Huyện Lộc Ninh là một huyện biên giới nằm ở phía Bắc tỉnh Bình Phước, thuộc vùng Đông Nam Bộ. Đây là địa phương có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - quốc phòng với tiềm năng phát triển mạnh về nông nghiệp, thương mại biên mậu và du lịch lịch sử. Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau về Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Lộc Ninh (Bình Phước).
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Lộc Ninh (Bình Phước):
2. Có bao nhiêu xã phường thuộc huyện Lộc Ninh (Bình Phước)?
Huyện Lộc Ninh hiện có 16 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Lộc Ninh và 15 xã.
Số thứ tự | Danh sách xã, phường |
1 | Thị trấn Lộc Ninh (huyện lỵ) |
2 | Xã Lộc An |
3 | Xã Lộc Điền |
4 | Xã Lộc Hiệp |
5 | Xã Lộc Hòa |
6 | Xã Lộc Hưng |
7 | Xã Lộc Khánh |
8 | Xã Lộc Phú |
9 | Xã Lộc Quang |
10 | Xã Lộc Tấn |
11 | Xã Lộc Thái |
12 | Xã Lộc Thành |
13 | Xã Lộc Thạnh |
14 | Xã Lộc Thiện |
15 | Xã Lộc Thịnh |
16 | Xã Lộc Thuận |
3. Giới thiệu chung về huyện Lộc Ninh (Bình Phước):
* Vị trí địa lý:
Lộc Ninh là huyện vùng sâu của tỉnh Bình Phước, có địa giới hành chính:
-
Phía Bắc và phía Tây tiếp giáp với Campuchia
-
Phía Đông tiếp giáp với huyện Bù Đốp, huyện Bù Gia Mập và huyện Phú Riềng
-
Phía Nam tiếp giáp với thị xã Bình Long và huyện Hớn Quản
-
Phía Tây Nam tiếp với giáp tỉnh Tây Ninh
* Diện tích, dân số:
Huyện Lộc Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 853,95 km² và dân số khoảng 115.268 người, mật độ dân số đạt khoảng 135 người/km².
* Hệ thống giao thông:
Mạng lưới giao thông đường bộ của huyện Lộc Ninh gồm 5 trục lộ chính là Quốc lộ 13, Tỉnh lộ 754, Tỉnh lộ 756, Tỉnh lộ Lộc Tấn – Hoàng Diệu (ĐT 759b), Tỉnh lộ Tà Thiết – Lộc Thạnh là các trục giao thông đối ngoại kết nối huyện với các địa phương khác. Trên địa bàn Lộc Ninh có 26 tuyến huyện lộ kết nối trung tâm huyện với các trung tâm xã, thị trấn, đồng thời kết nối hệ thống giao thông nông thôn với các trục giao thông chính yếu.
+ Quốc lộ 13 chạy theo hướng Bắc – Nam từ thị xã Bình Long đi cửa khẩu Hoa Lư với chiều dài khoảng 34 km. Quốc lộ 13 là tuyến giao thông quan trọng nối huyện Lộc Ninh với nước bạn Campuchia, các tỉnh Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên theo đường Hồ Chí Minh. Hiện nay, Quốc lộ 13 đã được nhà nước đầu tư xây dựng hoàn chỉnh. Đây là điều kiện hết sức quan trọng để Lộc Ninh được đánh giá không còn là địa phương thuộc vùng khó khăn về giao thông.
+ Đường tỉnh quản lý có 05 đường với chiều dài hiện có 122,16 km: Tỉnh lộ 754, Tỉnh lộ 756, Tỉnh lộ Lộc Tấn – Hoàng Diệu (ĐT 759b), Tỉnh lộ Tà Thiết – Lộc Thạnh và đường Tuần tra. Đây cũng là 5 trục lộ lưu thông chính yếu để Lộc Ninh kết nối với các huyện và các tỉnh, thành phố khác.
+ Đường Huyện quản lý hiện có 26 tuyến đường với tổng chiều dài 198,94 km, bao gồm:
-
ĐH. Bình Long – Tà Thiết
-
ĐH. Lộc Thành – Lộc Thiện
-
ĐH. TT. Lộc Ninh – Lộc Thành
-
ĐH. Lộc Thái – Lộc Thiện – đường Tà Nốt
-
ĐH. TT. Lộc Ninh – Lộc Thiện
-
ĐH. TT. Lộc Ninh – Bù Ninh
-
ĐH. Lộc Ninh Bùi Núi
-
ĐH. Lộc Tấn – Lộc Thạnh
-
ĐH. QL.13 – Lộc An
-
ĐH. Lộc An – Lộc Hiệp
-
ĐH. Lộc An – Lộc tấn Lộc Hiệp
-
ĐH. Quốc lộ 13 – Lộc Hòa
-
Đường Lộc Hòa Lộc An
-
Đường QL.13 – mũi Chiêu Riêu
-
ĐH. Liên hiệp 2
-
ĐH. Liên hiệp 3
-
ĐH. TT. Lộc Ninh – Lộc Thuận
-
ĐH. Lộc Thái Lộc Thuận
-
ĐH. Lộc Thái – Lộc Thuận
-
ĐH. Lộc Thái – Lộc Điền – Lộc Khánh
-
ĐH. Ngã 3 đồng Tâm – Lộc Khánh
-
ĐH. Lộc Điền – Lộc Thuận
-
ĐH. Lộc Thuận 1
-
ĐH. Lộc Quang 1
-
ĐH. Lộc Quang 2
-
ĐH. Lộc Quang 3
Tổng chiều dài hiện trạng các tuyến giao thông này 198,64 km, lộ giới hiện hữu 16m.
* Lịch sử hình thành:
Huyện Lộc Ninh trước đây vốn là một tổng thuộc quận Hớn Quản, tỉnh Thủ Dầu Một.
Năm 1957, khi tỉnh Bình Long được thành lập, thì Lộc Ninh là một trong 2 quận của tỉnh này. Lúc đó quận Lộc Ninh có 18 xã với 95 ấp.
Năm 1960, do hợp nhất một số xã nên quận Lộc Ninh còn 10 xã.
-
Ngày 07 tháng 4 năm 1972, Lộc Ninh thuộc quyền kiểm soát của Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
-
1972 – 1975: Lộc Ninh đã trở thành thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam.
-
Nơi đây là căn cứ Bộ chỉ huy Quân ủy Miền Nam, cũng là nơi đặt sở chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
-
Lộc Ninh còn là đoạn cuối của tuyến đường Hồ Chí Minh, một trong những nơi quan trọng nối liền huyết mạch giao thông, tiếp nhận chi viện từ hậu phương miền Bắc với Hậu cần chiến trường Nam bộ B2.
-
Nơi đây (tại sân bay Lộc Ninh) đã diễn ra sự kiện trao trả tù binh giữa Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hoà.
Năm 1976, huyện Lộc Ninh thuộc tỉnh Sông Bé mới được thành lập.
Năm 1977, huyện Lộc Ninh cùng với 2 huyện: Chơn Thành và Hớn Quản hợp nhất thành huyện Bình Long.
Huyện Lộc Ninh được tái lập theo Quyết định số 34-CP của Hội đồng Chính phủ ngày 9 tháng 2 năm 1978 trên cơ sở tách một số xã của 2 huyện Phước Long (gồm: Thiện Hưng, Hưng Phước, Tân Hòa, Tân Tiến, Bù Tam) và huyện Bình Long (gồm: Lộc Hiệp, Lộc Thành, Lộc Hưng, Lộc Quảng, Lộc Khánh, Lộc Tấn, Lộc Thắng).
Khi mới tái lập, huyện Lộc Ninh gồm 12 xã: Bù Tam, Hưng Phước, Lộc Hiệp, Lộc Hưng, Lộc Khánh, Lộc Quảng, Lộc Tấn, Lộc Thắng, Lộc Thành, Tân Hòa, Tân Tiến và Thiện Hưng.
Ngày 10 tháng 9 năm 1981, thành lập xã Lộc Hòa.
Ngày 17 tháng 7 năm 1986, chia xã Lộc Hòa thành 2 xã: Lộc Hòa và Lộc An.
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định 104-CP. Theo đó:
-
Thành lập thị trấn Lộc Ninh (thị trấn huyện lỵ huyện Lộc Ninh) trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Lộc Tấn.
-
Hợp nhất 2 xã Tân Hòa và Bù Tam thành xã Thanh Hòa.
-
Đổi tên xã Lộc Thắng thành xã Lộc Thái.
Ngày 6 tháng 11 năm 1996, tỉnh Bình Phước được tái lập từ tỉnh Sông Bé cũ, huyện Lộc Ninh thuộc tỉnh Bình Phước.
Ngày 26 tháng 12 năm 1997, thành lập xã Tân Thành trên cơ sở 4.050 ha diện tích tự nhiên và 4.539 nhân khẩu của xã Tân Tiến.
Ngày 18 tháng 3 năm 1998, Chính phủ ban hành Nghị định 119/1998/NĐ-CP. Theo đó:
-
Thành lập xã Lộc Thiện trên cơ sở 5.000 ha diện tích tự nhiên và 811 nhân khẩu của xã Lộc Thành; 660 ha diện tích tự nhiên và 5.050 nhân khẩu của xã Lộc Thái.
-
Thành lập xã Lộc Điền trên cơ sở 3.886 ha diện tích tự nhiên và 5.856 nhân khẩu của xã Lộc Khánh.
-
Thành lập xã Lộc Thuận trên cơ sở 1.520 ha diện tích tự nhiên và 1.106 nhân khẩu của xã Lộc Thái, 3.429 ha diện tích tự nhiên và 4.655 nhân khẩu của xã Lộc Khánh.
Ngày 20 tháng 2 năm 2003, huyện Bù Đốp được tái lập trên cơ sở tách một phần huyện Lộc Ninh, bao gồm 5 xã: Hưng Phước, Thiện Hưng, Thanh Hòa, Tân Tiến và Tân Thành. Do đó diện tích huyện Lộc Ninh giảm từ 1.236,8 km² xuống còn 863 km², gồm thị trấn Lộc Ninh và 12 xã: Lộc An, Lộc Điền, Lộc Hiệp, Lộc Hòa, Lộc Hưng, Lộc Khánh, Lộc Quảng, Lộc Tấn, Lộc Thái, Lộc Thành, Lộc Thiện, Lộc Thuận.
Ngày 16 tháng 5 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 60/2005/NĐ-CP. Theo đó:
-
Thành lập xã Lộc Thạnh trên cơ sở 7.449 ha diện tích tự nhiên và 5.412 nhân khẩu của xã Lộc Tấn.
-
Thành lập xã Lộc Thịnh trên cơ sở 6.272 ha diện tích tự nhiên và 1.657 nhân khẩu của xã Lộc Thành, 85 ha diện tích tự nhiên và 98 nhân khẩu của xã Lộc Khánh, 1.500 ha diện tích tự nhiên và 2.302 nhân khẩu của xã Lộc Hưng.
Ngày 1 tháng 3 năm 2008, thành lập xã Lộc Phú trên cơ sở điều chỉnh 3.026 ha diện tích tự nhiên và 7.035 nhân khẩu của xã Lộc Quang.
Huyện Lộc Ninh có 1 thị trấn và 15 xã như hiện nay.
4. Quy hoạch phát triển công nghiệp huyện Lộc Ninh (Bình Phước):
Theo đồ án quy hoạch huyện Lộc Ninh đến 2030, phát triển các khu, cụm công nghiệp tại Lộc Ninh, được quy hoạch 2 Cụm công nghiệp Lộc Thành và Lộc Thịnh với tổng diện tích 94 ha để hình thành các cụm chế biến nông, lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng và sản xuất vật liệu xây dựng, gắn với khu xử lý nước thải tập trung, cụ thể:
-
Cụm công nghiệp Lộc Thành với diện tích quy hoạch 40 ha. Tổng mức đầu tư 200 tỷ đồng.
-
Cụm công nghiệp Lộc Thịnh với diện tích quy hoạch 54 ha. Tổng mức đầu tư 270 tỷ đồng.
Giai đoạn đến năm 2030, quy hoạch 2 Cụm công nghiệp nêu trên với tổng diện tích 94 ha.
THAM KHẢO THÊM: