Huyện Kiến Thụy nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, huyện lỵ là thị trấn Núi Đọ, cách trung tâm thành phố 16 km về phía Đông Nam. Trên địa bàn huyện có đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài hơn 10 km đi qua và dự án đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đi qua. Cùng tìm hiểu bài viết Bản đồ, các xã phường thuộc huyện Kiến Thuỵ (Hải Phòng) này nhé.
Mục lục bài viết
1. Bản đồ hành chính huyện Kiến Thuỵ (Hải Phòng):
2. Các xã phường thuộc huyện Kiến Thuỵ (Hải Phòng):
Huyện Kiến Thụy có 18 đơn vị hành chính cấp xã, gồm thị trấn Núi Đọ và 17 xã. Dưới đây là bảng danh sách các xã phường thuộc huyện Kiến Thụy, tỉnh Hải Phòng.
STT | Các xã phường thuộc huyện Kiến Thuỵ (Hải Phòng) |
1 | Xã Đại Đồng |
2 | Xã Đại Hà |
3 | Xã Đại Hợp |
4 | Xã Đoạn Xá |
5 | Xã Đông Phương |
6 | Xã Du Lễ |
7 | Xã Hữu Bằng |
8 | Xã Kiến Quốc |
9 | Xã Minh Tân |
10 | Xã Ngũ Đoan |
11 | Xã Ngũ Phúc |
12 | Xã Tân Phong |
13 | Xã Tân Trào |
14 | Xã Thanh Sơn |
15 | Xã Thuận Thiên |
16 | Xã Thụy Hương |
17 | Xã Từ Sơn |
18 | Thị trấn Núi Đọ |
3. Giới thiệu về huyện Kiến Thụy (Hải Phòng):
- Vị trí địa lý
Huyện Kiến Thụy nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, huyện lỵ là thị trấn Núi Đọ, cách trung tâm thành phố 16 km về phía Đông Nam. Trên địa bàn huyện có đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng dài hơn 10 km đi qua và dự án đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng đi qua. Giao thông trên địa bàn huyện rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương khác cả bằng đường bộ, đường thủy và đường biển. Huyện Kiến Thụy, tỉnh Hải Phòng có vị trí giáp:
+ Phía Đông huyện Kiến Thụy giáp với quận Dương Kinh và quận Đồ Sơn.
+ Phía Tây huyện Kiến Thụy giáp huyện An Lão.
+ Phía Nam huyện Kiến Thụy giáp huyện Tiên Lãng (qua sông Văn Úc) và vịnh Bắc Bộ.
+ Phía Bắc huyện Kiến Thụy giáp với quận Kiến An.
- Diện tích và dân số
Huyện Kiến Thụy có tổng diện tích đất tự nhiên là 107,5 km². Dân số đạt 152.850 người (theo thống kê 2019). Mật độ dân số khoảng 1.490 người/km². Cơ cấu GDP: Nông nghiệp 33%, công nghiệp – xây dựng 45%, dịch vụ 22%. Tốc độ phát triển kinh tế: 12,5%/năm.
- Giao thông
Hệ thống giao thông của Huyện Kiến Thụy, tỉnh Thái Bình đa dạng như đường bộ, đường thủy và đường biển, đường bộ (đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, TL361, TL362, TL363, ĐH403, ĐH404, ĐH405, đường liên tỉnh). Ngoài ra còn có các tuyến sông như sông Văn Úc, sông Đa Độ,…
+ Đường bộ: Giao thông bằng đường bộ chủ yếu được sử dụng trong huyện Kiến Thụy. Các tuyến đường quốc lộ và đường tỉnh kết nối huyện này với trung tâm thành phố Hải Phòng và các huyện, thành phố lân cận. Ví dụ, quốc lộ 5A và quốc lộ 10 là các tuyến đường quốc lộ quan trọng chạy qua huyện Kiến Thụy.
+ Giao thông công cộng: Hệ thống giao thông công cộng tại địa bàn huyện khá đa dạng bao gồm xe buýt và taxi, có thể có mặt trong huyện Kiến Thụy nhưng mạng lưới này thường không phát triển mạnh bằng những khu vực đô thị lớn. Dịch vụ taxi có sẵn để cung cấp cho người dân và du khách, thuận tiện cho hoạt động sinh sống và học tập tại huyện.
+ Đường thủy: Huyện Kiến Thụy nằm ở bờ biển và có nhiều cảng biển nhỏ. Đường thủy có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa và người dân trong khu vực, đặc biệt là trong ngành công nghiệp thủy sản.
- Lịch sử hình thành:
Năm 1469, vua Lê Thánh Tông cắt đất huyện An Lão, lập huyện Nghi Dương gồm đất của huyện Kiến Thụy, các quận Dương Kinh, Đồ Sơn và Kiến An ngày nay.
Năm 1837, vua Minh Mạng lập phủ Kiến Thụy gồm 3 huyện Nghi Dương, An Lão và An Dương. Thời Pháp thuộc, huyện Nghi Dương đổi thành phủ Kiến Thụy, thuộc tỉnh Kiến An. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), bỏ cấp phủ, đổi làm huyện Kiến Thụy.
Ngày 27 tháng 10 năm 1962, tỉnh Kiến An nhập vào thành phố Hải Phòng, huyện Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng. Ngày 14 tháng 3 năm 1963, tách khu vực Đồ Sơn và 2 xã: Vạn Sơn, Ngọc Hải để thành lập thị xã Đồ Sơn. Ngày 7 tháng 4 năm 1966, chuyển xã Bàng La về thị xã Đồ Sơn quản lý.
Ngày 4 tháng 4 năm 1969 sáp nhập huyện Kiến Thụy và huyện An Lão thành huyện An Thụy. Ngày 5 tháng 3 năm 1980, chia tách huyện An Thụy, theo đó, sáp nhập 21 xã của huyện An Thụy (toàn bộ địa giới huyện Kiến Thụy cũ) và thị xã Đồ Sơn thành huyện Đồ Sơn.
Ngày 18 tháng 8 năm 2008, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết số 15/2008/QH12 về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hải Phòng. Theo đó, từ ngày 13 tháng 11 năm 2008, trả lại địa giới của huyện Kiến Thụy trước khi sáp nhập vào huyện Đồ Sơn và tách ra khỏi huyện Đồ Sơn để trở thành một trong những đơn vị hành chính cấp huyện của thành phố Hải Phòng.
Ngày 22 tháng 7 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 881/QĐ-TTg về công nhận huyện Kiến Thụy, Thành phố Hải Phòng đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020.
- Điểm tham quan:
Huyện Kiến Thụy có một số điểm tham quan và khu du lịch nổi tiếng như cảng biển Đình Vũ, Bãi Cháy và khu vực biển Bắc Hải. Giao thông trong huyện thường không quá phức tạp và du khách có thể sử dụng các phương tiện vận tải địa phương để thăm các điểm tham quan này.
+ Cảng Đình Vũ:
Cảng Đình Vũ còn gọi là Tân cảng Đình Vũ, hiện là khu bến cảng chính, cảng tổng hợp và cảng container của cụm cảng Hải Phòng. Cảng này nằm ở cửa sông Bạch Đằng, trên bán đảo Đình Vũ, thuộc quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Luồng vào cảng rộng trên 100 m, độ sâu trước bên luôn khoảng -8,7 m.
Việc xây dựng cảng Đình Vũ trải qua 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ năm 1999 đến năm 2005, đã xây dựng 2 cầu tàu 20 nghìn DWT. Cảng Đình Vũ được đưa vào sử dụng từ năm 2006 trong khi giai đoạn 2 bắt đầu được tiến hành. Trong giai đoạn 2 từ năm 2006 đến năm 2010, sẽ có 4 cầu tàu 20 nghìn DWT nữa được xây dựng. Đầu năm 2009, cầu tàu thứ ba và thứ tư đã được đưa vào khai thác.
+ Vườn xưa Tú Sơn:
Không gian Vườn xưa được hoàn thiện bởi những nguyên vật liệu xây dựng của hiện đại nhưng lại nhuộm màu thời gian. Bước chân đến vườn xưa dường như con người như được sống chậm lại, cảm nhận được sự lắng đọng của dòng chảy thời gian qua hình ảnh của cây cầu gỗ lạ mà quen, mái gói phủ rơm rạ xưa cũ, hàng gạch thô sơ được không gian, thời gian bào mòn
Thiết kế kiến trúc phong cách Á Đông thuần Việt, các họa viên thiết kế này đã phác họa cảnh quan thiên nhiên hài hòa, không gian hữu tình làm lay động được cảm xúc của mỗi con người.
+ Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc:
Khu tưởng niệm Vương Triều Mạc nằm cách trung tâm huyện Kiến Thụy khoảng 5,8 km, nằm tại thôn Cổ Trai, xã Ngũ Đoan huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Được xếp hạng di tích lịch sử vào năm 2004, Vương triều Mạc là một trong những di tích lịch sử nổi tiếng của Kiến Thụy nói riêng và Hải Phòng nói chung.
Sử sách ghi lại: Vương triều Mạc do Thái tổ Mạc Đăng Dung (1483-1541) sáng lập ra. Ông là người làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là làng Cổ Trai, xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng). Ông thuộc dòng dõi, con cháu của những danh nho đời Trần như Mạc Hiển Tích, Mạc Đĩnh Chi.
Tuy sinh ra trong gia cảnh nghèo khó, nhưng ông lại có tài năng võ nghệ nên đã trúng tuyển cuộc thi tuyển dũng sĩ và dành hơn 20 năm cuộc đời phục vụ dưới 4 triều vua Lê. Trong khoảng thời gian đó, ông đã lập được nhiều chiến công và nắm quyền chỉ huy binh mã cả nước.
Năm 1527, Mạc Đăng Dung được thăng tước Thái Sư rồi ép Lê Cung Hoàng nhường ngôi cho mình. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên hạ chán ghét là tất yếu của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó.
THAM KHẢO THÊM: