Nghĩa Đàn là huyện miền núi, nằm trong vùng sinh thái phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An cách thành phố Vinh 95 km về phía Tây Bắc. Huyện có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An. Để hiểu rõ hơn, mời bạn tham khảo bài viết: Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An:
2. Huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) có bao nhiêu xã phường?
Huyện Nghĩa Đàn có tổng 23 xã, gồm thị trấn Nghĩa Đàn (huyện lỵ) và 22 xã: Nghĩa An, Nghĩa Bình, Nghĩa Đức, Nghĩa Hiếu, Nghĩa Hội, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hưng, Nghĩa Khánh, Nghĩa Lạc, Nghĩa Lâm, Nghĩa Long, Nghĩa Lộc, Nghĩa Lợi, Nghĩa Mai, Nghĩa Minh, Nghĩa Phú, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thành, Nghĩa Thịnh, Nghĩa Thọ, Nghĩa Trung, Nghĩa Yên.
STT | Danh sách các xã phường thuộc huyện Nghĩa Đàn |
1 | Thị trấn Nghĩa Đàn |
2 | Xã Nghĩa Mai |
3 | Xã Nghĩa Yên |
4 | Xã Nghĩa Lạc |
5 | Xã Nghĩa Lâm |
6 | Xã Nghĩa Sơn |
7 | Xã Nghĩa Lợi |
8 | Xã Nghĩa Bình |
9 | Xã Nghĩa Thọ |
10 | Xã Nghĩa Minh |
11 | Xã Nghĩa Phú |
12 | Xã Nghĩa Hưng |
13 | Xã Nghĩa Hồng |
14 | Xã Nghĩa Thịnh |
15 | Xã Nghĩa Trung |
16 | Xã Nghĩa Hội |
17 | Xã Nghĩa Thành |
18 | Xã Nghĩa Hiếu |
19 | Xã Nghĩa Đức |
20 | Xã Nghĩa An |
21 | Xã Nghĩa Long |
22 | Xã Nghĩa Lộc |
23 | Xã Nghĩa Khánh |
3. Giới thiệu về huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An):
- Lịch sử hình thành
Huyện Nghĩa Đàn là một trong những “cái nôi” của người Việt cổ với di chỉ khảo cổ Làng Vạc, những chiếc trống đồng biểu tượng rực rỡ của nền văn hoá Đông Sơn từ thuở các Vua Hùng dựng nước. Từ năm Minh Mệnh thứ 21 (1840), tổ chức hành chính Nghệ An được sắp xếp lại và lập thêm một số huyện. Phủ Quỳ Châu vốn trước có 2 huyện là Trung Sơn (Quế Phong) và Thuý Vân được chia ra và lập thêm một huyện mới: Huyện Nghĩa Đường. Đến năm 1885, vua Đồng Khánh lên ngôi đã cho đổi tên huyện Nghĩa Đường thành Nghĩa Đàn (vì kỵ huý). Tên gọi Nghĩa Đàn có từ đó.
Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 52- CP cắt 10 xã của huyện Nghĩa Đàn để thành lập huyện Tân Kỳ và 3 xã cho huyện Quỳ Hợp. Sau khi chia tách, huyện Nghĩa Đàn mới gồm thị trấn Thái Hòa và 23 xã. Đến năm 1995, thực hiện Nghị định 83/CP ngày 25/11/1995 của Chính phủ, giải thể các thị trấn Nông trường Đông Hiếu, Cờ Đỏ, 1-5,19-5 và Tây Hiếu, Nghĩa Đàn có thêm 8 xã mới ra đời từ 5 thị trấn nông trường quốc doanh, đó là: Đông Hiếu, Nghĩa Hồng, Nghĩa Sơn, Nghĩa Bình, Nghĩa Phú, Tây Hiếu,Nghĩa Hiếu, Nghĩa Tân, đưa Nghĩa Đàn trở thành huyện có 32 xã, thị trấn.
Sự phát triển trên các lĩnh vực trong những năm đổi mới đã là nhân tố có tính quyết định để hình thành và ra đời một đô thị mới- thị xã Thái Hoà. Chính phủ ban hành Nghị định số 164/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Nghĩa Đàn để thành lập thị xã Thái Hoà, gồm Thị trấn Thái Hoà và 7 xã vùng trung tâm. Năm 2012 thành lập thị trấn Nghĩa Đàn, huyện Nghĩa Đàn hiện nay có 24 xã và 1 thị trấn.
- Vị trí địa lý
Nghĩa Đàn là huyện miền núi, nằm trong vùng sinh thái phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, có tọa độ 19 .o13′ – 19o33′ vĩ độ Bắc, 105o18′ – 105o35′ Kinh Đông, cách thành phố Vinh 95 km về phía Tây Bắc. Huyện có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng Tây Bắc tỉnh Nghệ An; Quốc lộ 48 và đường Hồ Chí Minh đi qua, thuận lợi cho việc phát triển, giao thương và hội nhập kinh tế.
+ Phía Đông giáp thị xã Thái Hòa và huyện Quỳnh Lưu
+ Phía Tây giáp huyện Quỳ Châu và huyện Quỳ Hợp
+ Phía Nam giáp huyện Tân Kỳ
+ Phía Bắc giáp với huyện Như Xuân và huyện Như Thanh của tỉnh Thanh Hóa.
- Diện tích và dân số
Huyện Nghĩa Đàn có tổng diện tích đất tự nhiên 617,55 km², dân số năm 2018 đạt 140.820 người, chủ yếu là người Kinh, Thái, Thổ,…
- Địa hình
Nghĩa Đàn là huyện có điều kiện địa hình thuận lợi so với các huyện trung du, miền núi trong tỉnh. Đồi không quá cao, chủ yếu thấp thoai thoải, bao quanh huyện từ phía Tây sang phía Bắc, phía Đông và Đông Nam là các dãy núi tương đối cao. Một số đỉnh có độ cao từ 300 – 400m như: Dãy Chuột Trắng, Dãy Bồ Bồ, Dãy Cột Cờ,…
Khu vực phía Tây Nam và hầu hết các xã trong huyện là đồi núi. Xen giữa đồi núi thoai thoải là các thung lũng có độ cao trung bình từ 50 – 70m so với mực nước biển. Địa hình của huyện phân bố như sau:
+ Đồi núi thoai thoải chiếm 65%
+ Đồng bằng và thung lũng chiếm 8%
+ Núi cao chiếm 27%.
Ngoài ra, do đặc điểm kiến tạo của địa hình, Nghĩa Đàn có đất đai tương đối bằng phẳng, diện tích lớn, ít đồi núi là điều kiện thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp phong phú.
- Văn hóa du lịch
Điểm tham quan tiêu biểu: Di tích-danh thắng: làng Vạc, du lịch hồ Sông Sào, cánh đồng hoa hướng dương,…
Lễ hội chính: Lễ hội Làng Vạc, thị xã Nghĩa Hoà, tổ chức từ 7 đến 9/2 âm lịch,…
- Giao thông
Trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn có các tuyến đường giao thông qua điểm bao gồm:
+ Quốc lộ 15
+ Quốc lộ 48A
+ Quốc lộ 36
Ngoài ra, Nghĩa Đàn còn có nhiều tuyến đường liên huyện, liên thị được tỉnh Nghệ An đầu tư xây dựng trong thời gian qua.
4. Bản đồ quy hoạch hhuyện Nghĩa Đàn (Nghệ An):
Tại hội nghị, các đại biểu tỉnh Nghệ An đã thông qua 3 Nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất năm 2030 và quy hoạch sử dụng đất năm đầu huyện Nghĩa Đàn; Phê duyệt danh mục 59 công trình trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2025, với tổng mức đầu tư dự kiến trên 334 tỷ đồng; Nghị quyết về phân loại, thu gom, vận chuyển, kiểm soát khối lượng và quản lý kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn.
Theo tờ trình và dự thảo nghị quyết về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất đến năm 2022 huyện Nghĩa Đàn, diện tích đất nông nghiệp đến năm 2030 là 49.306 ha; giảm 4.057 ha so với năm 2020. Trong đó, giảm từ các loại cây lâu năm khác giảm 862,7 ha; đất trồng lúa giảm 632,5 ha; đất phòng hộ 83ha; đất nuôi trồng thủy sản gần 50 ha.
Để kịp thời phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của cấp huyện phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, ngày 10 tháng 02 năm 2022, Sở Tài nguyên và Môi trường ban hành Công văn số 801/STNMT-QLĐĐ yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Đối với UBND huyện Nghĩa Đàn: Khẩn trương hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm kỳ đầu của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gửi Sở Tài nguyên và Môi trường cho ý kiến. Các sở, ban, ngành tổ chức thẩm định. Hoàn thành trước ngày 28 tháng 2 năm 2022.
Ngày 03/8/2022, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Quyết định số 258/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất năm kỳ đầu của quy hoạch chung huyện Nghĩa Đàn.
Theo quyết định, nội dung quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Nghĩa Đàn được xác định với các loại đất như sau:
+ Đất nông nghiệp: 52.678,45 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 8.739,78 ha
+ Đất chưa sử dụng: 336,32 ha
Các khu vực được phép chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch báo cáo bao gồm:
+ Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp: 1.694,52 ha
+ Chuyển dịch cơ cấu nội bộ đất nông nghiệp: 2.461,69 ha
+ Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở: 19,19 ha
Diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào sử dụng cho các mục đích sau:
+ Đất nông nghiệp: 101,62 ha
+ Đất phi nông nghiệp: 87,83 ha
- Vị trí, diện tích các khu đất phải chuyển mục đích sử dụng được xác định theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030, tỷ lệ 1/25.000; Báo cáo tóm tắt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu của quy hoạch chung huyện Nghĩa Đàn.
THAM KHẢO THÊM: