Huyện Tiên Lãng nằm ở phía Nam của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 48 km. Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đi qua. Sông Văn Úc là ranh giới tự nhiên phía Bắc của Tiên Lãng. Sông Thái Bình là ranh giới tự nhiên phía Nam. Sau đây là bản đồ hành chính các xã phường huyện Tiên Lãng ( Hải Phòng ), mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Tiên Lãng (Hải Phòng):
Đây là bản đồ hành chính cũ huyên Tiên Lãng, Hải Phòng. Theo đó:
Từ ngày 27/10/1962, Tiên Lãng thuộc thành phố Hải Phòng do sáp nhập tỉnh Kiến An vào thành phố Hải Phòng, gồm 19 xã: Bạch Đằng, Cấp Tiến, Chấn Hưng, Đại Thắng, Đoàn Lập, Hùng Thắng, Khởi Nghĩa, Kiến Thiết, Minh Đức, Quang Phục, Quyết Tiến, Tiên Cường, Tiên Minh, Tiên Thắng, Tiên Thanh, Tiên Tiến, Toàn Thắng, Tự Cường, Vinh Quang.
Ngày 18/ 5/ 1981, chia xã Chấn Hưng thành 2 xã: Bắc Hưng và Nam Hưng.
Ngày 18/ 3/ 1986, thành lập 2 xã Đông Hưng và Tây Hưng thuộc vùng kinh tế mới.
Ngày 17/ 2/ 1987, thành lập thị trấn Tiên Lãng, thị trấn huyện lỵ huyện Tiên Lãng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của xã Minh Đức.
Ngày 23/ 11/ 1993, thành lập xã Tiên Hưng trên cơ sở giải thể nông trường Vinh Quang và một phần diện tích của xã Vinh Quang.
Ngày 1/ 2/ 2020, sáp nhập xã Tiên Hưng vào xã Vinh Quang và sáp nhập xã Tiên Tiến vào xã Quyết Tiến.
Huyện Tiên Lãng có 1 thị trấn và 20 xã như hiện nay.
2. Các xã phường thuộc huyện Tiên Lãng (Hải Phòng):
Huyện Tiên Lãng có 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Tiên Lãng (huyện lỵ) và 20 xã.
STT | Danh sách xã, phường huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) |
1 | Tiên Lãng |
2 | Bắc Hưng |
3 | Bạch Đằng |
4 | Cấp Tiến |
5 | Đại Thắng |
6 | Đoàn Lập |
7 | Đông Hưng |
8 | Hùng Thắng |
9 | Khởi Nghĩa |
10 | Kiến Thiết |
11 | Nam Hưng |
12 | Quang Phục |
13 | Quyết Tiến |
14 | Tây Hưng |
15 | Tiên Cường |
16 | Tiên Minh |
17 | Tiên Thắng |
18 | Tiên Thanh |
19 | Toàn Thắng |
20 | Tự Cường |
21 | Vinh Quang |
3. Giới thiệu về huyện Tiên Lãng (Hải Phòng):
Vị trí địa lý
Huyện Tiên Lãng nằm ở phía Nam của thành phố Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 48 km, có vị trí địa lý:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Kiến Thụy.
- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Bảo và huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
- Phía Nam giáp huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình và Vịnh Bắc Bộ.
- Phía Bắc giáp huyện An Lão và huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Đây là địa phương có dự án Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đi qua. Sông Văn Úc là ranh giới tự nhiên phía Bắc của Tiên Lãng. Sông Thái Bình là ranh giới tự nhiên phía Nam.
Diện tích, dân số
Diện tích tự nhiên trên 193 km2, dân số trên 157 nghìn người; huyện có 20 xã, 01 thị trấn, 203 thôn, khu dân cư. Với đặc điểm tự nhiên là cửa ngõ phía Nam của thành phố từ hướng biển vào, Tiên Lãng có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh.
Địa hình
Đất đai của Tiên Lãng được hình thành do quá trình bồi đắp của sông biển. Tuy nhiên bồi đắp không đồng đều, mặt khác lại bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch nên địa hình bề mặt lồi lõm, gò bãi xen kẽ với đầm lạch, ao hồ.
Khí hậu
Huyện Tiên Lãng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, thời gian từ tháng 4 đến tháng 10; mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khô hanh, có các khối không khí lạnh di chuyển từ phía Bắc xuống, độ ẩm thấp. Nhiệt độ trung bình năm là 240C, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 410C vào tháng 6, tháng 7 và đầu tháng 8; nhiệt độ thấp nhất có thể xuống đến 40C vào tháng 12 và tháng 1 năm sau. Biên độ nhiệt trung bình giữa ngày và đêm khoảng 6,2 – 6,30C.
Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.200 mm đến 1.400 mm, nhưng phân bố không đều. Lượng mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, những tháng này lượng mưa chiếm đến 75 % tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Vào các tháng này thường có những cơn mưa với cường độ lớn gây ra úng lụt làm thiệt hại và gây khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư. Vào các tháng 2 và tháng 3 thường có mưa dầm kéo dài.
Du lịch
Nằm giữa vùng đồng bằng duyên hải Bắc Bộ, khu du lịch nước suối khoáng nóng Tiên Lãng chỉ cách thành phố Hải Phòng 18 km về phía Nam. Đây được đánh giá là một trong 5 mỏ nước khoáng đặc biệt có giá trị của Việt Nam và cùng loại với nguồn nước khoáng nổi tiếng trên thế giới. Người dân thành phố cảng chỉ cần nửa giờ đồng hồ xe chạy đã có mặt ở nơi đây. Từ Hà Nội du khách theo tuyến đường 5 và quốc lộ 10 với gần 110 km là tới được nơi đây. Nếu qua đường Tứ Kì (Hải Dương) chỉ có 80 km, đi đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng mới thì chỉ mất khoảng hơn 1 tiếng (~90 km).
Đặc biệt khu du lịch này nằm trong tuyến du khảo đồng quê với những điểm đến hấp dẫn ở các huyện ngoại thành phía Nam Hải Phòng. Hầu như những ai đi dâng hương tưởng niệm đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo) khi trở về đều ghé qua và dừng chân tại Khu du lịch suối nước khoáng nóng Tiên Lãng để thưởng thức. Nước khoáng nóng thiên nhiên Tiên Lãng độc nhất vô nhị ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, Khu du lịch nước khoáng nóng Tiên Lãng những năm gần đây đã tăng lượng khách du lịch không chỉ đến từ trong nước mà còn khá đông du khách nước ngoài.
Hiện tại cùng với Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng tại xã Bạch Đằng thì Cụm di tích họ ngoại Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại xã Kiến Thiết cũng được nhiều du khách tham quan đền Trạng ghé thăm nhằm giúp tìm hiểu rõ hơn về công ơn của họ ngoại (ông ngoại Nhữ Văn Lan và thân mẫu Nhữ Thị Thục) đối với cuộc đời và sự nghiệp của bậc danh nhân văn hóa. Cụm di tích họ ngoại Trạng Trình bao gồm Từ đường dòng họ Nguyễn – Nhữ và phần mộ ông bà ngoại là vợ chồng quan Tiến sĩ Thượng thư Nhữ Văn Lan và con gái (tức thân mẫu của Trạng Trình) Nhữ Thị Thục vẫn được nhân dân địa phương trân trọng bảo vệ hơn 400 năm qua.
Kinh tế, xã hội
Tiên Lãng là một huyện có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trong đó một số loại có tiềm năng lớn như đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên biển, tài nguyên du lịch. Ngoài ra Tiên Lãng còn có nguồn nhân lực dồi dào, có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi,… cũng là một lợi thế để tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ hiện đại và tri thức mới cho phát triển kinh tế – xã hội của huyện trong tương lai, đây là những nguồn lực quan trọng để phát triển đa dạng các ngành nghề, hình thành nền kinh tế tổng hợp.
Có vị trí địa lý thuận lợi, là một trong những cửa ngõ ra biển của thành phố Hải Phòng. Đây là lợi thế lớn để Tiên Lãng phát triển sản xuất hàng hoá, mở rộng giao thương với các vùng. Mạng lưới cơ sở hạ tầng của Tiên Lãng tương đối hoàn thiện, nhất là hệ thông đường giao thông khá phát triển: có QL 10, TL 354, đường cao tốc ven biển chạy qua,…
Trong những năm qua, nền kinh tế Tiên Lãng có những bước phát triển đáng khích lệ góp phần thay đổi bộ mặt của huyện cũng như đời sống Nhân dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện cơ bản giữ vững và tăng đều qua các năm: Năm 2010 đạt 15,6%; năm 2011 đạt 16%; năm 2012 đạt 11,3%; năm 2013 đạt 10%; năm 2014 đạt 11%; năm 2015 đạt 10,7%; năm 2016 đạt 15%; năm 2017 đạt 16%, năm 2018 đạt 16%, năm 2019 đạt 14,3%. Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng, thủy sản, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp
Mức gia tăng dân số tự nhiên của huyện ở mức không ổn định. Hiện nay, huyện đã thu hút được lực lượng lao động từ các địa phương khác đến làm việc và sinh sống. Đây chính là điểm đánh dấu sự khởi sắc trong nền kinh tế của huyện. Tỷ lệ lao động trong đội tuổi lao động có việc trên địa bàn huyện được giữ vững và tăng đều hàng năm, trong đó tập trung vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thủy sản và du lịch – dịch vụ. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tăng từ 35,5% (năm 2010) lên 43% (năm 2015) và 55,5% (năm 2018), năm 2019: Ước 60%. Đến hết quý 1 năm 2019, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên đạt trên 90%. Các chế độ, chính sách an sinh xã hội được thực hiện đồng bộ, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện giảm rõ rệt qua các năm: Năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 7,98%; năm 2015 đạt 2,21%; năm 2019 là 1,26%.
Công tác an ninh trật tự được giữ vững trước mọi tình huống, không xảy ra tình huống đột xuất bất ngờ. Tư tưởng cán bộ, đảng viên, Nhân dân trên địa bàn huyện luôn được giữ vững trước mọi tình huống. Các lực lượng vũ trang triển khai tốt công tác phối hợp, tuần tra, kiểm soát trên biển, công tác an ninh chịnh trị, kinh tế, văn hóa, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn được đảm bảo. Chủ động ngăn chặn kịp thời các âm mưa chống phá các thế lực thù địch, đảm bảo an toàn tuyệt đối trước các sự kiện chính trị.
THAM KHẢO THÊM: