Huyện Tân Trụ là một huyện nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Long An, thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Đây là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, gần thành phố Tân An và Thành phố Hồ Chí Minh. Xin mời các bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Tân Trụ (Long An).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Tân Trụ (Long An):
LƯU Ý: TRÊN ĐÂY LÀ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CŨ CỦA HUYỆN TÂN TRỤ
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, sáp nhập xã Mỹ Bình và xã An Nhựt Tân thành xã Tân Bình. Huyện Tân Trụ có 1 thị trấn và 9 xã như hiện nay.
Đơn vị hành chính cũ hiện không còn tồn tại là:
-
Xã An Nhựt Tân
-
Xã Mỹ Bình
2. Có bao nhiêu xã, phường thuộc huyện Tân Trụ (Long An)?
Huyện Tân Trụ có 10 đơn vị hành chính cấp phường xã. Trong đó bao gồm 1 thị trấn, 9 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Tân Trụ (huyện lỵ) |
2 | Xã Bình Lãng |
3 | Xã Bình Tịnh |
4 | Xã Bình Trinh Đông |
5 | Xã Đức Tân |
6 | Xã Lạc Tấn |
7 | Xã Nhựt Ninh |
8 | Xã Quê Mỹ Thạnh |
9 | Xã Tân Bình |
10 | Xã Tân Phước Tây |
3. Giới thiệu chung về thuộc huyện Tân Trụ (Long An):
Vị trí địa lý:
Tân Trụ thuộc vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long kẹp giữa hai công sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, là một huyện nằm phía Đông Nam của tỉnh Long An, có địa giới hành chính:
-
Phía Bắc tiếp giáp với huyện Bến Lức.
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Cần Đước.
-
Phía Nam tiếp giáp với huyện Châu Thành.
-
Phía Tây tiếp giáp với thành phố Tân An và huyện Thủ Thừa.
Diện tích, dân số:
Huyện Tân Trụ có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 106,5 km² và dân số khoảng 66.502 người (2019), mật độ dân số đạt khoảng 624 người/km².
4. Điều kiện tự nhiên của huyện Tân Trụ (Long An):
Khí hậu:
Khí hậu của huyện Tân Trụ thuộc vùng nhiệt đới cận xích đạo gió mùa với hai mùa khô và mùa mưa tương phản. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến hết tháng 4 năm sau. Mùa mưa ở Tân trụ thường đến sớm hơn và chấm dứt sớm hơn các huyện phía Bắc của tỉnh Long An.
Tổng lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1.900 mm, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 và 10, chiếm khoảng 90% lượng nước mưa (khoảng 1.500 – 1.600 mm). Lượng mưa phân bố không đều trong năm: mùa mưa chiếm 85 – 90% lượng mưa cả năm.
Từ tháng 9 đến tháng 10 có lượng mưa lớn trùng với mùa lũ nên thường xảy ra ngập úng. Về mùa khô, lượng mưa thấp. Mưa ít nhất vào các tháng 2 và 3, vào thời điểm này hầu như không có mưa. Lượng bốc hơi ngược lại, cao ở mùa khô, chiếm tới 67 – 68% tổng lượng bốc hơi cả năm.
Chế độ mưa là yếu tố khí hậu cơ bản tạo ra sự tương phản giữa 2 mùa khô và mùa mưa. Sự tương phản về mùa trong năm chi phối các yếu tố khí hậu khác: Chế độ nhiệt, chế độ nắng và chế độ mưa.
Nhiệt độ không khí trung bình xấp xỉ 27⁰C, nhiệt độ trung bình thấp nhất từ 15 – 17°C, thường xảy ra vào tháng 12, trung bình cao nhất từ 31,5 – 32°C, thường gặp vào tháng 3 – 4 hàng năm.
Ẩm độ không khí cũng chênh lệch cao giữa mùa mưa và khô. Độ ẩm trung bình 79,5%. Nhưng thời điểm thấp nhất chỉ có 20%, cao nhất đạt tới xấp xỉ 100%.
Chế độ nắng khá dồi dào, trung bình 2.700 giờ/năm, từ 7- 8 giờ/ngày. Số giờ nắng trung bình nhiều nhất vào các tháng đầu mùa khô (tháng 1, 2, 3), ít nắng nhất vào các tháng giữa mùa mưa (tháng 7, 8, 9).
Hướng gió cũng thay đổi theo mùa với hai chế độ: Chế độ gió mùa mưa và mùa khô. Vào mùa khô, gió chủ yếu thịnh hành theo hướng Đông Bắc với tốc độ trung bình 5 – 7 m/s. Tân Trụ ít có bão, tuy nhiên đôi khi ảnh hưởng bão và áp thấp nhiệt đới, có mưa lớn xảy ra.
Nhiệt độ không khí ổn định là một ưu thế của khí hậu, thuận lợi để tăng năng suất sinh học và cây trông nông nghiệp. Tuy nhiên, chế độ khí hậu tương phản theo mùa đã gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống con người, đặc biệt là thiếu nguồn nước ngọt trong mùa khô.
Tài nguyên thiên nhiên:
* Tài nguyên đất:
Đất ở Tân trụ thuộc loại đất phù sa. Đất phù sa được chia làm 3 loại. Trong đó, đất phù sa đang phát triển có 4.362 ha, chiếm 41%; đất phù sa đang phát triển điển hình có 2.384 ha, chiếm 22,4%.
Đất phèn có 6 loại. Trong đó, đất phèn nhẹ có 1.650 ha, chiếm 15,5%, đất phèn nhẹ nhiễm mặn có 1.200 ha, chiếm 11,3%. Đất phèn nhiễm mặn nặng có 237 ha, chiếm 2,2% diện tích.
Tiềm năng lớn nhất của huyện Tân Trụ là đất đai. Trong đó đất nông nghiệp có khoảng 7.790 ha, chiếm trên 73% diện tích tự nhiên, đất ở có 1.040 ha, chiếm 9,75% diện tích đất tự nhiên, đất chuyên dùng khoảng 671 ha chiếm 5,78%. Việc sử dụng đất đai của huyện theo hướng tận dụng nguồn tài nguyên đất đai sẵn có vào mục đích phát triển kinh tế – xã hội của huyện.
* Tài nguyên nước:
Nguồn nước mặt trên địa bàn huyện Tân Trụ khá phong phú Tân Trụ được, bao quanh bởi hệ thống 2 con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây. Phía sông Vàm Cỏ Đông là 15,5 km và phía sông Vàm Cỏ Tây là 20 km.
Đồng Tháp Mười có tổng lượng nước trung bình hàng năm khoảng 460 tỷ m3, là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sông Vàm Cỏ Tây về mùa khô. Ngoài ra, còn sông Nhật Tảo cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt tạo nguồn cung cấp thêm nước mặt cho sản xuất và đời sống của con người.
Nguồn nước mưa:
Do chế độ mưa phân phối không đồng đều nên thường gây ra úng cục bộ trong mùa mưa và thiếu nước ngọt trong mùa khô. Nước mưa là nguồn chủ yếu được trữ để sinh hoạt cả năm.
Nguồn nước mặn:
Tân Trụ nằm giữa hạ lưu của sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, cho nên ảnh hưởng chế độ bán nhật triều biển Đông khá mạnh. Vào mùa khô, nước mặn từ cửa Soài Rạp theo cửa sông chảy vào hệ thống kênh nội đồng làm cho quá trình nhiễm mặn xảy ra. Tuy nhiên, nguồn nước mặn cũng là một lợi thế để phát triển sinh thái ngập mặn về thuỷ sản.
Nguồn nước ngầm:
Các tầng chứa nước nông có chất lượng trung bình và kém, hầu như bị nhiễm phèn, không sử dụng trực tiếp được.
Các tầng ở độ sâu 280 – 320 m có chất lượng nước trung bình và tốt có thể cung cấp cho sinh hoạt con người.
* Thủy văn:
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu tác động mạnh của chế độ bán nhật triều của Biển Đông.
Vào mùa khô, thuỷ triều đưa nước mặn từ cửa Soài Rạp vào nội đồng. Ở hệ thống sông Vàm Cỏ Đông (tại Bến Lức) có số ngày nhiễm mặn khoảng 130 – 160 ngày. Ở hệ thống sông Vàm Cỏ Tây đô mặn, thường xuất hiện trễ hơn ở sông Vàm Cỏ Đông 12- 20 ngày (xuất hiện vào giữa tháng 2). Ngược lại, vào mùa mưa, chế độ dòng chảy chịu tác động của lũ từ hệ thống sông Tiền tràn qua khu vực Đồng Tháp Mười gây ra úng nhiều nơi trên địa bàn.
Mực nước giữa sông Vàm Cỏ Tây và sông Vàm Cỏ Đông chênh lệch nhau khoảng 0,15m. Lợi dụng sự chênh lệch này, vào mùa khô có thể lấy nước tự chảy từ sông Vàm Cỏ Tây vào khu vực nội đồng thuận lợi hơn phía sông Vàm Cỏ Đông. Vào mùa mưa có thể tiêu nước qua sông Vàm Cỏ Đông dễ dàng hơn phía sông Vàm Cỏ Tây.
Địa hình và địa chất:
* Địa hình: Địa hình của huyện Tân Trụ khá bằng phẳng, hơi nghiêng về phía Đông, độ cao trung bình là + 0,85 m.
* Địa chất: Địa chất của huyện thuộc loại đất phù sa mới được bồi đắp trên nền đất mềm yếu.
Giao thông thủy lợi:
Huyện Tân Trụ có vị trí khá thuận lợi, cách Thành phố Tân An 15 km về phía Tây, cách thành phố Hồ Chí Minh 40 km về phía Bắc. Từ trung tâm huyện có đường ôtô nối với quốc lộ 1A. Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây bao bọc hai bên, thuận tiện cả về giao thông thuỷ bộ.
Nguồn nước tưới được cung cấp thường xuyên bởi hai con sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn nhiều nhánh sông như sông Nhựt Tảo, sông Tân Trụ và hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Hệ thống thủy lợi Nhựt Tảo cơ bản khép kín thông qua việc thi công các cống đầu mối (sông rạch thông ra Sông vàm Cỏ Đông và vàm Cỏ Tây) và đê bao ven sông. Hiện nay, ngăn được lũ và triều cường, chống được mặn xâm nhập vào nội đồng, chủ động trong tưới tiêu.
5. Quy hoạch hạ tầng giao thông huyện Tân Trụ (Long An):
Hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện Tân Trụ được quy hoạch bao gồm các loại hình giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt như sau:
Giao thông đường bộ huyện Tân Trụ:
* Lưu lượng truy cập ra nước ngoài:
-
Tỉnh lộ 827E – tuyến đường nối TP. Hồ Chí Minh – Long An – Tiền Giang: 100m . rộng
-
Đường tỉnh 832 (điểm đầu tại ranh xã Tân Bình, điểm cuối tại ngã ba Nhựt Ninh, lộ giới 50m.
-
Tỉnh lộ 833 (điểm đầu tại cầu Ông Liêu và kết thúc tại bến đò Thuận Lợi, xã Nhựt Ninh. Tuyến qua địa bàn 06 xã, thị trấn gồm: Lạc Tấn, Bình Lãng, Bình Tịnh, thị trấn Tân Trụ, Đức Tân, Nhựt Ninh1): Lộ giới 40 – 50m.
-
Tỉnh lộ 833B (điểm đầu tại đường đỏ Nhựt Tảo và kết thúc tại ngã tư Lạc Tấn): Lộ giới 40 – 50m.
-
Tỉnh lộ 833C (Cái Tài ĐT) (điểm đầu giao với ĐT 833D (ĐT Tân Bình cũ) và kết thúc tại ngã tư Lạc Tấn): lộ giới 40m.
-
Tỉnh lộ 833D (ĐT Tân Bình cũ) (điểm đầu ĐT.833C (ĐT Cái Tài) và điểm cuối ĐT.832): Lộ giới 50m.
-
ĐT.827D (ĐH 25 cũ): Nâng cấp từ ĐH.25 bắt đầu từ bến phà Tân Trụ, kết thúc tại bến phà Tân Phước (xã Tân Phước Tây). Đường 40m.
* Giao thông đô thị: Xây dựng hệ thống giao thông đô thị phù hợp với đồ án quy hoạch chung đô thị.
* Giao thông nông thôn: Đường trục xã, đường liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt tiêu chuẩn cấp V.
Giao thông đường thủy:
* Đường thủy đối ngoại: Có 02 tuyến chính là sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây, hai sông này hợp lưu với nhau tạo thành sông Vàm Cỏ, từ đây nối với sông Soài Rạp có thể xuôi ra biển Đông hoặc về TP.Hồ Chí Minh.
* Đường thủy nội bộ: Sông Nhựt Tảo, rạch Cây Sao, rạch Cái Tài, rạch Cầu Dầu, rạch Ông Đồ, rạch Ông Hồng, rạch Ông Đầm, rạch Bà Rọm, rạch Bình Tây, rạch Cả, rạch Thôn Thành, rạch Đồng Nhiệm, rạch Tân Trụ.
* Giao thông đường sắt:
Trên địa bàn huyện có tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM đi Cần Thơ chạy qua 02 xã: Tân Bình và Quê Mỹ Thạnh. Việc xây dựng trên địa bàn 2 xã phải tuân thủ hành lang an toàn đường sắt theo quy định.
THAM KHẢO THÊM: