Huyện Krông Búk là một trong những địa danh nổi tiếng của tỉnh Đắk Lắk. Huyện nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, là cầu nối giao thương hàng hoá giữa tỉnh Đắk Lắk với tỉnh Gia Lai và các tỉnh duyên hải miền Trung. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về huyện này qua bài viết Bản đồ các xã, phường thuộc huyện Krông Búk (Đắk Lắk).
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản đồ hành chính các xã, phường thuộc huyện Krông Búk (Đắk Lắk):
- 2 2. Danh sách các xã, phường thuộc huyện Krông Búk (Đắk Lắk):
- 3 3. Giới thiệu về huyện Krông Búk (Đắk Lắk):
- 4 4. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Krông Búk (Đắk Lắk):
- 5 5. Nội dung quy hoạch các xã, phường thuộc huyện Krông Búk (Đắk Lắk) đến năm 2030:
1. Bản đồ hành chính các xã, phường thuộc huyện Krông Búk (Đắk Lắk):
Hiện nay huyện Krông Búk có 7 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Pơng Drang và 6 xã, đó là xã Chứ Kbô (huyện lỵ), xã Cư Né, xã Cư Pơng, xã Ea Ngai, xã Ea Sin và xã Tân Lập.
2. Danh sách các xã, phường thuộc huyện Krông Búk (Đắk Lắk):
Hiện nay, huyện Krông Búk bao gồm 1 thị trấn Pơng Drang và 6 xã.
STT | Tên xã/ thị trấn |
1 | Thị trấn Pơng Drang |
2 | Xã Chứ Kbô |
3 | Xã Cư Né |
4 | Xã Cư Pơng |
5 | Xã Ea Ngai |
6 | Xã Ea Sin |
7 | Xã Tân Lập |
3. Giới thiệu về huyện Krông Búk (Đắk Lắk):
Vị trí địa lý:
Krông Búk hay còn được gọi là Krông Buk là một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Huyện Krông Búk có vị trí địa lý như sau:
- Phía đông giáp huyện Krông Năng.
- Phía Tây giáp huyện Cư M’gar.
- Phía Nam giáp thị xã Buôn Hồ.
- Phía Bắc giáp huyện Ea H’leo.
Địa hình của huyện Krông Búk được chia thành 2 vùng chính là vùng gò đồi và vùng núi. Vùng gò đồi có diện tích nhỏ, chủ yếu trồng các cây công nghiệp lâu năm như cà phê, điều, hồ tiêu và trồng lúa. Địa hình bằng phẳng chỉ chiếm một phần nhỏ ở các khu vực ven sông còn địa hình ở đây phần nhiều là dốc và thung lũng. Bởi vậy, vùng đồi núi chiếm phần lớn diện tích toàn huyện. Khu vực này có độ cao trung bình 600-800 mét so với mực nước biển. Vùng núi cao tập trung ở khu vực phía Nam, có độ cao trung bình từ 800-1200 mét so với mực nước biển. Đặc biệt khu vực này có địa hình rất hiểm trở, đất đai cằn cỗi, thảm động thực vật không mấy đa dạng, chủ yếu chỉ là các rừng phong.
Lịch sử hình thành:
Tên huyện Krông Búk được đặt theo tên của con suối Krông Búk chảy qua địa bàn huyện. Năm 1923, tỉnh Đắk Lắk được thành lập và được đặt dưới quyền cai trị của một công sứ Pháp. Khi đấy chính quyền cấp tỉnh không phân thành các cấp hành chính như ở miền xuôi mà chỉ có các tòa đại lý hành chính quản lý theo vùng. Đến năm 1931, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập đơn vị hành chính cấp quận ở các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đắk Lắk. Tỉnh Đắk Lắk được chia thành 5 quận là quận Buôn Mê Thuột, quận Buôn Hồ, quận Lăk, quận Đăk Song, quận M’Đrăk, với tất cả 440 buôn làng. Theo Nghị định số 356-BNV/HC/NĐ của chính quyền Việt Nam cộng hoà, tỉnh Đắk Lắk có 5 quận, 21 tổng và 77 xã, trong đó vẫn có quận Buôn Hồ. Sau năm 1975, quận Buôn Hồ được chuyển thành huyện Krông Búk với 22 xã: Bình Thuận, Cư Bao, Cư Né, Cư Suê, Cuôr Đăng, Dliê Ya, Dliê Yang, Đoàn Kết, Ea Drông, Ea H’đinh, Ea H’leo, Ea Hồ, Ea Khăl, Ea Pốk, Ea Sol, Ea Súp, Ea Tul, Krông Na, Pơng Drang, Quảng Phú, Tam Giang và Thống Nhất. Ngày 30/8/1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập huyện Ea Súp từ 6 xã tách ra của huyện Krông Búk. Khi đó huyện Krông Búk còn lại 16 xã. Sau nhiều lần chuyển đổi về đơn vị hành chính, đến ngày 23/12/2008, Chính phủ ban hành Nghị định 07/NĐ-CP để điều chỉnh địa giới hành chính, tách thị trấn Buôn Hồ và 7 xã để thành lập thị xã Buôn Hồ và đổi tên xã Ea Đê thành xã Tân Lập. Đến thời điểm này, huyện Krông Búk còn lại 35.867,71 ha diện tích tự nhiên và 55.733 người với 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 7 xã: Chứ Kbô, Cư Né, Cư Pơng, Ea Ngai, Ea Sin, Pơng Drang và Tân Lập. Huyện lỵ được dời về xã Chứ Kbô. Cuối cùng, đến ngày 10/4/2023, xã Pơng Drang được chuyển thành thị trấn Pơng Drang và huyện Krông Búk có 1 thị trấn và 6 xã như hiện nay.
4. Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Krông Búk (Đắk Lắk):
Trong những năm gần đây, huyện Krông Búk từng bước phát huy hiệu quả những thế mạnh và đặc trưng của địa phương để phát triển kinh tế – xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Cụ thể hơn, theo thống kê trong năm 2023, tổng giá trị sản xuất 9 tháng đầu năm (theo giá so sánh năm 2010) ước đạt 3.660 tỷ đồng đạt 79,2% kế hoạch, trong đó: Nông, lâm, ngư nghiệp là 1.936 tỷ đồng; Công nghiệp, xây dựng là 557 tỷ đồng; Thương mại, dịch vụ là 1.167 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách nhà nước 9 tháng đầu năm 2023 là 70,453 tỷ đồng, đạt 70,45% HĐND huyện (dự toán HĐND huyện giao 100 tỷ đồng). Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 432 tỷ đồng, đạt 73,1% kế hoạch. Trong đó, vốn đầu tư của Nhà nước là 154 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch); Vốn đầu tư ngoài Nhà nước là 278 tỷ đồng, đạt 75% kế hoạch. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn huyện cũng tăng mạnh. Doanh nghiệp mới thành lập là 30 doanh nghiệp, đạt 120%; hợp tác xã thành lập mới là 06 hợp tác xã, đạt 120% kế hoạch; hộ kinh doanh thành lập mới là 120 hộ, đạt 60% kế hoạch.
Song song với việc phát triển kinh tế, huyện Krông Búk còn chú trọng công tác đảm bảo an sinh xã hội và đời sống tinh thần cho nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cũng được đẩy mạnh và có nhiều tác động tích cực đến đời sống văn hóa của người dân. Đến nay 2023 toàn huyện đã có 14.200 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa đạt 99,3% kế hoạch; tỷ lệ thôn, buôn đạt chuẩn văn hóa là 92,8% đạt 98,9% kế hoạch.
Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và dân sinh trên địa bàn các xã, thôn, buôn, bảo đảm phục vụ hiệu quả đời sống, phát triển sản xuất của người dân. Đến nay, hơn 65% km đường liên thôn, buôn được cứng hóa; 100% thôn, buôn có hệ thống điện lưới quốc gia… Huyện cũng tích cực thực hiện các chính sách xoá đói, giảm nghèo để người dân có cuộc sống tốt hơn. Ban lãnh đạo của huyện Krông Búk nỗ lực chỉ đạo các thôn, buôn rà soát hộ nghèo, cận nghèo và nắm bắt nhu cầu của từng hộ để xây dựng kế hoạch, giải pháp hỗ trợ cụ thể. Sau đó, huyện tiếp tục thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ, chính sách dành cho hộ nghèo, cấp ủy, chính quyền đã chú trọng phát triển kinh tế, tạo việc làm, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho những hộ nghèo, cận nghèo. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, trong đó có nhiều hộ nghèo được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đã cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững.
5. Nội dung quy hoạch các xã, phường thuộc huyện Krông Búk (Đắk Lắk) đến năm 2030:
Trên đây là bản đồ quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của huyện Krông Búk (Đắk Lắk) đến năm 2030. Ngày 13/5/2022, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Quyết định số 1731/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Krông Búk. Trong phương án quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2030, tổng diện tích đất quy hoạch là 35.768 ha. Trong đó:
- Diện tích đất nông nghiệp chiếm 30.348 ha;
- Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 5.419 ha;
- Diện tích đất chưa sử dụng 0 ha.
Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch:
- Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp là 2.409,8 ha;
- Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong đất nông nghiệp là 29,2 ha;
- Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở là 22,9 ha.
Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng đúng mục đích trong kỳ quy hoạch: đất nông nghiệp chiếm 13,7 ha; đất phi nông nghiệp chiếm 55,3 ha.
Vị trí, diện tích đất để sử dụng cho các công trình, dự án thực hiện trong kỳ quy hoạch đến năm 2030 được thể hiện rất chi tiết trên bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Krông Búk (Đắk Lắk) với tỷ lệ bản đồ là 1:25000. Các tờ trình về ranh giới, vị trí, diện tích đất để thực hiện dự án, công trình và báo cáo tổng hợp quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất năm 2022 đều do UBND huyện Krông Búk xác lập và trình bày một cách công khai, minh bạch, rõ ràng.
THAM KHẢO THÊM: