Huyện Như Xuân nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hoá, cách Trung tâm Thành phố Thanh Hóa 60km. Như Xuân có nhiều tiềm năng và thế mạnh: Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc biệt là tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai. Mời bạn đọc tìm hiểu kĩ hơn về huyện Như Xuân qua bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Như Xuân (Thanh Hóa):
2. Huyện Như Xuân (Thanh Hóa) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Như Xuân có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Yên Cát (huyện lỵ) và 15 xã:
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa) |
1 | Thị trấn Yên Cát |
2 | Xã Bãi Trành |
3 | Xã Bình Lương |
4 | Xã Cát Tân |
5 | Xã Cát Vân |
6 | Xã Hóa Quỳ |
7 | Xã Tân Bình |
7 | Xã Thanh Hòa |
7 | Xã Thanh Lâm |
7 | Xã Thanh Phong |
7 | Xã Thanh Quân |
7 | Xã Thanh Sơn |
7 | Xã Thanh Xuân |
7 | Xã Thượng Ninh |
7 | Xã Xuân Bình |
7 | Xã Xuân Hòa |
3. Tổng quan huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá:
Huyện Như Xuân nằm ở phía Tây Nam tỉnh Thanh Hoá, cách Trung tâm Thành phố Thanh Hóa 60km; phía Bắc giáp huyện Thường Xuân, phía Nam và phía Tây giáp tỉnh Nghệ An, phía Đông giáp huyện Như Thanh. Với vị trí địa lý thuận lợi, Như Xuân được xem là một trong những vùng động lực kinh tế nổi bật của khu vực Nam Thanh- Bắc Nghệ trong tương lai.
Về tự nhiên, Như Xuân mang nhiều đặc điểm khí hậu tự nhiên của khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều, có mùa đông lạnh. Nhiệt độ trung bình trên 23 độ C. Tổng diện tích đất tự nhiên 72.171,84 ha, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp.
Do điều kiện địa hình chi phối, hệ thống sông, suối của Như Xuân thường ngắn, dốc. Như Xuân có 123 hồ đập thủy lợi, trong đó có 88 hồ đập có khả năng khai thác ví dụ: Hồ Sông Mực, hồ Khe Hương, hồ Khe Hạ, hồ Đồng Cần, hồ Bản Mồng, đập Bù Rằm. Hồ Sông Mực là hồ có diện tích lớn nhất tại khu vực miền Đông Như Xuân, có vai trò rất quan trọng, là điểm nhấn trong hoạt động khai thác và phát triển khu du lịch danh thắng, sinh thái Bến En.
Như Xuân có nhiều tiềm năng và thế mạnh: Tài nguyên thiên nhiên đa dạng, đặc biệt là tài nguyên rừng, tài nguyên đất đai; nguồn gen động, thực vật phong phú; nhiều thắng cảnh tự nhiên, di sản văn hóa tiêu biểu, đặc sắc; nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; giao thông thuận lợi. Nhờ đó, Như Xuân có điều kiện phát triển một nền kinh tế đa dạng, với nhiều ngành nghề như: Nông- lâm- ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch.
Hiện nay, Như Xuân có dân số khoảng 70 nghìn người, với 4 dân tộc chủ yếu: Dân tộc Thái (chiếm 43%), Dân tộc Thổ (14,5%), Dân tộc Mường (5,5%) và Dân tộc Kinh (37%), trong đó có khoảng 47 nghìn người trong độ tuổi lao động, chiếm 67% dân số toàn huyện.
Nhằm thu hút các nhà đầu tư, trong những năm qua, Như Xuân đã tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện trên địa bàn huyện có các tuyến đường quan trọng như: Đường Hồ Chí Minh, đường ngang Bãi Trành nối với cảng nước sâu Nghi Sơn. Hệ thống đường giao thông trong huyện đã được đầu tư xây dựng về đến hầu hết các xã, thôn. Từ trung tâm huyện đi Thành phố Thanh Hóa theo quốc lộ 45 hết khoảng 1 giờ ô tô. Đi Hà Nội theo quốc lộ 45 và quốc lộ 1A hết khoảng 4 giờ ô tô; Đi Hà Nội theo đường Hồ Chí Minh hết khoảng 3 giờ ô tô. Đi thành phố Hồ Chí Minh hết khoảng 30 phút ô tô đến Cảng hàng không Thọ Xuân và hết khoảng 2 giờ bay từ Cảng hàng không Thọ Xuân đến Thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường cao tốc Bắc Nam (đoạn Ninh Bình – Thanh Hóa) được hoàn thành trong tương lai, cách huyện khoảng 20km về hướng Đông Bắc, thuận lợi cho giao lưu với các tỉnh, thành trong nước. Ngoài ra, Như Xuân còn các tuyến đường liên xã quan trọng như: Tuyến đường Xuân Quỳ – Thanh Quân dài 24km, tuyến đường Xuân Quỳ – Thanh Xuân dài 20km, tuyến đường Yên Cát- Bình Lương – Tân Bình Xuân Khang dài 18km, Quốc lộ 45 kéo dài đi Thanh Quân giao với quốc lộ 48 Như Xuân đi Quế Phong (Nghệ An) dài 35km.
Hệ thống cấp nước, hệ thống thông tin liên lạc, Internet cũng được quan tâm đầu tư xây dựng, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của người dân và doanh nghiệp cũng như nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của huyện.
Toàn huyện có 54 cơ sở giáo dục, trong đó có 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp – giáo dục thường xuyên. Đây là nơi hàng năm đào tạo hàng trăm công nhân các ngành nghề khác nhau, đáp ứng nhu cầu về lao động của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp may mặc.
Huyện có 18 cơ sở y tế, trong đó có 02 cơ sở tuyến huyện và 16 cơ sở tuyến xã. Công tác chăm sóc y tế cho người dân trong huyện không ngừng được đẩy mạnh và nâng cao chất lượng. Hiện nay, tổng số bệnh nhân đến khám chữa bệnh ở các tuyến đạt hơn 20 nghìn người/năm. Đây là những điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư ở lĩnh vực y tế, đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn toàn tỉnh và cả nước.
4. Lịch sử hình thành các xã phường thuộc huyện Như Xuân (Thanh Hóa):
Sau năm 1954, huyện Như Xuân có 16 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 xã: Bình Lương, Cán Khê, Cát Tân, Mậu Lâm, Phượng Nghi, Tân Bình, Thanh Kỳ, Thanh Lâm, Thanh Sơn, Thượng Ninh, Xuân Bình, Xuân Du, Xuân Khang, Xuân Thái, Xuân Thọ và Yên Thọ.
Ngày 4 tháng 9 năm 1964, Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 232-NV .Theo đó:
- Chia xã Cát Tân thành 3 xã: Cát Tân, Cát Vân và Hóa Quỳ
- Chia xã Mậu Lâm thành 2 xã: Mậu Lâm và Phú Nhuận
- Chia xã Thanh Lâm thành 2 xã: Thanh Lâm và Thanh Phong
- Chia xã Thanh Sơn thành 2 xã: Thanh Sơn và Thanh Quân
- Chia xã Thượng Ninh thành 2 xã: Thượng Ninh và Yên Lễ
- Chia xã Xuân Khang thành 2 xã: Xuân Khang và Hải Vân
- Chia xã Xuân Thái thành 2 xã: Xuân Thái và Xuân Phúc.
Ngày 15 tháng 3 năm 1969, thành lập thị trấn nông trường Bãi Trành.
Ngày 29 tháng 8 năm 1980,
- Chia xã Yên Thọ thành 2 xã: Yên Thọ và Yên Lạc
- Chia xã Thanh Kỳ thành 2 xã: Thanh Kỳ và Phú Sơn
- Chuyển xã Phú Sơn về huyện Tĩnh Gia quản lý.
Ngày 2 tháng 10 năm 1981, chia xã Hóa Quỳ thành 2 xã: Hóa Quỳ và Xuân Quỳ.
Ngày 14 tháng 12 năm 1984:
- Chia xã Thanh Kỳ thành 2 xã: Thanh Kỳ và Thanh Tân
- Chia xã Thanh Lâm thành 2 xã: Thanh Lâm và Thanh Xuân.
Ngày 29 tháng 2 năm 1988:
- Chia xã Hải Vân thành 2 xã: Hải Long và Hải Vân
- Chia xã Xuân Phúc thành 2 xã: Xuân Phúc và Phúc Đường.
Ngày 14 tháng 9 năm 1989, thành lập thị trấn Yên Cát (thị trấn huyện lị huyện Như Xuân) trên cơ sở một phần diện tích và dân số của xã Yên Lễ.
Cuối năm 1995, huyện Như Xuân có thị trấn Yên Cát, thị trấn nông trường Bãi Trành và 30 xã: Bình Lương, Cán Khê, Cát Tân, Cát Vân, Hải Long, Hải Vân, Hóa Quỳ, Mậu Lâm, Phú Nhuận, Phúc Đường, Phượng Nghi, Tân Bình, Thanh Kỳ, Thanh Lâm, Thanh Phong, Thanh Quân, Thanh Sơn, Thanh Tân, Thanh Xuân, Thượng Ninh, Xuân Bình, Xuân Du, Xuân Khang, Xuân Phúc, Xuân Quỳ, Xuân Thái, Xuân Thọ, Yên Lạc, Yên Lễ, Yên Thọ.
Ngày 18 tháng 11 năm 1996, tách 16 xã: Thanh Kỳ, Thành Tân, Xuân Thái, Yên Lạc, Yên Thọ, Xuân Phúc, Phúc Đường, Xuân Thọ, Xuân Khang, Hải Long, Phú Nhuận, Mậu Lâm, Phượng Nghi, Xuân Du, Cán Khê và Hải Vân thành lập huyện Như Thanh. Huyện Như Xuân còn lại 1 thị trấn và 14 xã.
Ngày 5 tháng 8 năm 1999, thành lập xã Thanh Hòa trên cơ sở 9.187 ha diện tích tự nhiên và 1.813 nhân khẩu của xã Thanh Phong.
Ngày 9 tháng 1 năm 2004, giải thể thị trấn nông trường Bãi Trành để thành lập 2 xã Bãi Trành và Xuân Hòa.
Ngày 16 tháng 10 năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa (nghị quyết có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2019). Theo đó:
- Sáp nhập xã Yên Lễ vào thị trấn Yên Cát
- Sáp nhập xã Xuân Quỳ vào xã Hóa Quỳ.
Huyện Như Xuân có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.
THAM KHẢO THÊM: