5 xã: Đông Hải, Đông Ngũ, Hải Lạng, Tiên Lãng, Yên Than) là đô thị loại IV.
4.2. Địa hình:
Địa hình huyện có nhiều đồi núi, thung lũng và sông ngòi. Phía Tây Bắc có dãy núi Cái Kỷ với đỉnh cao nhất là núi Ngà, kéo dài đến cửa sông Ba Chẽ, theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Dưới chân núi là vùng đồng bằng ven biển và vùng biển Hà Đông thuộc xã Hải Lạng, một trong những xã trù phú nhất Tiên Yên. Phía Bắc là vùng núi các xã Điền Xá, Hà Lâu, Phong Dụ, tiếp đến là các huyện Đình Lập, Bình Liêu. Phía Đông có núi Pác Sui và núi Thắng Châu chạy theo hướng Bắc Nam thấp dần ra biển tạo thành đồng bằng ven biển. Qua khỏi dãy núi Pác Sui là thung lũng Đại Dực, giữa hai dãy núi phía Đông và phía Tây là thung lũng Yên Viên.
4.3. Diện tích và dân số:
Theo số lượng thống kê năm 2018, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Tiên Yên là 645,4 km2; dân số đạt 54.000 người. Mật độ dân só khoảng 72 người/km2. Cư dân sinh sống trên địa bàn huyên thuộc 13 dân tộc anh em, đông nhất là người Việt (Kinh) chiếm hơn 59%; Dao: 19%; Tày: 13,8%, Sơn Chi 8,4%, Sán Dìu 3,8 %. Mật độ dân số là 70 người/km2.
4.4. Kinh tế:
Kinh tế của huyện theo mô hình nông – lâm – ngư nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp là 7.600 ha, trong đó diện tích đất canh tác là 2.400 ha. Sản lượng hiện nay khoảng 9.000 tấn trong đó có 6.200 tấn thóc. Tiên Yên có đàn lợn khoảng 14.000 con, trâu gần 6.000 con, đặc biệt gà Tiên Yên và cà sáy Tiên Yên ngon, nổi tiếng Quảng Ninh. Bên cạnh đó, huyện Tiên Yên cũng luôn chủ động nguồn giống gà Tiên Yên để tái cơ cấu sản xuất. Hiện nay trên đại bàn huyện đang có 4 cơ sở sản xuất giống, đáp ứng công suất 1,2 triệu con/năm, đảm bảo cung cấp gà giống cho các hộ có nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn. Đến hết năm 2022, tổng sản lượng đàn gà Tiên Yên đạt 506.300 con, bằng 100% kế hoạch sản xuất của huyện, số xuất chuồng đạt 1,1 triệu con, tăng 12% so với năm 2021. Cùng với việc phát triển thế mạnh về nuôi gà, huyện Tiên Yên cũng đang tập trung xây dựng đồng bộ và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất theo hướng tập trung. Điển hình như triển khai mô hình thử nghiệm giống lúa Japonica J02, quy mô 30 ha tại 2 xã Đông Ngũ (20 ha) và xã Hải Lạng (10 ha); trồng thử nghiệm giống lúa ST25, quy mô 6 ha; tiếp tục triển khai mô hình trồng khảo nghiệm cây na QN-D1 tại xã Đông Hải; thực hiện trồng rừng gỗ lớn loài cây lim, giổi, lát,… Đặc biệt, để phát huy thế mạnh sẵn có, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương, huyện Tiên Yên cũng đang tập trung triển khai các đề án, nhiệm vụ tái cơ cấu phát triển nông, lâm nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị sản phẩm, gắn liền sản xuất với chủ thể sản xuất.
Rừng Tiên Yên có nhiều gỗ quý để sản xuất đồ gỗ và xuất khẩu. Khe Táu là vùng trồng quế nổi tiếng. Diện tích rừng tự nhiên khoảng 35.000 ha trong đó rừng đạt tiêu chuẩn khai thác là 14.000 ha, rừng chưa đủ tiêu chuẩn khai thác là 24.000 ha. Tiên Yên có đủ các chủng loại hải sản của vùng biển Đông như: Cá chim, cá thu, sò huyết, ngán,… Ven biển có rừng cây nước mặn mọc dày đặc là vùng sinh sống của các loài hải sản như tôm, cua, hàu,… Huyện đang thực hiện phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa đối tượn và phương thức nuôi phù hợp với lợi thế của địa phương.
THAM KHẢO THÊM: