Huyện Thanh Liêm nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Nam, nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 12 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 72 km. Để biết thêm thông tin về huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, mời các bạn tham khảo bài viết về: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Thanh Liêm (Hà Nam) dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam:
2. Huyện Thanh Liêm (Hà Nam) có bao nhiêu xã, phường?
Huyện Thanh Liêm có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn và 14 xã.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Thanh Liêm |
1 | Thị trấn Kiện Khê |
2 | Xã Liêm Phong |
3 | Xã Thanh Hà |
4 | Xã Liêm Cần |
5 | Xã Liêm Thuận |
6 | Xã Thanh Thủy |
7 | Xã Thanh Phong |
8 | Thị trấn Tân Thanh |
9 | Xã Thanh Tân |
10 | Xã Liêm Túc |
11 | Xã Liêm Sơn |
12 | Xã Thanh Hương |
13 | Xã Thanh Nghị |
14 | Xã Thanh Tâm |
15 | Xã Thanh Nguyên |
16 | Xã Thanh Hải |
3. Giới thiệu về huyện Thanh Liêm (Hà Nam):
- Lịch sử
Địa danh Thanh Liêm có thuộc tỉnh Hà Nam Ninh, gồm 23 xã: Liêm Cần, Liêm Chính, Liêm Chung, Liêm Phong, Liêm Sơn, Liêm Thuận, Liêm Tiết, Liêm Túc, Liêm Tuyền, Thanh Bình, Thanh Châu, Thanh Hà, Thanh Hải, Thanh Hương, Thanh Lâm, Thanh Lưu, Thanh Nghị, Thanh Nguyên, Thanh Phong, Thanh Tâm, Thanh Tân, Thanh Thủy, Thanh Tuyền.
Ngày 23 tháng 2 năm 1977, sáp nhập thôn Đại Vượng của xã Thanh Tâm vào xã Thanh Nguyên.
Ngày 27 tháng 4 năm 1977, huyện Thanh Liêm hợp nhất với huyện Kim Bảng và thị xã Hà Nam thành huyện Kim Thanh.
Ngày 3 tháng 5 năm 1977, hợp nhất xã Thanh Châu và xã Liêm Chung thành một xã lấy tên là xã Thanh Chung; hợp nhất xã Thanh Tuyền và xã Thanh Lâm thành một xã lấy tên là xã Thanh Tuyền; hợp nhất xã Liêm Chính và xã Liêm Tuyền thành một xã lấy tên là xã Thanh Giang.
Ngày 9 tháng 4 năm 1981, huyện Thanh Liêm được tái lập, gồm 20 xã: Liêm Cần, Liêm Phong, Liêm Sơn, Liêm Thuận, Liêm Tiết, Liêm Túc, Thanh Bình, Thanh Chung, Thanh Giang, Thanh Hà, Thanh Hải, Thanh Hương, Thanh Lưu, Thanh Nghị, Thanh Nguyên, Thanh Phong, Thanh Tâm, Thanh Tân, Thanh Thủy, Thanh Tuyền.
Ngày 14 tháng 12 năm 1982, chia lại xã Thanh Chung thành 2 xã Thanh Châu và Liêm Chung, chia lại xã Thanh Giang thành 2 xã Liêm Tuyền và Liêm Chính.
Ngày 17 tháng 12 năm 1982, các xã Thanh Châu và Liêm Chính được sáp nhập vào thị xã Hà Nam.
Huyện Thanh Liêm còn lại 21 xã: Liêm Cần, Liêm Chung, Liêm Phong, Liêm Sơn, Liêm Thuận, Liêm Tiết, Liêm Túc, Liêm Tuyền, Thanh Bình, Thanh Hà, Thanh Hải, Thanh Hương, Thanh Lâm, Thanh Lưu, Thanh Nghị, Thanh Nguyên, Thanh Phong, Thanh Tâm, Thanh Tân, Thanh Thủy, Thanh Tuyền.
Ngày 10 tháng 1 năm 1984, chia xã Thanh Tuyền thành 2 đơn vị hành chính là xã Thanh Tuyền và thị trấn Kiện Khê (địa bàn xã Thanh Lâm cũ). Tuy nhiên Kiện Khê không phải là thị trấn huyện lỵ huyện Thanh Liêm, các cơ quan hành chính huyện đóng tại xã Thanh Lưu.
Ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Nam Ninh chia thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình, huyện Thanh Liêm thuộc tỉnh Nam Hà.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Nam Hà lại chia thành hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, huyện Thanh Liêm thuộc tỉnh Hà Nam vừa tái lập.
Năm 1997, huyện lỵ huyện Thanh Liêm dời về xã Thanh Tuyền.
Cuối năm 1999, huyện Thanh Liêm có 1 thị trấn Kiện Khê và 20 xã: Liêm Cần, Liêm Chung, Liêm Phong, Liêm Sơn, Liêm Thuận, Liêm Tiết, Liêm Túc, Liêm Tuyền, Thanh Bình, Thanh Hà, Thanh Hải, Thanh Hương, Thanh Lưu, Thanh Nghị, Thanh Nguyên, Thanh Phong, Thanh Tâm, Thanh Tân, Thanh Thủy, Thanh Tuyền.
Ngày 25 tháng 9 năm 2000, xã Liêm Chung được sáp nhập vào thị xã Phủ Lý. Huyện Thanh Liêm còn lại thị trấn Kiện Khê và 19 xã: Liêm Cần, Liêm Phong, Liêm Sơn, Liêm Thuận, Liêm Tiết, Liêm Túc, Liêm Tuyền, Thanh Bình, Thanh Hà, Thanh Hải, Thanh Hương, Thanh Lưu, Thanh Nghị, Thanh Nguyên, Thanh Phong, Thanh Tâm, Thanh Tân, Thanh Thủy, Thanh Tuyền.
Ngày 23 tháng 7 năm 2013, các xã Liêm Tuyền, Liêm Tiết và Thanh Tuyền được sáp nhập vào thành phố Phủ Lý (trừ khu hành chính huyện thuộc xã Thanh Tuyền được điều chỉnh về xã Thanh Hà).
Huyện Thanh Liêm còn lại 1 thị trấn và 16 xã. Huyện lỵ của huyện tạm đặt tại xã Thanh Hà.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, thành lập thị trấn Tân Thanh, thị trấn huyện lỵ huyện Thanh Liêm trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích và dân số của hai xã Thanh Bình và Thanh Lưu. Từ đó, huyện Thanh Liêm có 2 thị trấn và 14 xã như hiện nay.
- Vị trí địa lý
Huyện Thanh Liêm nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Nam, nằm cách thành phố Phủ Lý khoảng 12 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 72 km, có vị trí địa lý:
+ Phía Đông giáp huyện Bình Lục.
+ Phía Tây giáp huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình.
+ Phía Nam giáp huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định và huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
+ Phía Bắc giáp thành phố Phủ Lý và huyện Kim Bảng.
- Diện tích và dân số
Dân số huyện Thah Liêm đạt 144.760 người. Mật độ dân số đạt 827 người/km²
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 17.501,94 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 9.200,95 ha chiếm 53%, đất lâm nghiệp chiếm 26%, đất chuyên dùng chiếm 12,2%, đất khu dân cư chiếm 4,2%, còn lại là đất chưa sử dụng. Đất vùng đồng bằng được hình thành từ phù sa sông Hồng và sông Đáy, thích hợp với việc trồng lúa và hoa màu. Vùng đồi núi chủ yếu là đất nâu vàng và đất màu, thích hợp cho phát triển cây lấy gỗ, cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên
Huyện Thanh Liêm nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 đến 1.900mm song phân bổ không đều, tập trung chủ yếu vào từ tháng 6 đến tháng 9 dễ gây úng, lụt, rất khó khăn cho công tác phòng chống lụt bão.
Huyện Thanh Liêm có dãy núi đá vôi với trữ lượng lớn hàng tỷ m3, tập trung tại 05 xã ven sông đáy (Thanh Thuỷ, Kiện Khê, Thanh Nghị, Thanh Tân, Thanh Hải) đã hình thành nên khu khai thác chế biến đá và sản xuất xi măng với trữ lượng lớn trên địa bàn huyện. Huyện Thanh Liêm còn có nguồn đất sét sản xuất xi măng, gốm mỹ nghệ tập trung ở 02 xã Thanh Tâm, Liêm Sơn, thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp; sông Châu Giang và sông Đáy phục vụ nước tưới tiêu và tạo nên một vùng đất màu mỡ, phì nhiêu.
- Giao thông
Đường bộ: Tổng chiều dài đường bộ của huyện là 921,1 km, trong đó có 2 tuyến quốc lộ dài 20 km. Tỉnh lộ có 6 tuyến với chiều dài 46,4 km, đường huyện có 8 tuyến dài 55,7 km và đường giao thông nông thôn dài 799 km. Đường sắt Bắc Nam đi qua 2 xã của huyện là Liêm Cần và Liêm Phong với chiều dài 5 km.
Quốc lộ 1 chạy theo hướng Bắc – Nam, từ thành phố Phủ Lý, qua giữa huyện, sang tỉnh Ninh Bình.
Quốc lộ 21A, quốc lộ 21B chạy cắt qua phần đông bắc huyện, theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, từ Phủ Lý, sang huyện Bình Lục. Quốc lộ 21C nối chùa Hương Hà Nội đến chùa Bái Đính Ninh Bình.
Đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình chạy dọc theo hướng Bắc – Nam, từ thành phố Phủ Lý qua phía đông huyện, sang tỉnh Nam Định.
Đường sắt: có tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc – Nam, chạy men theo quốc lộ 21A, sang huyện Bình Lục rồi sang Nam Định.
Đường thủy nội địa trên địa bàn có 27 km qua hai tuyến sông Đáy và sông Châu Giang.
- Du lịch
Thanh Liêm có tiềm năng du lịch khá lớn với nhiều hang động đẹp, đã từng là căn cứ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Huyện có vùng đồi rừng rất thích hợp cho phát triển du lịch sinh thái, kết hợp với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Kẽm Trống, chùa Tiên và hệ thống đình chùa cổ được xếp hạng di tích lịch sử như chùa Trinh Tiết, chùa Châu, chùa Đá, chùa Lại Xá thờ Lý Thường Kiệt,… Huyện có 13 di tích lịch sử văn hóa được công nhận, trong đó có 9 di tích cấp quốc gia.
THAM KHẢO THÊM: